Monday, December 25, 2006

A question about the future of Vietnamese farmers


Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng miền Trung và câu chuyện hội nhập
(Photo by the courtesy of Kane Nguyen)

Câu chuyện của tôi bắt đầu từ câu hỏi của một chuyên gia kinh tế nước ngoài khi đi thăm các tỉnh miền Trung gần đây, “Tại sao ở miền Trung Việt nam nông dân vẫn dùng trâu để cày ruộng?” Mặc dầu tìm lời giải cho câu hỏi không khó khăn, nhưng thắc mắc của chuyên gia nước ngoài khiến tôi tự nhủ phải tìm hiểu thực tế này một cách nghiêm túc!

Trâu vẫn còn gắn bó với nhà nông!
Con trâu là hình ảnh của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ và một khuôn mẫu điển hình của nền kinh tế tự cung tự cấp trong sản xuất nông nghiệp. Miền Trung (có thể cả các địa phương khác) không có nhiều đồng cỏ lớn, nhưng nguồn thực phẩm để nuôi vài ba con trâu kiếm được khá dễ dàng đối với các hộ nông dân. Có một cặp trâu trong nhà, người nông dân có thể chủ động hoàn toàn về mùa vụ. Đầu mùa, trâu cày ruộng; giữa mùa, trâu kéo gỗ; cuối mùa, trâu đạp lúa. Phân trâu làm phân bón. Trâu mẹ đẻ trâu con, không tham gia sản xuất, trâu có thể làm nguồn cung cấp thịt, da cho thị trường với một lượng tiền thu về không nhỏ cho nhà nông.
Miền Trung đang chuyển mình theo sự đổi thay của đất nước. Giới trẻ miền Trung giờ đây có nhiều lựa chọn hơn. Một số di chuyển về Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân. Một số khác tham gia làm dịch vụ du lịch hay đi vào các khu công nghiệp xây dựng ở chính địa phương mình. Một số địa phương vẫn còn duy trì tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, nhưng chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Nông dân bám đất ở miền Trung trực tiếp quản lý ruộng đồng được nhà nước cho thuê để canh tác. Tuy nhiên, do thiếu vốn và có lẽ các giá trị của con trâu như đã phân tích ở trên ở thời điểm hiện nay rất thiết thực, nhà nông vẫn thích dùng trâu trong công việc đồng án của mình.

Trâu và máy kéo, bài toán của nông dân trước hệ thống thương mại WTO
Chủ trương công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn. Nước ta đất hẹp, dân đông, muốn giảm bớt nông dân trên đồng ruộng phải tìm cách áp dụng cơ giới vào nông nghiệp. Vì vậy, đưa cơ giới vào nông nghiệp để đạt hiệu quả sản xuất đã được nhà nước chủ trương từ lâu. Sau ngày đất nước thống nhất, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn nước ta đã được tổ chức thành các tập đoàn, rồi chuyển lên thành các hợp tác xã. Những chiếc máy kéo màu đỏ do Liên Xô cũ sản xuất một thời đã được đưa vào thay dần cho trâu cày. Tiếc thay, nỗ lực nói trên của nhà nước đã không làm cho năng suất sản xuất nông nghiệp tăng lên. Mãi cho đến khi áp dụng khoán trong nông nghiệp, rồi thực hiện công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam mới trở thành quốc gia xuất khẩu gạo, cà phê và một số mặt hàng nông sản khác.
Có thể nói, cuộc sống của nông dân đã được cải thiện khá nhiều cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước. Tuy vậy, tình thế đang thay đổi sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Giá các mặt hàng nông sản giảm theo lộ trình hội nhập sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho nông dân. Do áp lực lợi nhuận, các nhà sản xuất sản phẩm chế biến nông sản trong nước như sữa đậu nành, nước ép từ trái cây thiên nhiên, mía đường sẽ phải lựa chọn phương án nhập khẩu thay vì mua hàng nông sản trong nước. Hiện tại, thịt bò Mỹ, trâu Ấn độ, gà cừu Brazil đã vào thị trường Việt Nam và sẽ thay thế dần trong bữa ăn của người dân thành thị theo lộ trình hội nhập.
Rút kinh nghiệm trong quá khứ. Chính phủ không thể làm thay cho nông dân. Tuy nhiên chính phủ cần tuyên truyền, cung cấp thông tin để nông dân nhận ra áp lực đang lớn dần lên từ bên ngoài. Phải làm cho nông dân thấy được lợi ích thiết thực do cải tổ mang lại. Hơn ai hết, nhà nông dân phải thực hiện cuộc cách mạng sản xuất cho chính mình từ việc tự nhận thức năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp có được do áp dụng cơ giới và công nghệ sinh học mang lại. Cơ quan xúc tiến thương mại có thể giúp nhà nông bằng cách tập trung thu hút các dự án nuôi trồng và chế biến nông sản với các đối tác quốc tế. Đầu tư các công trình công nghiệp trọng điểm sẽ thu hút thêm lao động từ nông thôn cũng tạo thêm áp lực cải tổ cho nông nghiệp. Ngoài ra, nguồn vốn và cơ chế khơi dòng vốn để đầu tư vào công nghệ sinh học và cơ giới hoá nông nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng không kém.

Phát hiện cuối cùng của người viết:
Dường như sự hợp tác lẫn nhau giữa các địa phương trong phát triển cũng bị ảnh hưởng do lối sống quá gắn bó với nông nghiệp sản xuất nhỏ, “tự cung tự cấp." Lãnh đạo các địa phương ai cũng muốn có cảng biển, sân bay, khu công nghiệp riêng chứ chưa tìm cách hợp tác, bổ trợ nhau trong phát triển kinh tế. Hình ảnh con trâu thảnh thơi trên cánh đồng cùng với đàn cò trắng phau phau quá đẹp. Từ hình ảnh này chúng ta có thể nhận ra quy luật thiên nhiên: cùng cộng sinh để tồn tại. Nông dân và WTO cũng như các tỉnh láng giềng với nhau ở trong nước cũng nên áp dụng chung một quy luật như thế mới có được sự phát triển lâu bền.














Saturday, December 16, 2006

Dung Quat Industrial Zone


It was so grateful that I went to Quang Ngai province, Central Vietnam this month. I first time saw Dung Quat Industrial Zone where workers were so busy to build many things at the same time: roads, seaport, and oil refinery. I have heard many unpleasant stories about this project. However, standing in front of a giant work, I was so impressive about this project and I have had a strong belief that the Vietnamese government has had a right move to use this project as a leverage for fostering the economy of Quang Ngai, in particular and the Central Vietnam, in general.

Yesterday, from Da Nang Airport, we took a car to Hoi An using a new road, built along the coast. Furama, Sandy Beach, Nam Hai and Palm Garden, the luxury resorts replaced old fishing villages. Few small and old houses staying lonely along the road reminded me about the fate of farmers and fishermen before the waves of globalization. Suddenly, I recalled Hue city, my home city where I visited in September. I have found that people did not have any jobs to do for making living there.

Traveling back and forth the Central Vietnam, I think that this part of Vietnam needs several big projects such as Dung Quat to create the first industrial working generation for Vietnam. If we do not have such kinds of project, we can not create jobs for young and industrious people in Central Vietnam. Without having heavy industry or modern technology, Central Vietnam would be never to overcome poverty. It is better late than never.
Click here to see my article posted on Saigontimes Weekly