Monday, December 25, 2006

A question about the future of Vietnamese farmers


Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng miền Trung và câu chuyện hội nhập
(Photo by the courtesy of Kane Nguyen)

Câu chuyện của tôi bắt đầu từ câu hỏi của một chuyên gia kinh tế nước ngoài khi đi thăm các tỉnh miền Trung gần đây, “Tại sao ở miền Trung Việt nam nông dân vẫn dùng trâu để cày ruộng?” Mặc dầu tìm lời giải cho câu hỏi không khó khăn, nhưng thắc mắc của chuyên gia nước ngoài khiến tôi tự nhủ phải tìm hiểu thực tế này một cách nghiêm túc!

Trâu vẫn còn gắn bó với nhà nông!
Con trâu là hình ảnh của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ và một khuôn mẫu điển hình của nền kinh tế tự cung tự cấp trong sản xuất nông nghiệp. Miền Trung (có thể cả các địa phương khác) không có nhiều đồng cỏ lớn, nhưng nguồn thực phẩm để nuôi vài ba con trâu kiếm được khá dễ dàng đối với các hộ nông dân. Có một cặp trâu trong nhà, người nông dân có thể chủ động hoàn toàn về mùa vụ. Đầu mùa, trâu cày ruộng; giữa mùa, trâu kéo gỗ; cuối mùa, trâu đạp lúa. Phân trâu làm phân bón. Trâu mẹ đẻ trâu con, không tham gia sản xuất, trâu có thể làm nguồn cung cấp thịt, da cho thị trường với một lượng tiền thu về không nhỏ cho nhà nông.
Miền Trung đang chuyển mình theo sự đổi thay của đất nước. Giới trẻ miền Trung giờ đây có nhiều lựa chọn hơn. Một số di chuyển về Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân. Một số khác tham gia làm dịch vụ du lịch hay đi vào các khu công nghiệp xây dựng ở chính địa phương mình. Một số địa phương vẫn còn duy trì tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, nhưng chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Nông dân bám đất ở miền Trung trực tiếp quản lý ruộng đồng được nhà nước cho thuê để canh tác. Tuy nhiên, do thiếu vốn và có lẽ các giá trị của con trâu như đã phân tích ở trên ở thời điểm hiện nay rất thiết thực, nhà nông vẫn thích dùng trâu trong công việc đồng án của mình.

Trâu và máy kéo, bài toán của nông dân trước hệ thống thương mại WTO
Chủ trương công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn. Nước ta đất hẹp, dân đông, muốn giảm bớt nông dân trên đồng ruộng phải tìm cách áp dụng cơ giới vào nông nghiệp. Vì vậy, đưa cơ giới vào nông nghiệp để đạt hiệu quả sản xuất đã được nhà nước chủ trương từ lâu. Sau ngày đất nước thống nhất, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn nước ta đã được tổ chức thành các tập đoàn, rồi chuyển lên thành các hợp tác xã. Những chiếc máy kéo màu đỏ do Liên Xô cũ sản xuất một thời đã được đưa vào thay dần cho trâu cày. Tiếc thay, nỗ lực nói trên của nhà nước đã không làm cho năng suất sản xuất nông nghiệp tăng lên. Mãi cho đến khi áp dụng khoán trong nông nghiệp, rồi thực hiện công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam mới trở thành quốc gia xuất khẩu gạo, cà phê và một số mặt hàng nông sản khác.
Có thể nói, cuộc sống của nông dân đã được cải thiện khá nhiều cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước. Tuy vậy, tình thế đang thay đổi sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Giá các mặt hàng nông sản giảm theo lộ trình hội nhập sẽ tạo ra áp lực rất lớn cho nông dân. Do áp lực lợi nhuận, các nhà sản xuất sản phẩm chế biến nông sản trong nước như sữa đậu nành, nước ép từ trái cây thiên nhiên, mía đường sẽ phải lựa chọn phương án nhập khẩu thay vì mua hàng nông sản trong nước. Hiện tại, thịt bò Mỹ, trâu Ấn độ, gà cừu Brazil đã vào thị trường Việt Nam và sẽ thay thế dần trong bữa ăn của người dân thành thị theo lộ trình hội nhập.
Rút kinh nghiệm trong quá khứ. Chính phủ không thể làm thay cho nông dân. Tuy nhiên chính phủ cần tuyên truyền, cung cấp thông tin để nông dân nhận ra áp lực đang lớn dần lên từ bên ngoài. Phải làm cho nông dân thấy được lợi ích thiết thực do cải tổ mang lại. Hơn ai hết, nhà nông dân phải thực hiện cuộc cách mạng sản xuất cho chính mình từ việc tự nhận thức năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp có được do áp dụng cơ giới và công nghệ sinh học mang lại. Cơ quan xúc tiến thương mại có thể giúp nhà nông bằng cách tập trung thu hút các dự án nuôi trồng và chế biến nông sản với các đối tác quốc tế. Đầu tư các công trình công nghiệp trọng điểm sẽ thu hút thêm lao động từ nông thôn cũng tạo thêm áp lực cải tổ cho nông nghiệp. Ngoài ra, nguồn vốn và cơ chế khơi dòng vốn để đầu tư vào công nghệ sinh học và cơ giới hoá nông nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng không kém.

Phát hiện cuối cùng của người viết:
Dường như sự hợp tác lẫn nhau giữa các địa phương trong phát triển cũng bị ảnh hưởng do lối sống quá gắn bó với nông nghiệp sản xuất nhỏ, “tự cung tự cấp." Lãnh đạo các địa phương ai cũng muốn có cảng biển, sân bay, khu công nghiệp riêng chứ chưa tìm cách hợp tác, bổ trợ nhau trong phát triển kinh tế. Hình ảnh con trâu thảnh thơi trên cánh đồng cùng với đàn cò trắng phau phau quá đẹp. Từ hình ảnh này chúng ta có thể nhận ra quy luật thiên nhiên: cùng cộng sinh để tồn tại. Nông dân và WTO cũng như các tỉnh láng giềng với nhau ở trong nước cũng nên áp dụng chung một quy luật như thế mới có được sự phát triển lâu bền.














Saturday, December 16, 2006

Dung Quat Industrial Zone


It was so grateful that I went to Quang Ngai province, Central Vietnam this month. I first time saw Dung Quat Industrial Zone where workers were so busy to build many things at the same time: roads, seaport, and oil refinery. I have heard many unpleasant stories about this project. However, standing in front of a giant work, I was so impressive about this project and I have had a strong belief that the Vietnamese government has had a right move to use this project as a leverage for fostering the economy of Quang Ngai, in particular and the Central Vietnam, in general.

Yesterday, from Da Nang Airport, we took a car to Hoi An using a new road, built along the coast. Furama, Sandy Beach, Nam Hai and Palm Garden, the luxury resorts replaced old fishing villages. Few small and old houses staying lonely along the road reminded me about the fate of farmers and fishermen before the waves of globalization. Suddenly, I recalled Hue city, my home city where I visited in September. I have found that people did not have any jobs to do for making living there.

Traveling back and forth the Central Vietnam, I think that this part of Vietnam needs several big projects such as Dung Quat to create the first industrial working generation for Vietnam. If we do not have such kinds of project, we can not create jobs for young and industrious people in Central Vietnam. Without having heavy industry or modern technology, Central Vietnam would be never to overcome poverty. It is better late than never.
Click here to see my article posted on Saigontimes Weekly

Friday, November 24, 2006

One example on Chinese collaboration

Yesterday I visited SASCO - Southern Airport Services Company to discuss with Ms. Mai Huong on the needs of future training and development programs for her company. Talking about collaboration among Vietnamese, she pointed out an interesting example. She said, "Look! many advertisements in our local newspapers about education abroad always have this sentence, 'This area has little or no Vietnamese residents.' They use this slogan to attract Vietnamese students. Chinese are different, they tend to study where they have the Chinese communities." I recalled my observation when I studied in America. Wu Min, one of my classmates, studied very well, but he used less time for his study than others. One day, he came to see me and asked if he could xerox my homework. "You do not study this course. Why do you need it?" I asked. To my suprise, Wu Min said he would keep my solutions for next year Chinese students who might come to study at our school.

Tuesday, October 31, 2006

Central Vietnam - Sands, Winds and Poems

Yesterday I flied with the JPAC team leaders to Quang Binh Province on a former Soviet helicopter. Throughout more than two hundred kilometers, below the helicopter, I saw only sands. Suddently, Dong Hoi City appeared in my eyes. It was small, quite new and beautiful. On the way back, I tried to see the landscapes as much as I could. It would be the only chance in my life to view this area from a helicopter. I explored a special traditional fish hunting way in Tam Giang lagoon where people built many arrow shape fishing traps. I recalled a romantic song "Evening on Tam Giang lagoon" by Tran Thien Thanh and sent a SMS message to many friends telling them about my feelings. Doan Trong Thu, a friend who lives in Da Lat, replied by a short poem. "Are you a poet?" I asked. Thu convinced me that everyone who lives in Central Vietnam can be a poet. "A month age child in a cradle already got folksongs from moms. I am such a man." He said. I think of my mom. She is now ninety years old. Though she can not read, she still can tell "Luc Van Tien" story by poems. The story that I always heard when I was a boy.

Sunday, October 22, 2006

How Americans think about stability

Ổn định nhưng luôn đổi mới - Nguyên lý âm dương trong hệ thống chính trị của nước Mỹ

Quan sát vũ trụ, người phương đông cổ phát hiện rằng vũ trụ thay đổi mỗi ngày. Mặc dầu vậy, vũ trụ cũng có các quy luật không thay đổi đó là các mùa và chu kỳ hàng năm. Là một quốc gia gồm những người di dân, các tiền nhân sáng lập nước Mỹ có lẽ đã vận dụng cơ chế này để tạo nên sự ổn định, phát triển và phồn vinh. Cơ chế tam quyền phân lập được vận hành trên nguyên lý cân bằng và đối trọng. Sự quản lý của nước Mỹ được phân ra ba nhánh, hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi nhánh đều có quyền nhưng vẫn bị hạn chế bởi các nhánh kia. Chẳng hạn, cuộc bầu cử tổng thống giữa Bush và Gore năm 2000. Bush thắng phiếu đại cử tri nhưng Gore thắng phiếu bầu phổ thông. Phía đảng dân chủ giằng co đòi kiểm lại phiếu ở bang Florida rồi yêu cầu tiếp tục trên phạm vi toàn liên bang. Tòa án tối cao Mỹ bảo ngưng và công nhận thắng lợi của Bush. Đảng Dân chủ và bản thân Gore phải chấp hành ngay lập tức. Luật do quốc hội Mỹ làm ra nhưng không thể thi hành nếu không được sự phê chuẩn của tổng thống. Ngược lại, tổng thống có thể tuyên bố chiến tranh với nước khác nhưng quốc hội kiểm soát ngân sách và nếu không được quốc hội chuẩn y, kế hoạch của tổng thống sẽ không có tiền để thực hiện.Những hiểu biết cơ bản trên đấy chỉ là bề mặt của hệ thống quản lý. Cơ chế bầu chọn và luân phiên nhân sự của các nhánh thể hiện một sự tinh vi trong việc theo đuổi mục tiêu “ổn định nhưng đổi mới.” Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm và tối đa được giữ hai nhiệm kỳ. Như vậy, ai cũng biết rằng Bill Clinton sẽ không bao giờ được làm tổng thống lại lần nữa cho dù ông vẫn muốn thế. Tương tự, đến năm 2008, Bush phải rời khỏi Nhà Trắng. Tuy nhiên, những điều các tổng thống đương nhiệm có thể gửi gắm cho hậu duệ thuộc đảng của mình tiếp tục, khi họ có cơ hội đề cử thẩm phán ở tòa án tối cao, gồm 9 vị ở nhánh tư pháp. Như trường hợp thẩm phán Samuel Anthony Alito vừa được tổng thống Bush đề cử và quốc hội chuẩn y năm nay khi thẩm phán Sandra Day O’Connor tự nguyện xin về hưu. Theo hiến pháp Mỹ, thẩm phán sẽ ngồi ở vị trí được đề cử suốt đời cho đến khi chết hoặc tự nguyện xin về hưu. Cơ chế bầu cử và sự luân phiên ở quốc hội cũng rất độc đáo. Hạ viện hai năm bầu một lần và số lượng đại biểu tỷ lệ thuận với dân số của tiểu bang. Tuy nhiên, thượng viện sáu năm bầu một lần và mỗi bang chỉ chọn ra hai người đại diện. Với cơ chế lưỡng đảng như ở Mỹ, tổng thống mạnh nhất là tổng thống và đảng của mình chiếm đa số ở quốc hội. Vì chu kỳ bầu hai năm một lần đối với hạ viện, cơ may điều chỉnh chính sách của tổng thống, nếu cử tri không đồng tình, sẽ đến khi xảy ra bầu cử hạ viện. Vì thế, nếu cuộc bầu cử hạ viện tháng 11 này, số nghế trong hạ viện nghiêng về phía đảng dân chủ, tổng thống Bush sẽ bị yếu đi vì mất hậu thuẫn đa số từ quốc hội. Quốc hội gồm hai viện, do so le lịch bầu cử hạ và thượng viện, các ông nghị mới sẽ mang thêm luồng sinh khí mới vào bộ máy lập pháp hòa trộn với kinh nghiệm điều hành quốc hội của các các ông nghị được bầu lại và cả các ông thượng nghị.Cơ chế hành pháp cũng tuân theo quy tắc trên. Chẳng hạn, bố trí luân phiên trong cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài cũng được thiết kế đan xen củ mới để tạo ổn định trong bộ máy quản lý, đồng thời đem thêm sinh khí mới vào hệ thống quản lý. Về nguyên tắc, đại sứ thường có nhiệm kỳ ba năm, nhưng vị phó đại sứ lại có nhiệm kỳ hai năm. Như vậy, khi vị này chuyển công tác, vị kia đã nắm chắc công việc quản lý của hệ thống và ngược lại. Tính ổn định nhờ vậy được củng cố, tính sáng tạo được bổ sung. Ngoài ra, sự chọn lựa quản lý còn dựa vào ý thích của cá nhân đối với nơi công tác theo lối tự nguyện. Chẳng hạn, người có tính cách cá nhân năng động thường chọn điểm công tác ở các nước có nền kinh tế chuyển tiếp hay các thị trường mới nỗi.

Talking about Vietnamese street culture

Văn hoá đường phố Kẹt xe, trước hết là vấn đề đau đầu của chính bạn, người tham gia giao thông nhiều hơn các cấp quản lý vì bạn là một người chạy xe máy dưới trời Sài gòn, Hà Nội, trong khi các sếp ngồi xe hơi máy lạnh có bộ lọc không khí. Bất cứ ai chạy xe máy như tôi mỗi ngày 30km trong không khí ngột ngạt khói bụi mới đồng cảm với nhận định này. Là nhân viên công sở, chúng ta lo trước tiên là vấn đề đãm bảo đi làm đúng giờ. Không ai muốn đi làm muộn để rồi bị đồng nghiệp và quản lý cơ quan đánh giá thấp thành quả lao động của mình vì sai lầm này. Kết quả là người tham gia giao thông chúng ta phải cộng thêm thời gian đi lại trên đường đi từ nhà đến công sở. Theo thống kê của chúng tôi, nhân viên ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội trung bình mất một giờ để đi lại trong ngày. Kế đến là vấn đề ô nhiễm vì khói bụi. Thật kinh khủng nếu không may bạn đi xe máy và bị kẹt xe mà không mang lấy một chiếc khẩu trang. Ô nhiễm không khí ở các nút giao thông trọng yếu của Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành vấn nạn. Thêm vào đó, nếu bạn đi dưới ánh nắng thiêu đốt hay trong những cơn mưa vuốt mặt không kịp của Sài gòn mà không vừa chạy vừa tìm một khoảng trống hiếm hoi cho mình trên đường, quả bạn là một vị thánh hay là một con rô-bô. Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội đã đầu tư giải quyết một phần vấn nạn nầy bằng cách mở rộng đường phố và mua sắm thêm xe buýt kể cả xe buýt hai tầng. Tuy nhiên, đường hẹp, xe buýt thì to dềnh dàng và hiện đã quá tải. Thế nên, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt. Các cấp chính quyền hiện đang tiếp tục gỡ khăn này bằng bài toán quy hoạch đô thị. Bây giờ bàn về vấn đề vấn đề văn hoá giao thông. Theo định nghĩa văn hoá là ý tưởng, là các hoạt động và cách hành xử đặc biệt của nhân dân trong một quốc gia hay một vùng. Nếu định nghĩa này là không thể tranh cãi, bạn là người tham gia giao thông, bạn sẽ đồng cảm rằng chúng ta vẫn có văn hoá đường phố đấy chứ! Là một người hay vừa đi vừa suy nghĩ, tôi rất hay được người đi đường nhắc nhỡ, chẳng hạn, “Đá chống lên anh ơi.” Hay “Tắt đèn xi-nhan đi chú ơi!” Trên tuyến quốc lộ, ở đâu cảnh sát giao thông xuất hiện là các tài xế ra dấu cho nhau để tránh nạn. Chúng ta trả lời việc lấn trái và vượt đèn đỏ của người đi đường hiện nay như thế nào? Theo tôi, vấn đề lấn trái là do chúng ta hành xử theo sự thuận tiện. Văn hoá nổi trội của chúng ta là văn hoá tập thể, gia đình. Chúng ta, đất chật người đông nên bất luận làm việc gì cũng sợ liên quan đến tập thể và người bên cạnh. Luật giao thông cấm lấn trái nhưng nếu không thấy cảnh sát và việc bạn lấn trái không ảnh hưởng đến người đi bên cạnh thì chẳng có việc gì phải lo! Hơn nữa, để di chuyển trong cơn nắng bụi mưa dầm của đường phố Sài gòn, Hà Nội mà không tìm cách di chuyển nhanh mới là chuyện lạ. Còn vấn đề vượt đèn đỏ? Rất nhiều lần quan sát tôi thấy người đi đường mỉm cười sung sướng vì “lỡ vượt đèn đỏ” mà không bị cảnh sát thổi. Người không vượt được đèn đỏ luôn cảm thấy tiếc, hoặc nếu được quẹo phải, người tham gia giao thông không ngần ngại leo lên lề để tranh thủ. Một nhà báo nhân kể chuyện tham gia giao thông còn kể một câu chuyện vui. Trong khu phố của anh có một bạn trẻ trộm gà và bị phát hiện. Họp khu phố anh ta bị phê bình và mọi người đều đồng thuận anh ta đã nêu gương xấu cho các bạn trẻ khác. Tuy nhiên, một giám đốc trẻ khác bị cơ quan thuế mời lên phạt cả trăm triệu vì khai gian thuế thì mọi người trong khu phố xuýt xoa thông cảm. Qua những lý giải trên, xin đề nghị thêm hai giải pháp nhằm giảm bớt thái độ thiếu tích cực của người tham gia giao thông. Trước hết, cảnh sát giao thông nên sử dụng phương pháp nhắc nhở, giáo dục trước và giam xe, phạt tiền sau. Điều này có lẽ chúng ta chưa làm được. Ở xứ ta, chưa thấy ai kể chuyện xem cảnh sát là người bạn đường! Ở các nước như Singapore, Mỹ sử dụng biện pháp phạt nặng, nhưng người vi phạm đóng tiền phạt nhanh chóng và không bị ức chế vì chứng cớ không rõ ràng. Giải pháp tiếp theo là sử dụng “hiệu ứng bầy đàn” để tăng cường ý thức của người tham gia giao thông. Nên chăng các câu lạc bộ thanh niên, sinh viên, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội tự nguyện vận động thành viên mỗi khi thấy đèn đỏ gương mẫu dừng lại để những người đi sau bắt chước theo. Chúng tôi đã tự thử nghiệm nhiều lần thành công. Nếu thấy đèn vàng bạn cố vượt, người đi sau sẽ làm theo. Nhưng nếu bạn dừng lại, cả nhóm ở sau cùng dừng. Theo tôi, cán bộ công sở ở các cơ quan trong nước và nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà nội nên nêu gương trước. Muốn vậy, xin đề nghị báo giới tham gia làm một cuộc vận động xã hội. Sài Gòn Doanh Nhân có thể góp tiếng nói vậy. Võ Đắc Khôi (Posted in Saigon Doanh Nhan Cuoi Tuan)

Sunday, October 01, 2006

Two golden days on weekend - Click here to view it on Tuoi Tre Online

Thứ Hai, 08/05/2006, 02:36 (GMT+7) Hai ngày nghỉ vàng ngọc TT - Hai ngày nghỉ cuối tuần, với nhiều bạn trẻ, là hai ngày vàng ngọc để giải quyết “chuyện riêng” theo nhiều kiểu khác nhau. Bạn tôi, Đông Hà, thường giải quyết “chuyện riêng” bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện kỹ thuật kinh doanh. Hà cho biết học viên là những người làm việc ở các công sở, công ty trong nước và nước ngoài... muốn “hi sinh” ngày nghỉ để cập nhật kiến thức kinh doanh. Còn các thầy đứng lớp là các chuyên gia giỏi ở thành phố nhưng không thể tham gia giảng dạy vào những ngày trong tuần vì đều bận các công việc khác. Thầy và trò đều tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần. Những học trò của lớp học cho rằng thời kỳ kinh doanh mua bán theo kiểu “đánh quả” đang qua, vì vậy phải tích cực nắm lấy những kiến thức kinh doanh nền tảng để hành nghề một cách chuyên nghiệp trước những vận hội và thời cơ mới của đất nước. Tất cả đang đứng trước câu hỏi lớn: “Làm thế nào để doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh trước vận hội và thời cơ mới?”. Và nhiều người đã dành ngày nghỉ cuối tuần, đến lớp để cùng tìm ra những câu trả lời. Một số chọn con đường kinh doanh theo hướng mở thị trường mới ra bên ngoài biên giới quốc gia cho các sản phẩm của mình hay đa dạng hóa sản phẩm, mở kênh phân phối để thâm nhập sâu thị trường trong nước và tiếp cận người tiêu dùng. Một số chọn con đường kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ để có được sự yêu mến và trung thành của khách hàng. Một số chọn con đường xây dựng vùng nguyên liệu để làm hậu cứ về lâu dài, số khác chọn con đường đổi mới công nghệ... Lớp doanh nhân trẻ đang phấn đấu ngày đêm để trở thành những “người làm vườn chuyên nghiệp”. Những cây cỏ mọc tốt không chỉ nhờ công sức người chăm bón mà môi trường tự nhiên cũng có vai trò quan trọng, vì thế hơn bao giờ hết, doanh nghiệp cần sự tiếp sức từ các định chế nhà nước về pháp lý, vốn và cả cái “tâm đạo” làm quan của các vị cán bộ công chức. VÕ ĐẮC KHÔI Copyright (C) 2004 Tuoi Tre Online

How to keep talent staff - Click here to view it on Saigon Economics Time

Để giữ nhân tài Làm gì trước nguy cơ người giỏi sẽ nghỉ việc ra lập công ty riêng hay chuyển sang làm ở một công ty khác? Mời bạn đọc nguyên văn bài viết tai TBKTSG http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=156&sobao=802&sott=28 Võ Đắc Khôi

Tuesday, September 26, 2006

Story about the Ho Chi Minh City bus system

Một vài góp ý để tăng cường sức thu hút cho hệ thống xe buýt thành phố Chiều thứ hai, khoảng 5 giờ 30 ngày 25 tháng 9 đường Cách Mạng Tháng 8 đoạn Ngã rẽ Ga Hoà Hưng – Tô Hiến Thành bị tắc nghẽn giao thông gần hai tiếng đồng hồ. Trời mưa rỉ rách, học sinh tan học về nhà, có em ngồi xe đạp đội mưa ướt rũ trông thật thảm hại. Ngồi trên xe buýt, tôi tranh thủ bật máy hỗ trợ cá nhân PDA vừa nghe nhạc vừa viết tiếp một đoạn bài viết về những ưu và khuyết điểm của hệ thống xe buýt với hy vọng góp một phần ý kiến về giải pháp giao thông đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thật ra các con tôi đã sử dụng xe buýt từ khi thành phố rầm rộ vận động người dân tham gia sử dụng phương tiện công cộng. Trước đây, mỗi thành viên gia đình chúng tôi chi mỗi tháng khoảng 160.000 đến 200.000 đồng tiền xăng xe máy. Do nhu cầu chi tiêu cá nhân tăng nhưng không được bổ sung ngân sách, cô con gái lớn có sáng kiến sử dụng phương tiện đi lại bằng xe buýt để tiết kiệm và chuyển phần ngân sách dôi dư sang tiêu dùng cá nhân. Nghĩa là mỗi tháng cô ta chỉ chi khoảng 40-45000 đồng tiền vé xe buýt và đưa phần tiết kiệm được vào chi dùng cá nhân. Mặc dầu được các con thuyết phục, tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp về việc sử dụng xe buýt, tôi nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau. Khen ít, chê nhiều. Chẳng hạn, xe buýt bẩn, chạy chậm vì hay kẹt đường, chật chội nên dễ bị móc túi! Tài xế xe buýt chạy ẩu, hay ép thậm chí còn gây sự với người đi đường. Một anh bạn còn mỉa mai, “Ối giời! Ông sẽ là người giàu nhất trên xe buýt!” Việc gì đã khiến tôi quyết định sử dụng xe buýt? Cách đây hơn một tháng, vào một buổi chiều cuối tuần, tôi nhận một cú điện thoại từ Bệnh viện Cấp cứu Sài Gòn cho hay có một người thân bị tai nạn xe máy. Hoá ra đây là một anh bạn thân đang làm giáo viên thỉnh giảng ở các trường đại học trong thành phố. Nhìn người bạn bất tỉnh trên băng ca bệnh viện, nằm chờ xe cứu thương chuyển lên bệnh viện tuyến trên gần hai tiếng đồng hồ, trước thái độ “tỉnh táo” của các y bác sĩ, tôi chợt nhận ra quá nhiều rủi ro khi tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân trong thành phố gần 10 triệu dân này! Sau hơn một tuần bị sốc vì nghe tin anh bạn đã qua đời sáng hôm sau ở Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi quyết định sử dụng xe buýt. Tôi đã cảm nhận gì về hệ thống xe buýt trên một số tuyến đã đi qua? Trước hết, hiện tượng móc túi là không có thật. Xe buýt chật chội vào các giờ cao điểm, nhưng không đến nỗi “chật như nêm” như tuyến xe buýt Hà Nội – Hà Đông thời bao cấp. Đi xe buýt có máy lạnh nên tránh được nóng, ô nhiễm không khí và bụi. Là một chuyên gia huấn luyện về quản lý thời gian cá nhân, tôi nhận thấy ngồi xe buýt ta có thể tranh thủ đọc sách báo, nghe radio, nghe nhạc và thậm chí nghe những câu chuyện đời thường mỗi ngày từ những người đồng hành. Đi xe buýt chỉ chậm khi tắc nghẽn giao thông vì không thể luồn lách như đi xe máy! Nhưng bù lại với rủi ro tai nạn giao thông và ô nhiễm, xe máy không thể thuyết phục nỗi tôi nữa rồi! Trở lại tìm hiểu lý do tắc nghẽn nói trên, sau gần hai tiếng đồng hồ khai thông, chúng tôi phát hiện nguyên nhân kẹt xe là do một xe hơi bốn chỗ chết máy nằm ngay giữa đường trong giờ cao điểm. Tôi chợt nhớ những điều đã quan sát ở Đài Bắc (Đài Loan) và San Francisco (Mỹ) và đề nghị chính quyền thành phố có thể đưa vào áp dụng. Ở Đài Bắc, thủ phủ của Đài Loan, những năm 1990, trong khoảng thời gian cao điểm, sáng từ khoảng 7 giờ đến 8 giờ và chiều từ 5 giờ đến 6 giờ, thành phố cấm xe hơi tư nhân bốn chỗ lưu thông trên đường. Trên các đại lộ, đường có vạch sơn chỉ dành ưu tiên cho xe buýt. Như vậy, các doanh nhân và những người có phương tiện ô tô riêng phải đi sớm về muộn để giúp cho công nhân và học sinh được đúng giờ. Còn ở California, mặc dầu đường sá rộng thênh thang, vẫn được phân luồng ưu tiên dành cho xe 12 chỗ trở lên trong giờ cao điểm. Ngoài ra, để tránh tình trạng chạy đua rước khách trên đường phố, chính quyền thành phố không nên để các hợp tác xã hay công ty xe buýt cạnh tranh với nhau trên cùng một tuyến đường. Cạnh tranh là tốt, nhưng chỉ nên xãy ra khi bỏ thầu chọn tuyến. Khi đã trúng thầu, mỗi công ty hay hợp tác xã trọn quyền khai thác tuyến trúng thầu trong một thời gian hạn định. Tài xế các đơn vị khác nhau vì thế không bị áp lực doanh thu đè lên tay lái, họ sẽ có thái độ lái xe thận trọng hơn. Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tham gia sử dụng phương tiện công cộng và thực hành nếp sống văn minh đô thị. Tài xế và phụ lái nên được huấn luyện dịch vụ khách hàng kết hợp xem phim hoặc cho đi tham quan các nước trong khu vực về cung cách phục vụ. Phụ xe không nên có thái độ khác nhau giữa trả tiền ngay và mua vé tháng. Mỗi xe buýt cần nên có sọt đựng rác, phiếu góp ý tài xế và phụ xe, bản đồ tuyến đường, số điện thoại của công ty hay hợp tác xã xe buýt để tiện liên hệ phản ảnh.

Thursday, August 24, 2006

Change isn't easy, but it is the key to our future!

I spent last weekend to train 39 business executives in Tuy Hoa City in two topics, “Problem solving and decision making” and “The arts of business leadership.” At the beginning of the first course, class was divided into seven groups. Each of executive was asked to think about three problems they are facing at the workplaces and discussed with their group members to select the most critical single problem for the whole group to solve using new problem solving techniques. The first session went through with much of frustration from more than a haft of class members. Some participants told that they did not understand what the trainer wanted to do. However, the second session and the second course went well and everyone spoke highly about the courses after all. We are talking about educational reforms to change the ways we run our work. However, change isn’t easy! I trained people what I was taught from American business school. I hope that I will do more teaching work to lead change, to transform Vietnamese business communities. Change is the key to our future!

Sunday, July 30, 2006

Living styles

Mr. Tran Hoang Bao, lecturer of the Ho Chi Minh City University of Economics said,"Vietkieu who grew up in the North the Central and the South have different questions when they firstly landed in Vietnam. A Northerner Vietkieu would ask about investment opportunities, a Central Vietkieu would ask about houses of relatives and tombs of ancestors. But, a Southerner Vietkieu would ask where are fun places or delicious restaurants.

Thursday, July 13, 2006

Confucianism, Taoism and Management - Click here to view it on Saigon Economics Time

KHỔNG, LÃO và QUẢN LÝ

Tạp chí Fortune trong số ra hồi trung tuần tháng Ba đã có một loạt bài tìm hiểu những bí mật sử dụng thời gian nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả, đạt được sự nghiệp chính trị hay kinh doanh lẫy lừng của một số các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà quản lý danh tiếng như Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Công ty Starbucks Howard Schultz, Tổng giám đốc Nissan và Renault Carlos Ghosn, Tổng giám đốc Goldman Sachs Hank Paulson…. Sự đúc kết đơn giản đến bất ngờ: Để có được sự vĩ đại, mỗi người chúng ta luôn phải tự hỏi mình: Nhiệm vụ công việc của ta nhằm đạt được điều gì? Ta thật sự sử dụng thời gian của mình vào việc gì? Và cuối cùng, ta đã ngộ được vô vi chưa? Suy gẫm mới hay những nhà quản lý danh tiếng nêu trên thành công nhờ áp dụng triết lý Khổng Tử và Lão Tử vào trong sự nghiệp kinh doanh của mình!

Nhiệm vụ công việc của bạn nhằm đạt được điều gì?

Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, vào khoảng năm 479-221 trước Công Nguyên, Khổng Tử đã viết, “Giống như các thiên thể không ngừng tuân theo quỹ đạo của mình, một người giỏi giang luôn xác định rõ và cố gắng để đạt mục tiêu cuộc đời mình.” Điều này có nghĩa, muốn cho cuộc sống có ý nghĩa, mỗi người nên làm hết sức mình để theo đuổi, khắc phục, phấn đấu và tìm tòi, không bao giờ bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn và trở ngại nhằm đạt được những mục tiêu của mình, giống như những vì sao đi theo con đường đã vạch ở trên trời. Khổng Tử viết “một người giỏi” nhằm ám chỉ một thiểu số quân tử thời xưa. Nếu tái sinh trong thời đại tri thức ngày nay, ngài sẽ vui sướng biết bao vì thiểu số thời ấy bây giờ có lẽ trở thành đại đa số. Tuy vậy, số người hiểu được nhiệm vụ công việc của mình nhằm đạt được điều gì cho bản thân, cho tổ chức và cộng đồng xã hội có lẽ vẫn không hề tăng lên cùng chiều! Nhìn hẹp trong khía cạnh kinh doanh, đáng buồn hơn cho các quốc gia con cháu của Khổng Tử ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, khi các doanh nghiệp phương Tây coi việc xác định mục tiêu kinh doanh là bước khởi đầu của sự nghiệp, con cháu của Ngài vẫn còn rất mơ hồ về tầm nhìn, về sứ mệnh kinh doanh của tổ chức! Đáng lo lắng nhất là các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước hiện nay, thay vì tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm chuyển đổi vấn đề hiệu quả của tổ chức xuống từng công nhân để họ giúp họ làm việc thông minh và chăm chỉ hơn, cũng như tiếp nhận, xử lý và truyền tải thông tin kinh doanh cần thiết để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, hầu như người ta xác định nhiệm vu công việc nhằm đạt được nhiều quyền lợi vật chất cho riêng cá nhân mình!

Bạn thật sự đang dùng thời gian vào việc gì?

Bạn có bao giờ ghi nhật ký công việc hàng ngày chưa? Hãy chịu khó ghi chép nhật ký thời gian từng giờ mỗi ngày trong khoảng vài tuần và đừng có ngạc nhiên khi thấy bạn đang thật sự sử dụng thời gian vào những việc gì! Một trưởng phòng hành chính bức xúc kêu lên, “Em phát ốm vì theo dõi điện thoại, chit chat, thư điện tử, tin nhắn qua máy điện thoại di động, chè chén, cà phê sáng, ăn trưa với khách và … họp!” Bắt chước tạp chí Fortune, tôi đã khảo sát vài lần về số lần cà phê tiếp khách, số lần nhận và gửi thư điện tử, số lần gọi điện thoại và số lần họp so sánh giữa các giám đốc Việt Nam và Mỹ. Thật thú vị khi biết rằng các giám đốc Việt Nam có số lần điện thoại gấp đôi các giám đốc Mỹ. Trong khi các giám đốc Mỹ sử dụng thư điện tử gấp đôi các giám đốc Việt Nam. Ngoài ra, số giờ tiêu tốn cho các cuộc họp của các giám đốc Mỹ và Việt Nam xấp xỉ nhau, xoá tan ý nghĩ doanh nghiệp Việt Nam họp nhiều!

Bạn đã ngộ được vô vi chưa?

Vô vi là khái niệm triết học của Lão Tử. Người đạt được vô vi biết được khi nào hành động và khi nào không hành động. Khi đạt được vô vi, bạn đạt đến trạng thái tinh thần trầm lặng nhưng tỉnh táo, tập trung nhưng vẫn tiếp nhận. Khổng Tử cũng nói về điều này, Ngài viết, “Giống như trái đất đón nhận mọi thứ từ mặt trời, một người quân tử đạt được đức hạnh tột cùng bởi đón nhận mọi thứ không hề có thái độ phân biệt đối xử.” Vậy, bạn đã ngộ được vô vi chưa? Xin đừng băng khoăn vì vô vi nhằm mục tiêu đạt được hạnh phúc trong cuộc sống. Chừng nào bạn làm việc mà không để ý đến chiếc đồng hồ như Thomas Edison và đồng nghiệp của ông, hoặc nhìn lại đời mình, nếu bạn cảm thấy đã được sống qua một quảng thời gian hạnh phúc nhất cùng với đồng nghiệp hay nhân viên các cấp, đấy là lúc bạn đã ngộ được vô vi rồi còn gì!

Saturday, May 13, 2006

A woman without make up

Yesterday I spent few hours going around Kharcov downtown. Fast food chains such as McDonald, Pissa, Coke ... are available. It is similar to other Western cities, Kharcov has its walking street, city square, city hall, Catholic churches which have golden domes, etc. Especially, Kharkov has Mother Square located inside a forest. At the Square I saw an everlasting fire and the sound of mother's heart. It is very symbolic. Going to another park where locals sell paintings and souvernir gifts, I saw a woman who I took her photo above. Her face looks like the face of the mother statue in the forest. Kharcov does look like this woman - a woman without make-up.

Friday, May 12, 2006

Teaching Management in Kharcov

Kharcov is a big city but it is almost forgotten by the world. From the sky, you can see many huge deserted plants. At the Kharkov airport, many former Soviet civil aircrafts are landing on the ground forever. The airport station is old and poorly organized. Custom officers are awkward. It seems that the government does not have any interests in developing this airport. Kharcov still has many huge buildings with a diverse city's transportation system building during the Soviet's regime. Roads are wide but their surfaces are getting worse. The city still maintains the electric railroads and electric buses for the public. Nature in Kharcov is similar to middle, southern states of America. I come to the city at the beginning of summer. Trees are green and wild flowers are blooming because weather is warm. However, on the streets people are walking or waiting buses silently. What are they thinking of, I wonder.