Tuesday, October 31, 2006

Central Vietnam - Sands, Winds and Poems

Yesterday I flied with the JPAC team leaders to Quang Binh Province on a former Soviet helicopter. Throughout more than two hundred kilometers, below the helicopter, I saw only sands. Suddently, Dong Hoi City appeared in my eyes. It was small, quite new and beautiful. On the way back, I tried to see the landscapes as much as I could. It would be the only chance in my life to view this area from a helicopter. I explored a special traditional fish hunting way in Tam Giang lagoon where people built many arrow shape fishing traps. I recalled a romantic song "Evening on Tam Giang lagoon" by Tran Thien Thanh and sent a SMS message to many friends telling them about my feelings. Doan Trong Thu, a friend who lives in Da Lat, replied by a short poem. "Are you a poet?" I asked. Thu convinced me that everyone who lives in Central Vietnam can be a poet. "A month age child in a cradle already got folksongs from moms. I am such a man." He said. I think of my mom. She is now ninety years old. Though she can not read, she still can tell "Luc Van Tien" story by poems. The story that I always heard when I was a boy.

Sunday, October 22, 2006

How Americans think about stability

Ổn định nhưng luôn đổi mới - Nguyên lý âm dương trong hệ thống chính trị của nước Mỹ

Quan sát vũ trụ, người phương đông cổ phát hiện rằng vũ trụ thay đổi mỗi ngày. Mặc dầu vậy, vũ trụ cũng có các quy luật không thay đổi đó là các mùa và chu kỳ hàng năm. Là một quốc gia gồm những người di dân, các tiền nhân sáng lập nước Mỹ có lẽ đã vận dụng cơ chế này để tạo nên sự ổn định, phát triển và phồn vinh. Cơ chế tam quyền phân lập được vận hành trên nguyên lý cân bằng và đối trọng. Sự quản lý của nước Mỹ được phân ra ba nhánh, hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi nhánh đều có quyền nhưng vẫn bị hạn chế bởi các nhánh kia. Chẳng hạn, cuộc bầu cử tổng thống giữa Bush và Gore năm 2000. Bush thắng phiếu đại cử tri nhưng Gore thắng phiếu bầu phổ thông. Phía đảng dân chủ giằng co đòi kiểm lại phiếu ở bang Florida rồi yêu cầu tiếp tục trên phạm vi toàn liên bang. Tòa án tối cao Mỹ bảo ngưng và công nhận thắng lợi của Bush. Đảng Dân chủ và bản thân Gore phải chấp hành ngay lập tức. Luật do quốc hội Mỹ làm ra nhưng không thể thi hành nếu không được sự phê chuẩn của tổng thống. Ngược lại, tổng thống có thể tuyên bố chiến tranh với nước khác nhưng quốc hội kiểm soát ngân sách và nếu không được quốc hội chuẩn y, kế hoạch của tổng thống sẽ không có tiền để thực hiện.Những hiểu biết cơ bản trên đấy chỉ là bề mặt của hệ thống quản lý. Cơ chế bầu chọn và luân phiên nhân sự của các nhánh thể hiện một sự tinh vi trong việc theo đuổi mục tiêu “ổn định nhưng đổi mới.” Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm và tối đa được giữ hai nhiệm kỳ. Như vậy, ai cũng biết rằng Bill Clinton sẽ không bao giờ được làm tổng thống lại lần nữa cho dù ông vẫn muốn thế. Tương tự, đến năm 2008, Bush phải rời khỏi Nhà Trắng. Tuy nhiên, những điều các tổng thống đương nhiệm có thể gửi gắm cho hậu duệ thuộc đảng của mình tiếp tục, khi họ có cơ hội đề cử thẩm phán ở tòa án tối cao, gồm 9 vị ở nhánh tư pháp. Như trường hợp thẩm phán Samuel Anthony Alito vừa được tổng thống Bush đề cử và quốc hội chuẩn y năm nay khi thẩm phán Sandra Day O’Connor tự nguyện xin về hưu. Theo hiến pháp Mỹ, thẩm phán sẽ ngồi ở vị trí được đề cử suốt đời cho đến khi chết hoặc tự nguyện xin về hưu. Cơ chế bầu cử và sự luân phiên ở quốc hội cũng rất độc đáo. Hạ viện hai năm bầu một lần và số lượng đại biểu tỷ lệ thuận với dân số của tiểu bang. Tuy nhiên, thượng viện sáu năm bầu một lần và mỗi bang chỉ chọn ra hai người đại diện. Với cơ chế lưỡng đảng như ở Mỹ, tổng thống mạnh nhất là tổng thống và đảng của mình chiếm đa số ở quốc hội. Vì chu kỳ bầu hai năm một lần đối với hạ viện, cơ may điều chỉnh chính sách của tổng thống, nếu cử tri không đồng tình, sẽ đến khi xảy ra bầu cử hạ viện. Vì thế, nếu cuộc bầu cử hạ viện tháng 11 này, số nghế trong hạ viện nghiêng về phía đảng dân chủ, tổng thống Bush sẽ bị yếu đi vì mất hậu thuẫn đa số từ quốc hội. Quốc hội gồm hai viện, do so le lịch bầu cử hạ và thượng viện, các ông nghị mới sẽ mang thêm luồng sinh khí mới vào bộ máy lập pháp hòa trộn với kinh nghiệm điều hành quốc hội của các các ông nghị được bầu lại và cả các ông thượng nghị.Cơ chế hành pháp cũng tuân theo quy tắc trên. Chẳng hạn, bố trí luân phiên trong cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài cũng được thiết kế đan xen củ mới để tạo ổn định trong bộ máy quản lý, đồng thời đem thêm sinh khí mới vào hệ thống quản lý. Về nguyên tắc, đại sứ thường có nhiệm kỳ ba năm, nhưng vị phó đại sứ lại có nhiệm kỳ hai năm. Như vậy, khi vị này chuyển công tác, vị kia đã nắm chắc công việc quản lý của hệ thống và ngược lại. Tính ổn định nhờ vậy được củng cố, tính sáng tạo được bổ sung. Ngoài ra, sự chọn lựa quản lý còn dựa vào ý thích của cá nhân đối với nơi công tác theo lối tự nguyện. Chẳng hạn, người có tính cách cá nhân năng động thường chọn điểm công tác ở các nước có nền kinh tế chuyển tiếp hay các thị trường mới nỗi.

Talking about Vietnamese street culture

Văn hoá đường phố Kẹt xe, trước hết là vấn đề đau đầu của chính bạn, người tham gia giao thông nhiều hơn các cấp quản lý vì bạn là một người chạy xe máy dưới trời Sài gòn, Hà Nội, trong khi các sếp ngồi xe hơi máy lạnh có bộ lọc không khí. Bất cứ ai chạy xe máy như tôi mỗi ngày 30km trong không khí ngột ngạt khói bụi mới đồng cảm với nhận định này. Là nhân viên công sở, chúng ta lo trước tiên là vấn đề đãm bảo đi làm đúng giờ. Không ai muốn đi làm muộn để rồi bị đồng nghiệp và quản lý cơ quan đánh giá thấp thành quả lao động của mình vì sai lầm này. Kết quả là người tham gia giao thông chúng ta phải cộng thêm thời gian đi lại trên đường đi từ nhà đến công sở. Theo thống kê của chúng tôi, nhân viên ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội trung bình mất một giờ để đi lại trong ngày. Kế đến là vấn đề ô nhiễm vì khói bụi. Thật kinh khủng nếu không may bạn đi xe máy và bị kẹt xe mà không mang lấy một chiếc khẩu trang. Ô nhiễm không khí ở các nút giao thông trọng yếu của Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành vấn nạn. Thêm vào đó, nếu bạn đi dưới ánh nắng thiêu đốt hay trong những cơn mưa vuốt mặt không kịp của Sài gòn mà không vừa chạy vừa tìm một khoảng trống hiếm hoi cho mình trên đường, quả bạn là một vị thánh hay là một con rô-bô. Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội đã đầu tư giải quyết một phần vấn nạn nầy bằng cách mở rộng đường phố và mua sắm thêm xe buýt kể cả xe buýt hai tầng. Tuy nhiên, đường hẹp, xe buýt thì to dềnh dàng và hiện đã quá tải. Thế nên, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt. Các cấp chính quyền hiện đang tiếp tục gỡ khăn này bằng bài toán quy hoạch đô thị. Bây giờ bàn về vấn đề vấn đề văn hoá giao thông. Theo định nghĩa văn hoá là ý tưởng, là các hoạt động và cách hành xử đặc biệt của nhân dân trong một quốc gia hay một vùng. Nếu định nghĩa này là không thể tranh cãi, bạn là người tham gia giao thông, bạn sẽ đồng cảm rằng chúng ta vẫn có văn hoá đường phố đấy chứ! Là một người hay vừa đi vừa suy nghĩ, tôi rất hay được người đi đường nhắc nhỡ, chẳng hạn, “Đá chống lên anh ơi.” Hay “Tắt đèn xi-nhan đi chú ơi!” Trên tuyến quốc lộ, ở đâu cảnh sát giao thông xuất hiện là các tài xế ra dấu cho nhau để tránh nạn. Chúng ta trả lời việc lấn trái và vượt đèn đỏ của người đi đường hiện nay như thế nào? Theo tôi, vấn đề lấn trái là do chúng ta hành xử theo sự thuận tiện. Văn hoá nổi trội của chúng ta là văn hoá tập thể, gia đình. Chúng ta, đất chật người đông nên bất luận làm việc gì cũng sợ liên quan đến tập thể và người bên cạnh. Luật giao thông cấm lấn trái nhưng nếu không thấy cảnh sát và việc bạn lấn trái không ảnh hưởng đến người đi bên cạnh thì chẳng có việc gì phải lo! Hơn nữa, để di chuyển trong cơn nắng bụi mưa dầm của đường phố Sài gòn, Hà Nội mà không tìm cách di chuyển nhanh mới là chuyện lạ. Còn vấn đề vượt đèn đỏ? Rất nhiều lần quan sát tôi thấy người đi đường mỉm cười sung sướng vì “lỡ vượt đèn đỏ” mà không bị cảnh sát thổi. Người không vượt được đèn đỏ luôn cảm thấy tiếc, hoặc nếu được quẹo phải, người tham gia giao thông không ngần ngại leo lên lề để tranh thủ. Một nhà báo nhân kể chuyện tham gia giao thông còn kể một câu chuyện vui. Trong khu phố của anh có một bạn trẻ trộm gà và bị phát hiện. Họp khu phố anh ta bị phê bình và mọi người đều đồng thuận anh ta đã nêu gương xấu cho các bạn trẻ khác. Tuy nhiên, một giám đốc trẻ khác bị cơ quan thuế mời lên phạt cả trăm triệu vì khai gian thuế thì mọi người trong khu phố xuýt xoa thông cảm. Qua những lý giải trên, xin đề nghị thêm hai giải pháp nhằm giảm bớt thái độ thiếu tích cực của người tham gia giao thông. Trước hết, cảnh sát giao thông nên sử dụng phương pháp nhắc nhở, giáo dục trước và giam xe, phạt tiền sau. Điều này có lẽ chúng ta chưa làm được. Ở xứ ta, chưa thấy ai kể chuyện xem cảnh sát là người bạn đường! Ở các nước như Singapore, Mỹ sử dụng biện pháp phạt nặng, nhưng người vi phạm đóng tiền phạt nhanh chóng và không bị ức chế vì chứng cớ không rõ ràng. Giải pháp tiếp theo là sử dụng “hiệu ứng bầy đàn” để tăng cường ý thức của người tham gia giao thông. Nên chăng các câu lạc bộ thanh niên, sinh viên, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội tự nguyện vận động thành viên mỗi khi thấy đèn đỏ gương mẫu dừng lại để những người đi sau bắt chước theo. Chúng tôi đã tự thử nghiệm nhiều lần thành công. Nếu thấy đèn vàng bạn cố vượt, người đi sau sẽ làm theo. Nhưng nếu bạn dừng lại, cả nhóm ở sau cùng dừng. Theo tôi, cán bộ công sở ở các cơ quan trong nước và nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà nội nên nêu gương trước. Muốn vậy, xin đề nghị báo giới tham gia làm một cuộc vận động xã hội. Sài Gòn Doanh Nhân có thể góp tiếng nói vậy. Võ Đắc Khôi (Posted in Saigon Doanh Nhan Cuoi Tuan)

Sunday, October 01, 2006

Two golden days on weekend - Click here to view it on Tuoi Tre Online

Thứ Hai, 08/05/2006, 02:36 (GMT+7) Hai ngày nghỉ vàng ngọc TT - Hai ngày nghỉ cuối tuần, với nhiều bạn trẻ, là hai ngày vàng ngọc để giải quyết “chuyện riêng” theo nhiều kiểu khác nhau. Bạn tôi, Đông Hà, thường giải quyết “chuyện riêng” bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện kỹ thuật kinh doanh. Hà cho biết học viên là những người làm việc ở các công sở, công ty trong nước và nước ngoài... muốn “hi sinh” ngày nghỉ để cập nhật kiến thức kinh doanh. Còn các thầy đứng lớp là các chuyên gia giỏi ở thành phố nhưng không thể tham gia giảng dạy vào những ngày trong tuần vì đều bận các công việc khác. Thầy và trò đều tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần. Những học trò của lớp học cho rằng thời kỳ kinh doanh mua bán theo kiểu “đánh quả” đang qua, vì vậy phải tích cực nắm lấy những kiến thức kinh doanh nền tảng để hành nghề một cách chuyên nghiệp trước những vận hội và thời cơ mới của đất nước. Tất cả đang đứng trước câu hỏi lớn: “Làm thế nào để doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh trước vận hội và thời cơ mới?”. Và nhiều người đã dành ngày nghỉ cuối tuần, đến lớp để cùng tìm ra những câu trả lời. Một số chọn con đường kinh doanh theo hướng mở thị trường mới ra bên ngoài biên giới quốc gia cho các sản phẩm của mình hay đa dạng hóa sản phẩm, mở kênh phân phối để thâm nhập sâu thị trường trong nước và tiếp cận người tiêu dùng. Một số chọn con đường kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ để có được sự yêu mến và trung thành của khách hàng. Một số chọn con đường xây dựng vùng nguyên liệu để làm hậu cứ về lâu dài, số khác chọn con đường đổi mới công nghệ... Lớp doanh nhân trẻ đang phấn đấu ngày đêm để trở thành những “người làm vườn chuyên nghiệp”. Những cây cỏ mọc tốt không chỉ nhờ công sức người chăm bón mà môi trường tự nhiên cũng có vai trò quan trọng, vì thế hơn bao giờ hết, doanh nghiệp cần sự tiếp sức từ các định chế nhà nước về pháp lý, vốn và cả cái “tâm đạo” làm quan của các vị cán bộ công chức. VÕ ĐẮC KHÔI Copyright (C) 2004 Tuoi Tre Online

How to keep talent staff - Click here to view it on Saigon Economics Time

Để giữ nhân tài Làm gì trước nguy cơ người giỏi sẽ nghỉ việc ra lập công ty riêng hay chuyển sang làm ở một công ty khác? Mời bạn đọc nguyên văn bài viết tai TBKTSG http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=156&sobao=802&sott=28 Võ Đắc Khôi