Sunday, July 30, 2006

Living styles

Mr. Tran Hoang Bao, lecturer of the Ho Chi Minh City University of Economics said,"Vietkieu who grew up in the North the Central and the South have different questions when they firstly landed in Vietnam. A Northerner Vietkieu would ask about investment opportunities, a Central Vietkieu would ask about houses of relatives and tombs of ancestors. But, a Southerner Vietkieu would ask where are fun places or delicious restaurants.

Thursday, July 13, 2006

Confucianism, Taoism and Management - Click here to view it on Saigon Economics Time

KHỔNG, LÃO và QUẢN LÝ

Tạp chí Fortune trong số ra hồi trung tuần tháng Ba đã có một loạt bài tìm hiểu những bí mật sử dụng thời gian nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả, đạt được sự nghiệp chính trị hay kinh doanh lẫy lừng của một số các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà quản lý danh tiếng như Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Công ty Starbucks Howard Schultz, Tổng giám đốc Nissan và Renault Carlos Ghosn, Tổng giám đốc Goldman Sachs Hank Paulson…. Sự đúc kết đơn giản đến bất ngờ: Để có được sự vĩ đại, mỗi người chúng ta luôn phải tự hỏi mình: Nhiệm vụ công việc của ta nhằm đạt được điều gì? Ta thật sự sử dụng thời gian của mình vào việc gì? Và cuối cùng, ta đã ngộ được vô vi chưa? Suy gẫm mới hay những nhà quản lý danh tiếng nêu trên thành công nhờ áp dụng triết lý Khổng Tử và Lão Tử vào trong sự nghiệp kinh doanh của mình!

Nhiệm vụ công việc của bạn nhằm đạt được điều gì?

Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, vào khoảng năm 479-221 trước Công Nguyên, Khổng Tử đã viết, “Giống như các thiên thể không ngừng tuân theo quỹ đạo của mình, một người giỏi giang luôn xác định rõ và cố gắng để đạt mục tiêu cuộc đời mình.” Điều này có nghĩa, muốn cho cuộc sống có ý nghĩa, mỗi người nên làm hết sức mình để theo đuổi, khắc phục, phấn đấu và tìm tòi, không bao giờ bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn và trở ngại nhằm đạt được những mục tiêu của mình, giống như những vì sao đi theo con đường đã vạch ở trên trời. Khổng Tử viết “một người giỏi” nhằm ám chỉ một thiểu số quân tử thời xưa. Nếu tái sinh trong thời đại tri thức ngày nay, ngài sẽ vui sướng biết bao vì thiểu số thời ấy bây giờ có lẽ trở thành đại đa số. Tuy vậy, số người hiểu được nhiệm vụ công việc của mình nhằm đạt được điều gì cho bản thân, cho tổ chức và cộng đồng xã hội có lẽ vẫn không hề tăng lên cùng chiều! Nhìn hẹp trong khía cạnh kinh doanh, đáng buồn hơn cho các quốc gia con cháu của Khổng Tử ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, khi các doanh nghiệp phương Tây coi việc xác định mục tiêu kinh doanh là bước khởi đầu của sự nghiệp, con cháu của Ngài vẫn còn rất mơ hồ về tầm nhìn, về sứ mệnh kinh doanh của tổ chức! Đáng lo lắng nhất là các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước hiện nay, thay vì tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm chuyển đổi vấn đề hiệu quả của tổ chức xuống từng công nhân để họ giúp họ làm việc thông minh và chăm chỉ hơn, cũng như tiếp nhận, xử lý và truyền tải thông tin kinh doanh cần thiết để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, hầu như người ta xác định nhiệm vu công việc nhằm đạt được nhiều quyền lợi vật chất cho riêng cá nhân mình!

Bạn thật sự đang dùng thời gian vào việc gì?

Bạn có bao giờ ghi nhật ký công việc hàng ngày chưa? Hãy chịu khó ghi chép nhật ký thời gian từng giờ mỗi ngày trong khoảng vài tuần và đừng có ngạc nhiên khi thấy bạn đang thật sự sử dụng thời gian vào những việc gì! Một trưởng phòng hành chính bức xúc kêu lên, “Em phát ốm vì theo dõi điện thoại, chit chat, thư điện tử, tin nhắn qua máy điện thoại di động, chè chén, cà phê sáng, ăn trưa với khách và … họp!” Bắt chước tạp chí Fortune, tôi đã khảo sát vài lần về số lần cà phê tiếp khách, số lần nhận và gửi thư điện tử, số lần gọi điện thoại và số lần họp so sánh giữa các giám đốc Việt Nam và Mỹ. Thật thú vị khi biết rằng các giám đốc Việt Nam có số lần điện thoại gấp đôi các giám đốc Mỹ. Trong khi các giám đốc Mỹ sử dụng thư điện tử gấp đôi các giám đốc Việt Nam. Ngoài ra, số giờ tiêu tốn cho các cuộc họp của các giám đốc Mỹ và Việt Nam xấp xỉ nhau, xoá tan ý nghĩ doanh nghiệp Việt Nam họp nhiều!

Bạn đã ngộ được vô vi chưa?

Vô vi là khái niệm triết học của Lão Tử. Người đạt được vô vi biết được khi nào hành động và khi nào không hành động. Khi đạt được vô vi, bạn đạt đến trạng thái tinh thần trầm lặng nhưng tỉnh táo, tập trung nhưng vẫn tiếp nhận. Khổng Tử cũng nói về điều này, Ngài viết, “Giống như trái đất đón nhận mọi thứ từ mặt trời, một người quân tử đạt được đức hạnh tột cùng bởi đón nhận mọi thứ không hề có thái độ phân biệt đối xử.” Vậy, bạn đã ngộ được vô vi chưa? Xin đừng băng khoăn vì vô vi nhằm mục tiêu đạt được hạnh phúc trong cuộc sống. Chừng nào bạn làm việc mà không để ý đến chiếc đồng hồ như Thomas Edison và đồng nghiệp của ông, hoặc nhìn lại đời mình, nếu bạn cảm thấy đã được sống qua một quảng thời gian hạnh phúc nhất cùng với đồng nghiệp hay nhân viên các cấp, đấy là lúc bạn đã ngộ được vô vi rồi còn gì!