Sunday, March 04, 2018

RỦI RO Ở ĐỈNH CAO

Ngọn núi Everest cao nhất thế giới 8.868 mét, đã trở thành một biểu tượng của lòng quyết tâm chinh phục đỉnh cao của loài người.

Tuy vậy, tạo hóa đã cho loài người thấy rõ một bài học về sự đổi thay. Đức Phật gọi đó là vô thường. Tổ tiên của chúng ta gọi đó là “Tang bồng hồ thủy”, tạm dịch là “Biển cả hóa nương dâu”.

Người La Mã cổ đại một thời đã xây dựng nên đế chế La Mã ở Ý. Người Mỹ muốn chứng tỏ ngày nay nước Mỹ là đại diện của một đế chế ngày xưa. Vì vậy, họ đã khôi phục các kiến trúc La Mã ở thủ đô Washington. Tòa nhà Quốc hội Mỹ là một biểu tượng điển hình. Từ tòa nhà này đến Phủ Tổng thống gọi là Nhà Trắng còn có một Tháp bút, nhìn giống như một cây bút chì dựng ngược.

Lúc tôi đến thăm thủ đô Washington, một hướng dẫn viên du lịch đã nói: “Tháp bút có một bí mật, nó nhắc nhở cho người Mỹ rằng rủi ro nằm ở đỉnh cao. Lúc nước Mỹ thịnh vượng nhất, người Mỹ nên khiêm tốn, chớ tự cao tự đại vì đó cũng là lúc dễ rơi vào đáy vực thẳm.” Nói rồi, anh ta chỉ cho tôi bóng của Tháp bút hiện ra ở trên mặt hồ có hình phản chiếu ngược lại.

Ở đỉnh núi Everest, các lớp đá nằm nghiêng xếp thành địa tầng. Các nhà khoa học đã chứng minh chúng là đáy biển bị đẩy lên cao, có tuổi 400 triệu năm. 

No comments:

Post a Comment