Sunday, December 28, 2008

Hãy sinh cho Việt Nam thêm một cầu thủ nhí Công Vinh hay Minh Phương nhé!

Dear Mr. Nghia, I was not able to attend your wedding party because of tonight soccer match between Vietnam and Thailand. Vietnam is the winner finnally! Hope your first goal will produce another Cong Vinh or Minh Phuong for Vietnam tonight!

Seven Temples Island

After a hard playing day, here is your room!
Gaining strong feelings with jet sky
Learning under water world with a master of scuba diving
Team buidling with canoe running
A good place for management by eating together
Sun-bathing, or sleeping, or reading book is almost comfortable

Tour number seven

We started our trip to Hòn Bảy Miễu (7 Temples Island) with a morning coffee in Nha Trang downtown. Co-incidently, we took a picture together at a table which had number 7 on it.

Noel viếng Phật

Ngày lễ Noel năm nay, Tổng thống Mỹ cho phép nhân viên liên bang nghỉ thêm ngày thứ 6, 26/12/2008. Chuyến đi tình cờ đưa chúng tôi đến viếng một ngôi chùa ở Khánh Hòa, Việt Nam.

Tuesday, December 23, 2008

Ánh mắt các bà mẹ

Tôi đã gặp các bà mẹ Mỹ. Đã trò chuyện với mẹ Ucraina. Viếng chợ Benin gặp mẹ Tây Phi. Mới nhận ra một điều rất lạ. Dù khác màu da, ánh mắt của mẹ tôi và của các mẹ đều giống hệt.

Đơn Dương nhớ

Mai ta về mang theo nỗi nhớ, Nhớ Đơn Dương và hình bóng của em. Nhớ nụ cười thuở mới làm quen, Bên ngọn đồi quanh dòng suối nhỏ. Rừng thông xanh vươn mình reo trong gió. Môi em hồng vui lần gặp đầu tiên. Tạ từ em phố núi cao nguyên, Lòng ước nguyện sẽ có ngày gặp lại. Viết khi thăm Đà Lạt lần đầu vào năm 1977 sau khi thi xong đại học.

Monday, December 22, 2008

Một lời giải thích

Dối trá, lọc lừa đầy dẫy trên đời, Vì Chúa nhân từ vẫn lắng nghe những lời xưng tội. Vì Phật chỉ cho chúng sinh chín tầng địa ngục. Nhưng loài người chẳng bao giờ thấy chúng nơi đâu. Giải thích dùm cho ông bạn Lãng Nhân, người được Thái Minh Dũng viết như sau: Ta bà một kiếp cuồng si, Đa đoan một kiếp tu mi phận mày!

Vợ hay người tình

Hai gã đàn ông ba mươi năm hội ngộ. Một gã đọc thơ tình của bạn tặng người yêu. Cô gái ấy nay đã là vợ bạn. Nghe lại rồi tác giả hỏi thơ ai.
Tặng Thái Minh Dũng

Friday, December 19, 2008

Việt Nam chưa ký hiệp định tự do song phương với một nước riêng rẽ nào

Kể từ những năm 1990 đến nay, giữa các quốc gia thành viên cũng như chưa gia nhập WTO đã hình thành nhiều hiệp định thương mại khu vực (RTA) và hiệp định thương mại tự do song phương (FTA). Hiện có khoảng 380 FTA đã được thông báo cho GATT/WTO. Trong số này, 204 FTA đang có hiệu lực. WTO dự báo, đến năm 2010 sẽ có xấp xỉ 400 FTA đi vào thực hiện. Trong số đó, hình thức khu vực thương mại tự do chiếm hơn 90% và hình thức liên hiệp thuế quan chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Trong khu vực Đông Nam Á, cho đến thời điểm tháng 10 năm 2008, đã có 156 RTA/FTA ký bởi các thành viên ASEAN. Trong đó, có 49 hiệp định đang trong giai đoạn thực hiện. Sau đây là sơ lược tình hình phát triển của các RTA/FTA. 1. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Mặc dầu AFTA là nền tảng và chất xúc tác cho việc giải phóng thương mại của ASEAN, tăng trưởng ngoại thương bên trong khu vực chỉ chiếm 1/4 tổng khối lượng xuất khẩu của ASEAN. Đầu tư trực tiếp giữa các nước trong ASEAN cũng chỉ chiếm tỷ trọng 9,69%. Dòng chảy FDI của ASEAN chủ yếu đến từ các khu vực và quốc gia bên ngoài ASEAN, dẫn đầu là EU, thứ nhì là Nhật Bản. Thành viên ASEAN thu hút đầu tư trực tiếp FDI lớn nhất là Singapore, tiếp đến là Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Nhìn chung, có thể nhận định: tiến tới một thị trường chung ASEAN cần có nhiều nỗ lực và con đường vẫn còn dài. Có lẽ vì thế mà bên trong AFTA cũng đã hình thành các hệ thống quan hệ song phương để thúc đẩy cho cả hệ thống cùng tiến tới mục tiêu chung. Chẳng hạn, từ tháng 02/2002, Thái Lan và Singapore tuyên bố hình thành Hệ thống tăng cường quan hệ kinh tế Singapore-Thái Lan (STEER ). Tháng 4/2003, Thái Lan hình thành “Chiến lược phát triển kinh tế” với Lào, Campuchia và Myanmar. Theo sau các nỗ lực này, tháng 10/2003 Hội nghị ở Bali, các lãnh đạo ASEAN đã đồng ý hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan và các hàng rào phi thuế (NTBs) vào năm 2020. 2. Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Tháng 11 năm 2002, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc. Hiệp định khung này làm cơ sở để tiến tới hình thành RTA giữa ASEAN và Trung Quốc, viết tắt là ACFTA. Sau nhiều lần đàm phán bổ sung, ACFTA đi vào hiệu lực chính thức ngày 1 tháng Giêng năm 2005. Việc thực thi hiệp định thương mại này dự kiến hoàn toàn tuân thủ vào năm 2010 cho các thành viên ASEAN thuộc nhóm gia nhập trước và nhóm CLMV vào năm 2015. Trong 10 năm, từ 1996-2006, thương mại ASEAN –TQ đã tăng trưởng ở mức kỷ lục khoảng 700%. Đặc biệt trong năm ba năm (2004-2006), kể từ sau khi ký Hiệp định khung, trung bình xuất khẩu ASEAN vào Trung Quốc tăng 45,88%/năm và nhập khẩu 34,43%/năm. Tuy nhiên, cùng thời kỳ, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN chỉ chiếm xấp xỉ 2% trên tổng FDI của ASEAN. Yếu tố này mặc dầu không gây ấn tượng nhưng lại phản ảnh thực tế, Trung Quốc và các nước ASEAN đang cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút FDI. 3. ASEAN-Nhật Bản (AJFTA). ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ không chính thức từ năm 1973. Đến tháng 3/1977 hai bên tham gia diễn đàn chính thức ASEAN-Nhật Bản. Từ đó đến nay, ASEAN và Nhật Bản liên tục là các đối tác quan trọng về thương mại. Ngày 15 tháng 4 năm 2008, Nhật Bản và ASEAN đã ký Hiệp định Khung Hợp tác Kinh tế Toàn diện sau 5 năm đàm phán giữa các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản. Việc ký kết đã hoàn tất thủ tục cần thiết để phê chuẩn hiệp định thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) dự kiến sẽ được ký kết trong cuộc họp của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN vào kì tới. Khi AJFTA đi vào hiệu lực, dự kiến thuế của 90% hàng hóa xuất khẩu của ASEAN vào Nhật sẽ giảm xuống mức bằng không. Điều này tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản được thuận lợi hơn, nhưng đồng thời giúp Nhật Bản cân bằng thâm hụt thương mại với ASEAN. Bình quân tăng trưởng xuất khẩu của ASEAN vào Nhật trong vòng 10 năm (1996-2006) tăng 88,38%, nhưng nhập khẩu của ASEAN từ Nhật chỉ tăng 9,8%. Nhật đứng thứ hai về đầu tư trực tiếp FDI vào ASEAN. Đầu tư của Nhật vào ASEAN cũng dẫn đầu, khoảng 11 tỷ đô la Mỹ hàng năm [9]. AJFTA sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các tổng công ty của Nhật đầu tư vào ASEAN theo xu thế chuyển các ngành sản xuất chế tạo thâm dụng lao động từ Nhật Bản sang ASEAN. Trong khi đó, các quốc gia nhóm CLMV sẽ có cơ hội tiếp nhận FDI từ Nhật Bản về đầu tư cơ sở hạ tầng. 4. Hiệp định thương mại tự do EU-ASEAN. Vào tháng 4 năm 2005, Chủ tịch EU, Mandelson và các Bộ trưởng ASEAN thành lập nhóm công tác gồm các nhà kinh tế cao cấp với mục đích chính là nghiên cứu khả thi sáng kiến mới thành lập FTA để tăng cường gắn kết kinh tế. Hai bản nghiên cứu khả thi đã được lập, cung cấp các yếu tố nền tảng cho các cuộc đàm phán về FTA trong tương lai giữa EU và ASEAN. Trong tháng 10 năm 2006, EU phát hành thông điệp “Châu Âu Toàn cầu, Cạnh tranh trên thế giới” xác định ASEAN là một đối tác FTA ưu tiên. Nhóm công tác đặt mục tiêu giải phóng đầy tham vọng bao gồm cả giải phóng du lịch và đầu tư. Ngày 23 tháng 4 năm 2007 Ủy ban EU ủy quyền cho cho Hội đồng EU bắt đầu đàm phán FTA với ASEAN. Ủy ban Hỗn hợp được thiết lập và tiến hành hai lần họp và dự kiến trong năm 2008 sẽ tiến hành 4 cuộc đàm phán. 5. ASEAN-Mỹ. Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu về xuất khẩu của ASEAN. Tính theo giá trị ngoại thương, Mỹ hiện đứng vị trí thứ hai sau Nhật. Đầu tư của Mỹ vào ASEAN xếp hàng thứ ba nếu tính luôn cả đầu tư bên trong khối ASEAN với nhau và đứng vị trí thứ thứ hai nếu tính các nước bên ngoài đầu tư vào ASEAN. Từ 1977 đến 2004, Mỹ - ASEAN đã tiến hành 17 lần đối thoại thông qua các Hội nghị Bộ Trưởng và các diễn đàn của lãnh đạo cấp cao. Tổng thống Mỹ đã đồng ý triển khai chương trình Nâng cao Quan hệ Hợp tác ASEAN-Mỹ về mọi mặt, chính trị, ngoại giao. Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế, hai bên đồng ý tiếp tục chương trình Sáng kiến kinh tế ASEAN (EAI) , xem đó là cơ chế để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Mỹ và ASEAN, ký kết Hiệp định Khung ASEAN–Mỹ về Thương mại và Đầu tư vào 8/2006. Mỹ cũng đã ký riêng FTA vào 2003 và đang trong giai đoạn đàm phán FTA với Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Mỹ cũng đã ký Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư với Philippines (1989), Indonesia (1996), Brunei (2002), Thái Lan (2002), Malaysia (2004), Campuchia (2006), và Việt Nam (6/2007). Tổng thống Mỹ mới đây đã đề cử Đại sứ đầu tiên của Mỹ làm việc ở văn phòng Ban Thư ký ASEAN [9]. 6. Các FTA khác của ASEAN. ASEAN hiện đang duy trì đối thoại hợp tác với các nước khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Canada, Nga và Pakistan... Mặc dầu giao thương với các nước này còn chưa cao nhưng các bên đã duy trì đối thoại thông qua các ghi nhớ, tuyên bố chung và các diễn đàn khu vực. Một số nhận định: Đông Nam Á là một khu vực kinh tế năng động với xấp xỉ 50 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương. Các hiệp định này hình thành dựa trên các nguyên tắc nền tảng của WTO. Chúng nhắm đến mục tiêu giải phóng thương mại từng phần của nền thương mại thế giới, khi các cuộc đàm phán đa phương chưa tìm được tiếng nói chung. ASEAN hiện đang thực hiện RTA với Trung Quốc, đang đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… là những nền kinh tế lớn. Mặc dầu Nhật đã thành công ký hiệp định thương mại song phương với Singapore và đã đầu tư rất sớm, từ thập kỷ 80 vào Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Nhật cũng thấy áp lực khi giữa ASEAN và Trung Quốc đã hình thành ACFTA. Trong bối cảnh đó, nếu ASEAN chưa đủ năng động, rất có khả năng Nhật, Mỹ sẽ thúc đẩy đàm phán riêng rẽ để tiến tới FTA với các nước thành viên ASEAN như Malaysia và Thái Lan để tránh bị hiệu ứng chệch hướng thương mại (trade diversion effect) khi giữa ASEAN và Trung Quốc hoàn toàn đi vào thực hiện ACFTA vào năm 2010 và 2015 đối với nhóm CLMV. Bài học rút ra cho Việt Nam: Trong khi Việt Nam nỗ lực gia nhập ASEAN vào năm 1995 và WTO năm 2007 theo hướng đa phương hóa quan hệ ngoại thương, thế giới và khu vực lại có xu thế chuyển sang hình thành các RFA và FTA. Trước bối cảnh đó, Việt Nam không thể chậm chân trong việc tranh thủ thời cơ thuận lợi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Cần tiến hành phân tích và tận dụng khai thác các RTA/FTA đã có trong khu vực trên cơ sở các lợi thế riêng của quốc gia. Chậm chân trong việc thích ứng với động thái ngoại thương của khu vực sẽ bị cuốn hút vào vòng xoáy ngoại thương của các nền kinh tế đang mạnh lên trong khu vực và bị trở thành “sân sau” cho các nền kinh tế này. Trên thực tế, ngoài AFTA, ACFTA, AKFTA là các hiệp định thương mại tự do khu vực Việt Nam đang tham gia cùng các nước ASEAN với Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Nam hiện chưa ký được một FTA với bất cứ quốc gia nào. VĐK

Sunday, November 30, 2008

Saigon in Vanity Fair

..."There are lots of reasons to come to Saigon, but walking the streets is not one of them. Not because of the heat, which can leave you dripping with sweat and dangerously dehydrated after a couple of blocks, nor because of the long rainy season, which can leave you soaking wet and sheltering in shop doorways and arcades for an hour or so each day. The heat and the rain are only inconveniences, and more than made up for by the potential rewards of drifting through the dynamic street life of this intensely physical city. Or at least they would be if that were all there was to it. But the very real possibility of being killed or maimed by motorbikes on streets where there appear to be no traffic laws or, if they exist, are rarely observed, tends to drain the pleasure from the early-morning exploration of the avenues and alleyways, or from the relaxed, post-prandial evening stroll around the Opera House. And even if you are not left broken and bleeding by the side of the road, the sheer terror of crossing the streets is so stressful that you end up in no condition to savor the sights of Saigon. Motorbikes make no concessions to pedestrians, cars none to motorbikes, and buses none to anything. There is no refuge to be had from sidewalks and crossings either, and they are often more perilous, offering, as they do, a false sense of security; sidewalks are viewed simply as third traffic lanes for the rush hour, crossings and one-way signs are merely decorative, and red lights are red capes to the charging Hondas. If there is any upside to this moronic inferno it’s that the universally appalling driving is mitigated by the natural aversion of most Asians to any kind of confrontation, rendering road rage not unknown but relatively rare, anger replaced by an eerie, zombie-like passivity. Where, you may ask, are the forces of law and order when this quotidian nightmare is going on? Well, for the most part they are, by all accounts, busy taking bribes. The police are like crocodiles lying in wait every day for an endless wildebeest migration. And the motorcyclists themselves are apparently happy to calculate their odds according to wildebeest actuarial charts. Assuming that you either have nerves of steel, or can find no convincing reason to live and are still determined to walk around the city, you are then confronted by the appropriation of the sidewalks by whoever gets there first. There is very little concept of personal space in Saigon. In many parts of the city you can barely walk 30 feet without being forced onto the street, thwarted by improvised sidewalk restaurants, whole families stretched out from doorway to curb, motorbikes parked legally and illegally, or just by groups of people who make no effort to let you pass. At first I would become very colonial about all this and huff and puff and wave at people with my flyswatter. But you have no choice but to accept it; it’s their country, and if they accept it without being offended, that’s just the way it is. I’m fairly sure I don’t have nerves of steel but nevertheless I continue to walk everywhere."...

Full reading site: http://www.vanityfair.com/culture/features/2008/11/saigon200811?currentPage=3 

Tuesday, November 04, 2008

China, Singapore sign free trade pact

China, Singapore sign free trade pact www.chinaview.cn 2008-10-23 11:30:25 Special Report: The 7th Asia-Europe Meeting Summit BEIJING, Oct. 23 (Xinhua) -- China and Singapore on Thursday signed a bilateral free trade agreement (FTA) ahead of the seventh Asia-Europe Meeting (ASEM) to be held here on Oct. 24-25. The signing of the FTA was witnessed by Chinese Premier Wen Jiabao and Singaporean Prime Minister Lee Hsien Loong who kicked off his China visit on Wednesday afternoon. Chinese Premier Wen Jiabao (R) and Singaporean Prime Minister Lee Hsien Loong make a toast after the signing of a bilateral free trade agreement (FTA) in Beijing on Thursday, Oct. 23, 2008. (Xinhua Photo)Photo Gallery>>> Negotiations for the China-Singapore FTA began in October 2006. Previous reports said the FTA covers trade in goods, rules of origin, trade remedies, trade in services, movement of natural persons, investment, customs procedures, technical barriers to trade, sanitary and phytosanitary measures and economic cooperation. Trade between the two countries reached 47.15 billion U.S. dollars in 2007. Singapore is China's eighth largest trade partner and the seventh largest investor. Wen Jiabao said during his meeting with Lee Hsien Loong prior to the signing of the FTA Thursday morning that the pact signals a leap forward in the bilateral ties between the two countries. He said relations between China and Singapore had always been friendly, cooperative and creative. Chinese Premier Wen Jiabao (L-2) holds a meeting in Beijing with Singaporean Prime Minister Lee Hsien Loong prior to the signing of the FTA Thursday morning, Oct. 23, 2008. (Xinhua Photo) Photo Gallery>>> Lee Hsien Loong agreed that the growth of the bilateral relations between the two sides, especially the FTA, was "a testimony of the strength of our relationship and reflects our intention to broaden our exchanges and ties," he said. He said the ASEM is held during major development in the financial sector worldwide, and provides "opportunities to exchange wills in the instable environment." "It is important for Asian countries to work together, exchange wills, and maintain the dynamic and stamina which characterize the past decades of Asia development," he said

Thursday, October 30, 2008

Life is miracle!

Mr. Le Van Thu (right), my classmate in Hue University and also in Quoc Hoc High School went to the U.S. on the IV program thanks to Angela's nomination. He shows me this picture!
The man, who sits next to him, is Phan Ung Man. Man is also our classmate. Mr. Man escaped Vietnam after graduation in 1981. Now, he is a staff of the U.S. Trade Mark and Patent Office in DC. He married with the daughter of Professor Chu Pham Ngoc Son, who is very well-known in Ho Chi Minh City. As you see his house, Mr. Man now has a comfortable life in the U.S. I did go to DC but did not know that Mr. Man was there in 2004.
But here is another mystery. When I was in DC, a staff of the Library of Congress came to visit me and gave me a chance to visit her home in Virginia near by. Mr. and Mrs. Lien Huong Fiedler asked me to stay one night at her home. The reason was strange to every Vietnamese: to see a dear coming to her garden at night. That night I fell asleep. However, next morning, we almost were about hitting a dear on the way back DC. We stopped by the restaurant, "The Tastes of Vietnam" for lunch. Do you believe? A Vietnamese came to see me and greeted with my name. Mr. Le, who immigrated to the U.S., was also the former colleague of mine working in Ho Chi Minh City.

Thursday, October 23, 2008

Đối sách kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Barack Obama và John McCain

Trong lúc nước Mỹ đang gặp khủng hoảng tài chính. Người dân Mỹ cũng như trên thế giới có lẽ quan tâm nhất những đối sách kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống mà đằng sau họ chính là những cố vấn kinh tế. Một trong những cố vấn kinh tế của Barack Obama là giáo sư kinh tế Đại học Chicago, Austan Goolbee, năm nay mới 39 tuổi. Goolbee tốt nghiệp thạc sĩ ở Yale nănm 1991 và lấy bằng tiến sĩ kinh tế ở MIT năm 1995. Goolbee đã từng là một trong những thành viên thuộc nhóm cố vấn kinh tế Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ. Ông chuyên viết bài cho báo New York Times, giành được học bổng Fulbright và thường xuất hiện trên kênh truyền hình Lịch sử với chuyên đề Lịch sử kinh doanh. Goolbee được đánh giá là thế hệ các nhà kinh tế có tầm nhìn và kỹ năng của thế kỷ 21. Ông cùng Giáo sư Richard Thaler, sáng lập viên của trường phái kinh tế học hành vi hoặc Cass Sunstein, giáo sư trường luật Đại học Chicago...là những nhà kinh tế tập trung nghiên cứu hành vi của công chúng đối với các vấn đề như thuế thu nhập, ảnh hưởng của internet và hệ thống kết nối xã hội. Các nhà nghiên cứu này dựa vào ứng dụng công nghệ mới trong y học để xác lập mối quan hệ của hệ thần kinh và hành xừ của con người khi làm quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Theo họ, hành xử của con người thường là "mặc định" trước các lựa chọn rủi ro và lợi nhuận, chứ không phải lúc nào cũng có lý như những kết luận trước đây. Một trong những đề nghị của Goolbee là đơn giản hóa cách khai thuế cho đại bộ phận người dân Mỹ. Mọi người có lẽ đã biết, sở thuế Mỹ tạm trừ trước một khoản thu nhập của người dân, cuối năm cá nhân phải khai thuế để nhận lại khoản tiền tính bị dôi ra, hoặc đòi thêm khoản bù thu nhập theo quy định. Nhờ vào cơ sở dữ liệu thuế, cơ quan thuế sẽ tính và trả trước các đối tượng bị đóng thuế một khoản tiền còn dư cùng với thông tin giải thích liên quan, người đóng thuế thường chọn giải pháp chấp thuận. Nói khác đi, lựa chọn của họ trở nên "mặc định". Với cách làm này, sẽ tiết kiệm cho người dân 225 triệu giờ và 2 tỷ đô mỗi năm. Về vấn đề toàn cầu hóa và an ninh kinh tế của nước Mỹ, Goolbee cho rằng, dựa trên kết quả nghiên cứu, cho thấy toàn cầu hóa không có tội tình gì. Nếu Mỹ không nhập hàng tiêu dùng của Trung Quốc thì cũng nhập của một nuớc nào khác, chẳng hạn, Việt Nam, hay Mexico... Để củng cố an ninh kinh tế, theo ông, nước Mỹ cần thay đổi trong việc tạo ra nhu cầu đối với lao động có kỹ năng và sử dụng lợi thế công nghệ. Nhưng nếu chọn giải pháp này, sẽ có 75 đến 85% người Mỹ có thu nhập trung bình sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn. Vì thế, về lâu dài, chìa khóa để giải quyết vấn đề này là đầu tư vào giáo dục và làm cho thu nhập người dân có tính lưu động. Nếu thắng cử, chính sách kinh tế của Obama sẽ tập trung giải quyết khiếm khuyết hiện tại của xã hội Mỹ, khi mà 2/3 kỹ sư và tiến sĩ khoa học tốt nghiệp không phải là công dân Mỹ. Tiếp đến là vấn đề tuổi trung bình tốt nghiệp đại học ở Mỹ hiện nay là 31 chứ không phải là 25 như trong quá khứ. Theo Goolbee, đây là hậu quả của việc giảm đầu tư ngân sách vào nghiên cứu khoa học tám năm qua, cũng như sự cam kết của chính phủ trong đầu tư vào chương trình đào tạo nâng cao bị thả lỏng. Ba lãnh vực sẽ dành được nhiều ưu tiên trong giáo dục và đào tạo của Mỹ là y học, công nghệ sinh học và khoa học tính toán. Trước mắt, nếu trở thành tổng thống, Obama hứa trả lại mỗi công nhân $500 hoặc $1000 đô la cho mỗi gia đình để thúc đẩy tiêu dùng. Chi 50 tỷ đô la thông qua các dự án của tiểu bang và liên bang về cầu đường, trường học, và các dự án tạo công ăn việc làm trong nước. Hoãn trả nợ cho các chủ hộ không có khả năng chi trả để họ đàm phán làm quyết định giữ hay chuyển nhượng tài sản. Cho phép mỗi gia đình rút đến 10.000 đô la từ tài khoản nghỉ hưu bất cứ khi nào trong một năm để chi tiêu mà không bị tiền phạt. Cung cấp một khoản trợ thuế 60 tỷ đô la cho các doanh nghiệp tạo công ra việc làm trong nước. Tạo ra một ngân quỹ khẩn cấp để cho vay trực tiếp đến doanh nghiệp nhỏ và mở rộng cho vay có bảo đãm thông qua tổ chức Quản lý doanh nghiệp nhỏ của Mỹ. Đối với ứng viên McCain, nếu thắng cử, trước mắt ông hứa sẽ chi 300 tỷ đô la để mua lại tài sản của các chủ hộ không có khả năng trả tiền nhà để họ đàm phán lại về cách thanh toán tiền nhà dựa trên giá trị tài sản hiện có. Cho phép người dân tuổi từ 59 trở lên rút tiền từ khoản tiết kiệm nghỉ hưu cá nhân và chỉ chịu thuế suất 10% thay vì 35% theo luật thuế hiện hành. Giảm thuế đánh vào phần tăng giá của cổ phiếu từ 15% xuống còn 7,5%. Tăng khoản giảm thuế để bù cho việc mất giá cổ phiếu đến 15.000 đô la một năm. Luật hiện tại quy định mức giảm trừ chỉ đến 3.000 đô la Loại bỏ thuế đánh vào khoản trợ cấp do mất việc làm. Tạm thời hoãn quy định đòi hỏi người Mỹ trên tuổi 70 và có khoản thời gian quy định là sáu tháng để bắt đầu bán các khoản tiết kiệm nghỉ hưu cá nhân, giúp họ tránh khỏi phải bán ra các cổ phiếu đang trong thời kỳ giá thấp. Nhạc trưởng kinh tế của McCain hiện là Tiến sĩ Douglas Holtz-Eakin. Ông là chuyên viên nghiên cứu cao cấp ở Viện Kinh tế Quốc tế Peterson từ 2007 đến tháng Ba 2008. Từng là giám đốc của Văn phòng Ngân sách Quốc hội nhiệm kỳ 2003–05. Giữ chức Kinh tế trưởng ở Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời Tổng thống Bush (2001–02) trong một khoảng thời gian 18 tháng và là chuyên viên kinh tế cao cấp của Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bush trong hai năm (1989–90). Holtz-Eakin là giám đốc công ty DHE Consulting, LLC do ông làm chủ. Đã từng được bổ nhiệm làm công tác nghiên cứu ở Đại học Columbia và Princeton, chủ tịch và giáo sư kinh tế, ủy viên hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách công Maxwell ở Đại học Syracuse. Ông đã giữ chức vụ giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Địa kinh tế Maurice R. Greenberg và được tôn vinh chức danh giáo sư kinh tế quốc tế mang tên Paul A. Volcker ở Ủy ban quan hệ đối ngoại. Ông cũng đã là cố vấn cho nhiều chính phủ tiểu bang ở Mỹ. Một điều thú vị là trong lúc hai ứng viên tổng thống đang đi vận động tranh cử, hai cố vấn kinh tế đã được mời đến Đại học Columbia hôm thứ hai 20/10 để tranh luận về khả năng thực hiện các giải pháp kinh tế của các ứng viên tổng thống. Mặc dầu có dịp để hùng biện về tính thuyết phục của các giải pháp kinh tế do họ đề ra, cả hai đều thừa nhận rằng cho dù là ai thắng trong cuộc bầu cử này, khủng hoảng tài chính hiện nay sẽ làm cho lời hứa của hai ứng viên khó có thể thực hiện được trong 4 năm tới.

Friday, October 10, 2008

Trinh Cong Son-Tieng hat hoa binh - Dang Tien

"Đã nhiều người nói Trịnh Công Sơn là thiên tài. Sự đánh giá thành tâm, nhưng mơ hồ, sử dụng một khái niệm khó định nghĩa và không có tiểu chuẩn. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chữ thiên tài bao hàm một ngụ ý chính trị. Nhưng nhìn dưới ánh sáng nào đi nữa, sự nghiệp Trịnh Công Sơn cũng là một khối tài tình. Tài và tình sinh ra nhau, nuôi dưỡng lấy nhau bằng lương thực một trần ai khổ ải. Chữ tài, phần nào, là của trời cho ; chữ tình là khối đau thương khổ luyện trong khổ nạn. Và chính khối đau thương - qua những lời ca phản chiến - đã vinh danh Trịnh Công Sơn trong khổ nạn, vinh danh bên ngoài ý muốn của nhiều quyền lực thế trị ; và sau này nữa, bên ngoài những mê chấp sân si. Song song với ca khúc hoà bình làm trong một thời điểm đặc biệt, Trịnh Công Sơn vẫn sáng tác nhạc phẩm ca ngợi tình yêu, tình bạn, thiên nhiên và cuộc đời. Tất cả tâm cảm ấy cùng chiếu rọi về tình người, nổi bật trong bất hạnh."

What is life?

WHAT IS LIFE Prof. K.T.S. Sarao Dịch: Lê Bích Sơn Life is a challenge… meet it. Đời là một cuộc thử thách, hãy đương đầu với nó. Life is a gift… accept it. Đời là một món quà, hãy nhận lấy. Life is an adventure… pare it. Đời là một cuộc phiêu lưu, hãy giảm dần. Life is sorrow… overcome it. Đời là nỗi đau, hãy vượt qua. Life is tragedy… face it. Đời như tấn bi kịch, hãy chịu đựng. Life is duty… perform it. Đời là bổn phận – trách nhiệm, hãy thực hiện. Life is a game… play it. Đời là một ván cờ, hãy đánh cuộc với nó. Life is a mystery… unfold it. Đời là một điều bí ẩn, hãy tìm cách mở ra. Life is a song… sing it. Đời là một bài ca, hãy vui ca hát. Life is an opportunity… take it. Đời là một cơ hội, hãy nắm lấy. Life is a tourney… complete it. Đời là một cuộc đấu thương trên ngựa, hãy hoàn thành. Life is a promise… fulfit it. Đời là một lời hứa, hãy thực hiện. Life is love… discover it. Đời là tình yêu, hãy khám phá. Life is beauty… praise it. Đời là vẻ đẹp, hãy ca ngợi. Life is truth… realise it. Đời là chân lý, hãy thấu hiểu. Life is a struggle… fight it. Đời là một cuộc chiến đấu, hãy đánh trận với nó. Life is a puzzle… solve it Đời là một câu đố, hãy tìm cách giải. Life is a goal… achieve it. Đời là một mục tiêu, hãy đạt được.

Wednesday, October 08, 2008

An Amerian diplomat talks with Quoc Hoc High School students on the occasion of his visit to Hue. He advises students that they should travel out of their home town to see what people are doing and wonder how they could do when they grow up. A student responses, "What would you do to help my country, particularly, my home city, to get better economic condition so that I can have money to travel along my country or travel abroad?" On the way back, he told me, "These students are smart!" I am proud to be a former student of this school.

Wednesday, August 06, 2008

Con phố dòng sông

Những chuyến xe buýt oằn mình mỗi ngày trên phố. Chở trong lòng học sinh, công nhân và người cao tuổi. Dưới lòng đường các chàng trai và những cô gái trẻ. Cưỡi những chiếc xe phân khối lớn. Ngực, mông mời gọi. Sức sống thanh xuân chẳng màng nắng, khói, bụi, quyện với hơi người. Những mái đầu biến lòng đường thành dòng kênh đen. Giờ những chiếc mũ bảo hiễm biến đường phố thành những dòng sông bạc. Loáng dưới ánh mặt trời mỗi sáng. Anh xót xa tự hỏi. Sao dòng sông người không chảy thể nhanh hơn? Đất nước nhận hàng trăm tỷ đô la. Vẫn chưa khơi được dòng sông người chảy lờ đờ trên phố. Vẫn không cất được gánh hàng rong của mẹ. Và những cánh tay chờ bố thí bên đường. Phải chăng dòng sông người đi mỗi ngày thêm chậm, Vì gánh nợ trên vai ngày mỗi chất chồng?

Thursday, July 17, 2008

Giải độc lạm phát: nền tảng nằm ở yếu tố con người.

Một mẫu tin trên Báo Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 7 năm 2008, gây sửng sốt dù đó là sự thực: Thành phố HCM hiện có 14 khu chế xuất, khu công nghiệp với khoảng 220 ngàn công nhân, chỉ có 5% công nhân được sống trong nhà lưu trú. Số còn lại sống trong những khu nhà ọp ẹp không đủ quy chuẩn đảm bảo điều kiện sinh hoạt ăn, ở, vệ sinh môi trường. Những nơi này do các hộ gia đình sống kề cận khu công nghiệp tự xây dựng rồi cho thuê lại. Chúng ta tự hào là một quốc gia có định hướng phát triển dựa trên nền tảng công-nông nhưng mẫu tin trên cho thấy các nhà quản lý chưa có các chương trình hành động gì cụ thể để hỗ trợ cho lực lượng lao động chủ chốt vận hành nền kinh tế. Chúng ta chú trọng đào tạo nâng cao kỹ năng hiện đại cho cấp quản lý, nhưng họ đâu phải là người làm ra sản phẩm trực tiếp? Làm thế nào họ có thể áp dụng kỹ năng này vào thực tế khi người lao động chưa nhìn thấy tương lai của mình trong xí nghiệp, công ty? Chúng ta đầu tư hàng ngàn tỷ vào hạ tầng cơ sở, nhà máy, thiết bị công nghệ hiện đại, những đầu tư này sẽ không thể tạo ra năng suất hiệu quả khi con người vận hành chúng có hoàn cảnh sống thiếu những điều kiện căn bản. Chúng ta đã đầu tư hàng chục tỷ vào các chương trình bình chọn các doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa chất lượng cao, chương trình quảng bá thương hiệu quốc gia. Những doanh nghiệp như thế làm sao có chất lượng sản phẩm bền vững khi những người làm ra sản phẩm lại sống trong những căn nhà ọp ẹp, tạm bợ và thiếu vệ sinh như thế? Các chủ doanh nghiệp tìm đâu ra lòng trung thành từ người lao động khi phương tiện đi lại và phòng làm việc, nơi họ sinh sống đầy đủ phương tiện, còn công nhân thì sống ra sao là việc của mỗi người? Lịch sử luôn là bài học cho những ai muốn tham khảo. Nhà Nguyễn mở mang bờ cõi tận phương Nam vì di dân cả làng, cả họ, đi đến đâu cũng lấy an cư lạc nghiệp làm đầu. Các công ty Nhật làm ra hàng hóa chất lượng tốt và ổn định vì biết chú trọng đến đời sống công nhân. Xưởng sản xuất của công nhân được gắn máy điều hòa trước rồi mới gắn cho quản lý sau. Akio Morita, chủ tịch hãng Sony của Nhật Bản đã kết luận, người Nhật có thể học nhiều thứ ở Mỹ nhưng văn hóa doanh nghiệp thì Mỹ nên học người Nhật. Ông đã sốc khi viếng thăm một xưởng sản xuất của Motorola ở Mỹ và thấy cấp chỉ huy ngồi làm việc trong phòng có trang bị điều hòa không khí còn công nhân sản xuất thì làm việc trước các quạt gió lớn quay vù vù, “Làm thế nào anh có công việc chất lượng từ những ngưởi làm việc trong điều kiện như thế? Lòng trung thành gì anh mong đợi từ công nhân khi họ thấy anh ngồi làm việc trong phòng lớn gắn điều hòa không khí, còn họ thì không?” Trở lại vấn đề nóng hổi của đất nước. Có một yếu tố nền tảng ít được nhắc đến trong các biện pháp giải độc lạm phát ở nước ta đó là vấn đề năng suất hiệu quả của nền kinh tế mà chìa khóa nằm ở yếu tố con người: họ là công nhân và nông dân. Hơn bao giờ hết, hãy có những chính sách cụ thể tập trung vào đối tượng này.

Sunday, June 15, 2008

Một số giải pháp góp phần hạ nhiệt nền kinh tế Việt Nam

Viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn rất sáng sủa vì nền chính trị ổn định, nguồn nhân lực trẻ-thông minh-cần cù, lực lượng lao động phổ thông lớn và giá nhân công vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong quý I/2008 và tiếp tục trong các tháng đầu của quý II/2008, nền kinh tế Việt Nam đã trở nên quá nóng. Các yếu tố toàn cầu như giá dầu và giá lương thực tăng cao đã châm ngòi cho bùng nỗ lạm phát trong nước lên đến trên 20% trong tháng năm, so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán (Vietnam Index) sụt giảm trên 60%. Tiền đồng Việt Nam bị mất giá so với các ngoại tệ khác. Ngoài các yếu tố bất lợi bên ngoài, các yếu tố bên trong như: tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại quá nóng, phần lớn cho vay đầu tư địa ốc và chứng khoán ngắn cũng như dài hạn (trên 50%); thâm hụt cán cân thương mại tương đương 6% trên tổng sản lượng quốc dân (GDP). Những yếu tố bên trong này có căn nguyên từ các vấn đề: giá trị địa ốc bị thổi phồng lên quá cao, cao rất nhiều lần trong năm 2007; tăng đột biến lượng tiền đầu tư trực tiếp, gián tiếp đổ vào Việt Nam (trên 20 tỷ đô la Mỹ); và cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng vượt quá giá trị thực chất, năng suất hiệu quả của các công ty. Trước tình hình này, chính phủ Việt Nam đã và đang có những biện pháp nhằm bình ổn kinh tế. Biện pháp thứ nhất là rà soát các dự án đầu tư công lớn và tiết giảm chi phí công. Tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) tại Sa Pa - Lào Cai, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã phát biểu "Ngày 15/6 tới, các địa phương còn lại phải nộp báo cáo việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008. Nếu làm không tốt, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm". Biện pháp thứ hai là ghìm giữ giá nhóm 10 mặt hàng thiết yếu nhằm ưu tiên tập trung cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Trong cuộc họp giao ban thường trực Chính phủ về công tác điều hành xuất nhập khẩu, hạn chế nhập siêu và quản lý giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu hồi cuối tháng 3-2008, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: 10 mặt hàng thiết yếu gồm xăng dầu, điện, than, nước sạch, vé xe buýt, vé tàu hỏa, vé máy bay, xi măng, sắt thép, học phí và viện phí sẽ không được tăng giá cho đến tháng 6-2008, trừ phi có trường hợp đột biến giá. Sau đó, tại cuộc họp với các doanh nghiệp đầu mối tháng 4-2008, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ cho phép tạm ứng trước 95% số lỗ tạm tính theo kế hoạch nhập khẩu cho doanh nghiệp không tăng giá bán lẻ đến tháng 6. Các mặt hàng như xăng dầu, điện, than, xi măng, cước phí giao thông... phải giữ ổn định đến tháng 6. Biện pháp thứ ba là điều chỉnh lãi suất cơ bản và nới rộng biên độ dao động tỷ giá giao dịch ngoại tệ. Trong tháng 5/2008, Ngân hàng Nhà nước đã nâng mức ấn định lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% năm. Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại vì thế đã tăng 18%/năm. Tỷ giá giao dịch tiền đồng VN so với đô la Mỹ cũng đã có mức ấn định mới, di chuyển từ 15,519 đồng/1USD thành 16,233 đồng/1USD. Ngày 11 tháng 6, lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng lãi suất cơ bản từ 12 lên 14% và phá giá đồng nội tệ thêm 2%. Có thể nói các biện pháp trên vẫn chưa tạo ra các hiệu ứng khả dĩ có thể xua tan đám mây tạo nên hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt nền kinh tế Việt Nam. Sau 3 tháng kìm hãm giá, ngân sách Nhà nước đang phải chịu sức ép rất lớn. Giá bán than cho sản xuất xi măng, giấy, phân bón chỉ bằng 80% giá bán bình thường trong nước và dưới 50% giá than xuất khẩu cùng loại. Giá bán than cho sản xuất điện hiện nay chỉ bằng 65% giá thành sản phẩm, bằng 55% giá bán than xuất khẩu cùng loại. Tương tự, giá bán lẻ xăng dầu hiện nay bằng 80-90% giá khu vực. Hiện tượng đầu cơ, tích trữ trong khâu phân phối liên tục gây ra những cơn sốt lớn, nhỏ về gạo, thép, xi măng. Càng gần đến ngày 30-6, càng có nhiều người, từ người phân phối đến người tiêu dùng, với quy mô khác nhau, tham gia vào hoạt động tích trữ, găm hàng, chờ đợi thời điểm sau ngày 30-6-2008[1]. Rất có thể hàng hóa đầy trong kho ở cảng ở Tp. Hồ Chí Minh vừa qua, ngoài nguyên nhân sức tiêu dùng giảm còn yếu tố găm hàng chờ giá. Biện pháp tăng biên độ dao động đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ cũng chưa có tác dụng đáng kể trong việc điều chỉnh thâm hụt mậu dịch, nhưng lại gây tác động tâm lý khiến nhu cầu ngoại tệ tăng. Tỷ giá tiền đồng trên thực tế đã trượt cao hơn mức ấn định của nhà nước kể từ sau khi nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản[2]. Nhà nước cần có thêm một số biện pháp bổ sung. Thứ nhất, nhà nước nên tính đến điều kiện bổ sung lượng tiền từ bên ngoài đưa vào Việt Nam thông qua các kênh của ngân hàng nhà nước như vay các tổ chức quốc tế, đầu tư trực tiếp FDI, tiền gửi của người Việt hải ngoại… để bù vào thâm hụt mậu dịch. Là thành viên của hiệp định thương mại tự do khu vực AFTA và ASEAN-Trung Quốc, Việt Nam cần tính đến khả năng sử dụng quỹ sắp xếp hoán đổi tiền tệ của ASEAN (ASEAN Swap Arrangement-ASA) hoặc một hệ thống sắp xếp hoán đổi song phương (Billateral Swap Agreement-BSAs) trong số các thành viên ASEAN, kể cả với Trung Quốc. ASA hiện đạt quy mô 1 tỷ USD trong khi 16 BSAs đạt đến quy mô tổng cộng 36.5 tỷ USD. Tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2007 FDI đăng ký trên 20 tỷ USD, song tỷ lệ giải ngân chỉ dừng ở con số khiêm tốn 4,6 tỷ USD. Năm tháng đầu năm 2008, vốn đăng ký đã lên tới trên 15 tỷ USD và theo ước đoán, vốn FDI đăng ký cả năm có thể lên tới trên 30 tỷ USD[3]. Chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích để tỷ lệ giải ngân có thể “đuổi kịp” vốn đăng ký và đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự phát huy hiệu quả thay vì chỉ vẽ ra những viễn cảnh huy hoàng về con số. Kiều hối của gần ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài cũng là một nguồn quỹ quan trọng. Theo tính toán, Việt Nam nhận gần 5,5 tỷ kiều hối trong năm 2007. Trong điều kiện khó khăn, chính phủ nên có các biện pháp để khuyến khích bà con Việt Kiều gửi tiền về nước. Một trong những biện pháp ấy là nới rộng hay bỏ các quy định mua nhà của người Việt ở nước ngoài. Việc nới rộng các quy định mua nhà của cả các công ty quốc tế cũng cần nên xem xét. Đừng để cho yếu tố tâm lý về chủ quyền tác động đến chính sách kinh tế. Ví dụ, tranh luận về việc đồng ý để cho công ty Toyota mua đất xây nhà máy trên đất của Mỹ, sản xuất xe hơi tiên tiến phục vụ người tiêu dùng trong nước là một bài học về chủ quyền và giải pháp kinh tế kinh điển. Tất cả các đề xuất nói trên kết hợp với các biện pháp đang tiếp tục điều hành của chính phủ trong các tháng tới sẽ đóng một vai trò như là chiếc phong vũ biểu trong việc thu hút vốn, góp phần giữ vững tỷ lệ tăng trưởng GDP 7% đã được Quốc hội điều chỉnh trong cuộc họp bế mạc ngày 3/6/2008 vừa qua[4]. Võ Đắc Khôi [1] Báo Đại Đoàn Kết Online, http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=7&categoryId=88&id=7268 [2] Tỉ giá đô la đã vượt ngưỡng 18.000 đồng/1USD ngày 5/6/2008, theo VietNamNet. [3] Báo điện tử Tổ Quốc, ngày 6/6/2008. [4] http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/06/3BA02F36/

Thursday, May 29, 2008

Câu chuyện văn phòng thời hiện đại: “Trăm nghe không bằng một thấy!”

Edward Murrow là một sư tổ về nghề báo chí và truyền thông. Ông còn là một người có nhiều câu phát biểu nổi tiếng được đưa vào sách sưu tập những câu nói hay của danh nhân. Tuy nhiên, có một câu không thấy sách trích dẫn, nhưng rất cần chú ý trong thời đại kỷ thuật số hiện nay, liên quan đến vấn đề lạm dụng công nghệ kỹ thuật trong giao tiếp, tạm dịch nôm là, “Hiệu ứng ba bước!” Lam Điền là một thư ký giỏi. Đang làm thư ký họp cơ quan bỗng nhiên cô bỏ ra ngoài. Lát sau, một đồng nghiệp vào thay thế vì cuộc họp vẫn còn tiếp tục. Cuối cuộc họp tìm hiểu mới biết, Lam Điền bỏ ra ngoài để khóc vì nàng nghĩ mình đã bị oan. Cô đã gửi thư điện tử nội dung cần bàn đến từng người để đọc và cho ý kiến trước khi họp. Tuy nhiên, một vài vị tham dự họp vì không nhận được email nên mới có lời trách móc. Để chứng minh rằng mình đã gửi, Lam Điền mở máy vi tính in ra danh sách người nhận thư trình cho mọi người. Địa chỉ của mọi người nhận đều có đủ, nhưng không rõ vì sao, thư điện tử không đến tay người nhận? Tuần trước bản thân Hoàng cũng bị một vố tương tự. Buổi sáng, anh nhận được một tin nhắn, “Chiều nay ba giờ anh đến trình bày nhé! Anh nhớ mang theo máy tính xách tay.” Hoàng bần thần không biết tin nhắn của ai, vì trong danh bạ điện thoại của anh không hiển thị tên người gửi. Tự nhủ, ắt có người gửi lầm vào số điện thoại của mình, Hoàng bỏ lơ. Chiều hôm đó, ngồi trong một cuộc hội thảo quốc tế, máy điện thoại của Hoàng rung đến tám lần. Giờ giải lao Hoàng gọi vào số máy của người đã gọi và nhận ra cô thư ký mới tên Thuận ở văn phòng của một đơn vị thân quen. Thuận bảo, “Chết rồi anh ơi! Sao anh không đến trình bày chuyên đề của mình, túng quá em phải đưa giám đốc của công ty làm người thay thế. May quá, thôi ổn rồi anh ạ!” Thì ra Thuận đã gửi thư điện tử cho Hoàng. Thấy thư có tiêu đề không liên quan, Hoàng chưa có ý định mở ra đọc! Người thư ký này sau khi gửi thư còn cẩn thận tiếp tục bằng một tin nhắn, “Đã gửi anh email!” và nhận tin của Hoàng “OK” nàng đinh ninh mọi chuyện suông sẻ. Nào ngờ! Hai câu chuyện nhưng cùng một vấn đề có thực trong đời sống giao tiếp văn phòng hiện đại, có lẽ cả hai cô thư ký và Hoàng đều đã bị thời đại kỹ thuật số làm cho mê muội. Đối với Hoàng, do nhận nhiều thư điện tử trong ngày, anh máy móc đề ra nguyên tắc, nếu mở thư điện tử là phải xử lý ngay. Vì vậy, nếu đưa chuột vi tính vào tiêu đề của thư điện tử, thấy hiển thị tiêu đề thư không mấy quan trọng, Hoàng thường giữ nguyên chúng và chỉ xử lý khi hết sức rảnh rỗi. Nguyên tắc này đã gây thiệt hại đến công ty của cô thư ký đáng mến và chắc chắn tạo ra mặc cảm không hay giữa công ty của Thuận và Hoàng. Thuận có thể trách Hoàng, tại sao anh lại gửi lại hai chữ OK làm gì khi không biết người gửi cho mình là ai? Nhưng Hoàng cũng có thể trách Thuận, tại sao không gọi điện hay gặp mặt nhắc nhỡ Hoàng trước đó vài hôm? Tại sao không nhận tài liệu tập huấn của Hoàng nhưng Thuận không gọi điện để nhắc nhỡ và nàng vẫn đinh ninh Hoàng đã nhận lời? Còn trong câu chuyện của Lam Điền, câu nói của Edward Murrow càng tỏ ra có tác dụng hơn. Tại sao Lam Điền không in ra nội dung và đưa trực tiếp cho đồng nghiệp của mình, người chỉ cách nàng ba bước, hàng ngày vẫn ra vào cơ quan? Qua câu chuyện kể trên, ngẫm nghĩ mới hay, tổ tiên ta đã có lời dạy, “Trăm nghe không bằng một thấy!” Quả không có gì có thể thay thế được bằng giao tiếp trực diện.

Sunday, April 20, 2008

Quỹ đầu tư mạo hiểm - Venture Capital

Lịch sử kinh doanh ở Mỹ đã chứng minh, ngành quỹ đầu tư mạo hiểm là một phương thức hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế. Để thu hút vốn vào doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu đúng về ngành quỹ đầu tư. Trước tiên, cần phân biệt giữa câu chuyện mơ mộng và hiện thực về nó. Quỹ đầu tư mạo hiểm, nói gọn là quỹ, là một nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp có thể phát triển bằng cách góp vốn để triển khai ý tưởng của doanh nhân mới dựng nghiệp, nhưng không có tài sản đủ lớn để thế chấp vay ngân hàng. Nguồn tiền này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng một cách nhanh chóng về quy mô cũng như uy tín. Sau một thời gian, quỹ thu hồi vốn bằng cách bán lại cổ phần cho một công ty hoặc đưa công ty chứng khoán vào để đấu giá, phát hành chứng khoán ra công chúng. Chúng ta hay nghe nói về vai trò thần kỳ của quỹ đầu tư mạo hiểm và sự phát triển của Thung Lũng Silicon bên Mỹ. Chẳng hạn, một doanh nhân nào đó mới dựng nghiệp, anh ta cũng giống như những người đi tìm vàng thời kỳ khám phá miền Viễn Tây nước Mỹ, đi vào một công việc kinh doanh mạo hiểm, đầy hứa hẹn nhưng thiếu vốn. Nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng, nhảy vào giúp người anh hùng dựng nên nghiệp lớn – tất nhiên là cũng thu về phần lợi của mình. Thực tế không hề lãng mạn như vậy! Hãy nhìn vào Digital Equipment Corporation, Apple, Federal Express, Compaq, Sun Microsystems, Intel, Genentech và cả Microsoft… sẽ rõ, những nhà dựng nghiệp bên Mỹ ngày nay phần lớn là những nhà phát minh, những kỹ sư giỏi, họ đầu tư kiến thức và kinh nghiệm điều hành cũng giá trị không kém gì vốn của mình. Còn các nhà đầu tư mạo hiểm cũng không khác gì người trong ngành ngân hàng, tiền bạc đổ vào những doanh nghiệp phần lớn là những nơi làm ăn bài bản và có ý thức phát triển lâu dài, đi theo hướng ngày một chuyên nghiệp hơn. Khác với những điều nhiều người tin tưởng như ở câu chuyện tìm vàng kể trên, quỹ đầu tư mạo hiểm đóng một vai trò nhỏ bé trong việc tài trợ cho sự đổi mới. Theo giám đốc công ty Beta Group, 10 tỷ đô la các công ty mạo hiểm đầu tư trong năm 1997, chỉ có 6% đưa vào các công ty mới sáng lập, ít hơn 1 tỷ đô la được đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Vậy phần chính số vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm đi vào đâu? Theo ông, vốn được bơm vào theo sau các dự án do chính phủ chủ trương nhưng chi phí đầu tư vượt quá trù và đưa vào các công ty đã khá vững vàng. Nghĩa là vốn đầu tư mạo hiểm thường đi vào giai đoạn hai trong chu kỳ sống của doanh nghiệp, lúc doanh nghiệp đã khá đủ lông đủ cánh và có thể đưa ra chào hàng ở chợ. Theo tính toán, 80% vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm là để tạo ra cơ sở hạ tầng giúp doanh nghiệp trang trải chi phí đầu tư lấy đà để tăng trưởng (chi phí sản xuất, tiếp thị, bán hàng) cũng như tài trợ để tăng giá trị tài sản cố định và vốn lưu động). Tiền bạc của quỹ đầu tư mạo hiểm không phải là vốn dài hạn. Việc bơm vốn vào là để cải thiện bảng cân đối tài sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đủ lớn về quy mô và đủ độ tin cậy để bán lại phần hùn cho một công ty hoặc chuyển vốn cho công chúng bằng cách đưa nó lên thị trường chứng khoán. Nói gọn, các quỹ đầu tư mạo hiểm đưa vốn vào doanh nghiệp, nuôi dưỡng trong một thời gian ngắn (khoảng 7 đến 10 năm) và rồi rút ra với sự giúp đỡ của các công ty chứng khoán hay các ngân hàng đầu tư. Các quỹ đầu tư đi vào thị trường hẹp, nhưng rất cần thiết cho doanh nghiệp bởi vì nhiều doanh nhân, sinh viên có ý tưởng hay phát minh nhưng không có cơ hội để chào bán. Ở nước ta, quy định vay vốn của ngân hàng mặc dù đã có cho vay tín chấp, nhưng đâu có ngân hàng nào cho vay để thành lập doanh nghiệp mới? Ngân hàng thường cho vay để mở rộng quy mô sản xuất và bên đi vay phải thế chấp tài sản để đãm bảo an toàn khoản vay cho ngân hàng. Ngoài ra, mặc dầu gần đây, Ủy ban Chứng khoán đã hạ thấp mức vốn đòi hỏi để cho công ty được phép niêm yết là 10 tỷ, nhưng liệu có bao nhiêu phần trăm công ty Việt Nam có đủ số vốn ấy? Về phía doanh nghiệp, tuy vốn là rất cần thiết nhưng vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là khi có vốn đầu tư, liệu họ có đủ sức tạo ra một lợi tức cao thỏa mãn yêu cầu của nhà đầu tư mạo hiểm không? Theo kinh nghiệm của các quỹ đầu tư ở Mỹ, lợi suất mong đợi của các quỹ đầu tư tính cho một chu kỳ đầu tư vào khoảng 25-35%/năm. Sở dĩ đòi hỏi cao như thế vì các quỹ đầu tư nhận lại vốn từ các tổ chức tài chính khổng lồ như quỹ hưu trí do nhà nước quản lý, công ty bảo hiểm, các quỹ hiến tặng, các quỹ đầu tư giáo dục của trường đại học, các quỹ do công ty, cá nhân giàu có, các nhà đầu tư ngoại quốc và chính bản thân các quỹ góp vào. Với mức lợi suất mong đợi cao như thế, các quỹ đầu tư cũng rất bị áp lực trong việc thỏa mãn đòi hỏi của cổ đông trong điều kiện rủi ro có thể chấp nhận được. Đó là lý do các quỹ không phải chú trọng đầu tư vào nơi có người tốt và ý tưởng tốt mà thực tế, đưa vốn vào ngành nào họ đánh giá là tốt. Ngành tốt là ngành có mức tăng trưởng cao nhưng chưa bị cạnh tranh nóng bỏng trên thị trường. Vì thế, quan sát thời kỳ 1980 ở Mỹ, các quỹ đầu tư bơm khoảng 20% vốn vào ngành năng lượng. Còn thời kỳ 1990, các quỹ đầu tư đưa vốn vào các công ty Internet khoảng 25%. Gần đây, họ chuyển sang công nghệ sinh học, dược phẩm và di truyền học. Tuy chưa có số liệu thống kê, nhưng quan sát ở Việt Nam vừa qua, ngành thu hút sự quan tâm của các quỹ là xây dựng, địa ốc, ngân hàng, chế biến gỗ… Trong quá khứ ở nước ta đã có một thời kỳ các quỹ tên tuổi cũng phải rút lui bằng cách sang tay cho quỹ khác vì không thể tất toán vốn khi đến hạn (chưa có thị trường chứng khoán), cũng như không thu được lãi như mong đợi. Tuy thế, một vài quỹ kiên trì bám trụ đã thu được lợi nhuận khổng lồ. Mặc khác, do các quỹ phần lớn đầu tư vào các ngành tăng trưởng cao, nhưng doanh nghiệp ở trong các ngành này thường là doanh nghiệp trẻ, thành công của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác ngoài chỉ tiêu tăng trưởng ngành. Đây là lý do thứ hai để đề cập đến chất lượng đội ngũ quản lý doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành hấp dẫn đối các quỹ. Dưới đây là một vài tiêu chí về nhân sự quản lý khiến các quỹ muốn đầu tư vốn. ü Bản thân doanh nhân là người hiểu biết sâu về ngành nghề ü Câu chuyện dựng nghiệp của doanh nhân hấp dẫn và có thể trình bày một cách thuyết phục với nhà đầu tư (cả hai, bản thân câu chuyện dưng nghiệp và người kể chuyện đều rất thuyết phục) ü Có uy tín và có thể cung cấp thông tin tham khảo để chứng tỏ tài năng và trình độ chuyên môn ü Làm việc với quyết tâm theo đuổi mục tiêu cao nhưng có sự linh hoạt khi cần thiết ü Có ý thức làm việc trên tinh thần đồng đội (vì như thế mới chấp nhận người của quỹ gia nhập vào hội đồng quản trị và thu hút những người có kỹ năng khác nhau cùng làm việc) ü Thân thiện với các nhóm đầu tư ü Hiểu hoàn cảnh và cách thức vận hành trên thị trường vốn của các quỹ ü Bản thân nhà doanh nghiệp hiểu sự cần thiết đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đến thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để quỹ có thể rút vốn ü Được nhiều quỹ để mắt đến Doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện trên sẽ có nhiều lợi thế khi đàm phán với các quỹ. Trong hoàn cảnh đó, doanh nhân cũng nên cân nhắc để chọn được ý trung nhân cho mình. Dưới đây là một số gợi ý, ü Quỹ muốn tham gia vốn sẽ cử ai là người đại diện vào công ty, vị trí của thành viên quản trị này ở quỹ là gì? ü Quỹ hiện đã tham gia vào bao nhiêu hội đồng quản trị? ü Quỹ có tham gia viết và tài trợ đề án cho chính mình thành công không? ü Nếu vì hoàn cảnh nào đó, quỹ có thể tham gia điều hành trực tiếp hoặc cung cấp kinh nghiệm kỹ thuật cho ngành muốn tham gia vốn không? ü Uy tín của quỹ như thế nào khi tham gia vốn với các doanh nghiệp nhưng không thành công trong quá khứ? Sở dĩ cả hai đều phải thận trọng tìm hiểu lẫn nhau là do sự thành công hay thất bại của họ đều gây ảnh hưởng đến người thứ ba, là các nhà đầu tư vào quỹ. Vì thế, doanh nghiệp nhận được vốn đều phải đi kèm điều kiện bảo vệ nhà đầu tư. Chẳng hạn, quyền đòi hỏi phần vốn đã đầu tư vào tài sản, công nghệ, các điều kiện quy đổi vốn thành nợ cho đến khi quỹ rút được vốn ra khỏi doanh nghiệp, hoặc nợ chuyển thành vốn khi phát hành chứng khoán ra công chúng, hoặc quyền bầu cử không căn cứ vào tỷ lệ vốn, liên quan đến việc bán công ty hay chọn thời điểm phát hành lần đầu… Những điều kiện nói trên có vẻ đặt ra cho doanh nghiệp nhiều bất lợi, nhưng ngày càng có nhiều người gửi đề án gọi vốn hơn tỉ lệ thực sự nhận được tài trợ từ các quỹ (Ở Mỹ vào khoảng 1/10). Cũng dễ hiểu, vì khi đã có đủ trình độ kỹ thuật và kỹ năng quản lý vững vàng từ các trường đại học, lớp thanh niên trẻ ở Mỹ khá tự tin để khởi nghiệp với tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nếu thắng, phần thưởng kinh tế sẽ vô cùng to lớn. Nếu thua cũng không sao, vì khác với các công ty ở Châu Á và Châu Âu, công ty Mỹ ít khi cho là nỗi nhục nhã nếu thành viên của nó nỗ lực và thất bại khi bỏ ra ngoài để thành lập một xí nghiệp mới. Ra đi và trở về đối với các công ty Mỹ đều đáng được tưởng thưởng. Steve Jobs của công ty máy tính Apple là một ví dụ điển hình. Bài viết dừng lại với câu hỏi, trong bối cảnh thuận lợi của nước nhà, nền kinh tế có nhiều ngành có mức tăng trường hấp dẫn nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm như hiện nay, ngành giáo dục đại học Việt Nam cần phải làm gì để cho ra đời những cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ chuyên môn vững chắc để giúp họ tự tin dựng nghiệp từ kiến thức nền tảng của mình? Doanh nhân Việt Nam cần chuẩn bị gì để có thể thu hút vốn của các quỹ?

Friday, April 04, 2008

Trịnh Công Sơn – Từ giận hờn đến yêu thương


Đến ngày giỗ thứ bảy của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi vẫn lần lữa chưa dám thực hiện ý tưởng của mình hơn chục năm qua về một bài viết,”Trịnh Công Sơn-công và tội”.

Sở dĩ câu chuyện cứ dai dẳng, thai nghén nhưng chưa hề một lần được “sinh ra” bởi vì hai chữ “Công” và “Tội” dễ cuốn hút người ta vào một cuộc tranh luận. Khi nghe nói đến “tội” dễ gây cho người đọc và người nghe liên tưởng đến những chuyện không mấy hay ho đã xảy ra trên diễn đàn văn học.

Nhưng rồi chuyện gì đến phải đến. Năm nay là năm thứ 7 ngày giỗ của cố nhạc sĩ. Số 7 là số mạng của tôi. Tôi tin rằng sự trùng hợp này có thể mang lại cho tôi may mắn khi đem lý sự này ra bàn với bạn đọc. Và nhất là khi ngày giỗ của cố nhạc sĩ đã vừa qua.

Từ nhỏ sống ở một làng quê ven thành phố Huế. Mỗi ngày đi về tôi thường thấy sự tương phản của đời sống đô thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo. Tôi thường tự nhủ, sao quê mình, bà con mình nghèo thế? Câu hỏi cứ dai dẳng và đòi hỏi tôi phải quan sát và đặt câu hỏi ngược lại, “Phải làm gì để giàu?” Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo…là ba hình mẫu điển hình về sự thành đạt ở Huế. Tôi đã đi theo con đường mòn, làm hồ sơ thi vào ngành y. Tin Việt Nam có dầu lửa đã dẫn cậu ấm non nớt trong trường đời như tôi trở thành kỹ sư, rồi trở thành cán bộ làm công tác ngoại thương khi nước nhà mở cửa vào cuối những năm 1980. Cũng nhờ sớm tiếp xúc với chuyên gia, thương nhân nước ngoài đã thôi thúc tôi phải trang bị kiến thức nền tảng để làm giàu và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bức thư với chi phí tám ngàn đồng gửi từ Việt Nam đã đưa tôi đến với chương trình học bổng của Viện Phát Triển Quốc Tế Đại Học Harvard (tiền thân của chương trình Fulbright Việt Nam ngày nay). Tôi đã học và tranh đua với các bạn trẻ hơn mình khoảng 10 -15 tuổi, với những viên ngọc sáng của các quốc gia khác và tất nhiên là của Mỹ.

Tôi đã được tiếp lửa ham muốn làm giàu từ những kiến thức kinh tế - thương mại nền tảng. Cũng từ đây, tôi bắt đầu thương hại bản thân mình và giận lây cả cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thương bản thân vì tôi đã bốn mươi mới trang bị kiến thức làm giàu! Thương bản thân vì trong phép định vị mình trong môi trường kinh doanh, tôi không còn là mẫu người lý tưởng để khởi nghiệp nữa rồi. Thương tôi vì thói quen, hành vi, suy nghĩ của tôi đã nhiễm triết lý sống của nhạc sĩ Họ Trịnh. Và đó cũng là lý do vì sao tôi giận ông.

Hãy lấy một bài toán số học để dẫn chứng (DT=G*K). Nếu muốn có doanh thu cao, người tham gia mua bán có nhiều cách trong chừng mực có thể lách luật:
- đẩy giá (G) lên cao để có doanh thu (DT) cao, muốn vậy phải tìm cách nắm lấy
thế độc tôn hoặc tìm cách lập rào cản để không cho đối thủ tham gia vào thị trường.
- tổ chức chương trình khuyến mãi thu hút người mua hàng hoặc hạ giá bán để tăng khối lượng (K).
- tìm cách mua, sát nhập, xâm nhập vào thị trường cũ cũng như mới để tăng sản lượng.
- …

Đằng sau tất cả các chiêu thức nói trên là lòng tham, là giấc mơ làm giàu nhưng nó được mã hóa dưới nhiều mỹ từ như “tinh thần sáng nghiệp,” là “giấc mơ Mỹ”…một động lực đã đưa người khắp nơi trên thế giới tìm đến Mỹ để làm giàu. Giờ đây, tuy là bài toán số học đơn giản nhưng nó đã và đang dẫn cuộc sống của người dân Trung Quốc, Việt Nam và cả thế giới thay đổi mỗi ngày.

Còn âm nhạc, ca từ của Trịnh Công Sơn thì sao? Lúc ta vui lời ca của ông cũng có chút đượm buồn. Lúc ta buồn khổ có thể trốn mình trong lời ca của ông. Lúc ta mệt mỏi, chán chường, lời ca của ông là bạn tâm tình. Lúc ta muốn giải thích cuộc đời, lời ca của ông là nền tảng triết lý. Cái hồn của triết lý Phật giáo hay triết lý Khổng Lão được biến thành những ca từ đơn giản, dể hiễu ân thầm ngấm dần vào tâm thức của chúng ta lúc nào không hay. Trịnh Công Sơn lớn lên và trưởng thành ở Huế và miền Trung Việt Nam, là vùng đất đầy chiến tranh và hay có tai họa từ thiên nhiên. Dãi đất này, môi trường sống ở vùng đất này đã tạo ra ông và ca từ của ông. Tôi là lớp người sinh sau ông hai thập kỷ, nhưng cả ông và tôi đều trải qua thời kỳ đen tối nhất của đất nước (chiến tranh, cấm vận, thiếu thốn). Lời ca của ông đã an ủi chúng tôi sống qua những ngày gian khó lúc cơ hàn. Nhưng rồi cũng chính lời ca này làm cho tôi đôi khi giật mình tự hỏi, “Tại sao mình phải bận rộn, vật lộn với cuộc mưu sinh?” Trong khi mình cũng chỉ là hóa thân của hạt bụi và cuối cùng rồi thì cũng theo gió cuốn trôi!

Thưa cố nhạc sĩ, tôi xin mượn một câu ca quan họ để viết về ông, “Giận thì giận mà thương thì thương.”

Tuesday, April 01, 2008

International Economics and Trade Links

Should you need information about International Economics and Trade, please click on the following links. TRADE U.S. Government SitesOffice of the U.S. Trade Representative ( http://www.ustr.gov/ ) U.S. Department of Commerce ( http://www.doc.gov/ ) International Trade Administration, U.S. Department of Commerce ( http://www.ita.doc.gov/ )Office of Industry Analysis, U.S. Department of Commerce ( http://www.ita.doc.gov/td/industry/otea/index.html ) Foreign Agricultural Service, U.S. Department of Agriculture ( http://www.fas.usda.gov/ ) U.S. Customs and Border Protection ( http://www.customs.ustreas.gov/ ) Directorate of Defense Trade Controls, U.S. Department of State ( http://www.pmddtc.state.gov/ ) Export-Import Bank of the United States ( http://www.exim.gov/ ) Overseas Private Investment Corporation ( http://www.opic.gov/ ) U.S. International Trade Commission ( http://www.usitc.gov/ ) Office of International Trade, U.S. Small Business Administration ( http://www.sba.gov/oit/ )International Information, U.S. Food and Drug Administration ( http://www.fda.gov/oia/homepage.htm ) OrganizationsWorld Trade Organization (WTO) ( http://www.wto.org/ ) Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) ( http://www.apecsec.org.sg/ ) United Nations (U.N.) ( http://www.un.org/ ) United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD ( http://www.unctad.org/Templates/StartPage.asp?intItemID=2068 )) U.N. Food and Agriculture Organization (FAO) ( http://www.fao.org/ ) Organization of American States Foreign Trade Information System (SICE) ( http://www.sice.oas.org/ ) World Intellectual Property Organization (WIPO) ( http://www.wipo.int/portal/index.html.en )International Trade Law Monitor ( http://lexmercatoria.net/ ) United States Council for International Business ( http://www.uscib.org/ ) FINANCE AND DEVELOPMENT U.S. Central BankU.S. Federal Reserve ( http://www.federalreserve.gov/ ) U.S. Government SitesU.S. Department of the Treasury ( http://www.treas.gov/ ) United States Trade and Development Agency (USTDA) ( http://www.ustda.gov/ ) Office of Foreign Assets Control, U.S. Department of the Treasury ( http://www.treas.gov/ofac )Bureau of Engraving and Printing, U.S. Department of the Treasury ( http://www.moneyfactory.gov/ ) U.S. Agency for International Development ( http://www.usaid.gov/ ) Antitrust Division, U.S. Department of Justice ( http://www.usdoj.gov/atr/ )OrganizationsInternational Monetary Fund ( http://www.imf.org/external/ ) World Bank Group ( http://www.worldbank.org/ ) Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) ( http://www.oecd.org/ )African Development Bank Group (AfDB) ( http://www.afdb.org/portal/page?_pageid=473,1&_dad=portal&_schema=PORTAL ) Asian Development Bank (ADB) ( http://www.adb.org/ ) European Bank for Reconstruction and Development (EBRD) ( http://www.ebrd.org/index.htm ) Inter-American Development Bank (IDB) ( http://www.iadb.org/ ) Bank for International Settlements (BIS) ( http://www.bis.org/ ) Paris Club ( http://www.clubdeparis.org/ ) Economic and Social Development, United Nations ( http://www.un.org/ecosocdev/ ) United Nations Development Programme ( http://www.undp.org/ ) Transparency International ( http://www.transparency-usa.org/ ) - USACenter for International Private Enterprise ( http://www.cipe.org/ ) U.S. Chamber of Commerce ( http://www.uschamber.com/ ) ECONOMIC STATISTICS U.S. Government SitesEconomic Statistics Briefing Room, White House ( http://www.whitehouse.gov/fsbr/international.html ) Fedstats ( http://www.fedstats.gov/ ) Foreign Trade Statistics, U.S. Census Bureau ( http://www.census.gov/foreign-trade/www/ )Bureau of Economic Analysis, U.S. Department of Commerce ( http://www.bea.gov/ )International Trade Data System, U.S. Department of the Treasury ( http://www.itds.treas.gov/ ) Foreign Labor Statistics, U.S. Department of Labor ( http://www.bls.gov/fls/ )OrganizationsStatistics Division, United Nations ( http://www.un.org/Depts/unsd/ ) LABORU.S. Government SitesU.S. Department of Labor ( http://www.dol.gov/ ) Bureau of International Labor Affairs, U.S. Department of Labor ( http://www.dol.gov/ilab/ )OrganizationsInternational Labor Organization (ILO) ( http://www.ilo.org/ ) American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations (AFL-CIO) ( http://www.aflcio.org/ ) ENERGY, TRANSPORTATION, TELECOMMUNICATIONS

U.S. Government Sites U.S. Department of Energy ( http://www.energy.gov/ ) U.S. Department of Transportation ( http://www.dot.gov/ ) U.S. Maritime Administration ( http://www.dot.gov/affairs/maradin.htm ) Federal Maritime Commission ( http://www.fmc.gov/ ) Federal Communications Commission ( http://www.fcc.gov/ ) INTERNATIONAL FISHING U.S. Government Sites U.S. Fish and Wildlife Service, International Affairs, Department of the Interior ( http://www.fws.gov/ ) Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs, U.S. Department of State ( http://www.state.gov/www/global/oes/oceans/index.html#fisheries ) - Archive site

National Marine Fisheries Service, National Oceanic and Atmospheric Administration ( http://www.nmfs.noaa.gov/ ) OTHER RESOURCES ON ECONOMICS AND TRADE Tufts University ( http://www.library.tufts.edu/ginn/ginn_er.html ) University of California at Berkeley ( http://socrates.berkeley.edu/~briewww/ ) University of North Carolina--Charlotte ( http://www.uncc.edu/ ) University of Texas ( http://www.lanic.utexas.edu/cswht/ ) University of Georgia ( http://www.uga.edu/ )

Friday, March 21, 2008

We are remarkably irrational creatures!

"Đời là bể khổ" Nàng là người hạnh phúc nhưng luôn than buồn, chán! Chàng là một doanh nhân thành đạt vẫn than khổ. Vì sao? Tháng Giêng năm ngoái (2007), một nhóm khoa học gia của Đại học California ở thành phố Los Angeles (Mỹ) đã trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp về thần kinh học, kinh tế học hành vi với sự hỗ trợ của máy quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI-magnetic resonance imaging). Nhóm khoa học gia này đã làm thí nghiệm hàng ngàn lần đo lường sự thay đổi về kích thước và hình dạng của não bộ của những nhóm người tham gia thí nghiệm chơi trò đỏ đen theo kiểu năm ăn, năm thua. Máy quét gửi tín hiệu hình ảnh hai giây một lần, sau đó tín hiệu này được xử lý thống kê so sánh với một mô hình chuẩn đã được thiết lập, rồi sau đó chuyển tín hiệu thành hình màu minh họa hình thái của não bộ. Nhóm khoa học gia này quan sát rằng khi khả năng thắng tăng lên có sự gia tăng của hoạt chất dopamine liên quan đến yếu tố động viên và khen thưởng. Còn khi khả năng thua tăng, hoạt chất nói trên giảm rõ rệt trong não bộ người tham gia trò chơi. Hoạt chất dopamine được tiết ra từ cùng một cấu trúc não bộ. Họ kết luận, cá nhân khác nhau về thái độ chống lại rủi ro bởi do sự khác nhau hàm lượng chất hóa học do hệ thần kinh này tiết ra. Vì thế, nhiều người trong chúng ta hầu như khó thay đổi khi đối mặt với rủi ro cao hay thấp trong đời sống hàng ngày. Kết quả thí nghiệm này giải thích được hành vi tài chính của nhà đầu tư trước các biến động trên thị trường chứng khoán. Khi giá chứng khoán giảm, những người yếu bóng vía tìm cách tháo chạy (não bộ của họ giảm lượng dophamine khi lo sợ tăng lên), nhưng có người vẫn lì đòn giữ chứng khoán không chịu bán (não bộ những người này thuộc loại thần kinh thép, nghĩa là vẫn tiết ít lượng dopamine). Sự việc này đưa đến cả hai kết quả tốt và xấu liên quan đến hậu quả tài chính của nhà đầu tư. Nghĩa là khi giá chứng khoán giảm, nhà đầu tư tháo chạy trước mất mát ít hơn nhà đầu tư lì lợm bán sàn (do họ là người dám thách thức với rủi ro). Ngược lại do bỏ chạy khỏi sàn, nhà đầu tư sợ rủi ro không còn cơ may nắm giữ cổ phiếu khi giá lên. Thí nghiệm này đưa đến việc chấp nhận giả thuyết, con người là một tạo vật vô lý! (Chứ không phải là hợp lý như giả thuyết con người kinh tế trước đây trong việc làm quyết định khi đối mặt rủi ro. Cũng cần nói thêm rằng, năm 1979, các nhà kinh tế học hành vi, Daniel Kahnerman và Amos Tversky đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình và kết luận rằng hầu hết con người chúng ta có thái độ chống lại rủi ro gấp đôi thái độ phấn khởi khi hài lòng. Nghĩa là, người ta cảm thấy đau khổ khi mất mát nhiều hơn (gấp bội) sự hài lòng khi được lợi lộc. Đấy cũng là cách lý giải cho tình trạng hoảng loạn trên thị trường chứng khoán thế giới và ở nước ta khi giá cổ phiếu giảm. Kết luận này cũng giải thích vì sao ta hay nghe câu nói: “Đời là bể khổ” hoặc câu hát, “Đường vào tình yêu, có trăm lần vui, có vạn lần sầu!”

Wednesday, March 19, 2008

Con người kinh tế[1] Sau Tết âm lịch, giá cả tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh. Ly cà phê Highlands ở các cao ốc văn phòng tăng từ 18.000 đồng trước Tết thành 26000 đồng. Phở 24, không còn giá 24000 đồng như lúc ban đầu nữa! Một số đồng nghiệp làm công ăn lương của tôi bắt đầu, có người cố thủ trong các cubic vào buổi trưa, kẻ mang cơm theo, người gọi phone mang cơm đến tận sở làm. “Con người kinh tế” trong mỗi cá nhân bắt đầu xuất hiện. Tôi cũng được một anh bạn nổi tiếng là hay có những khám phá về những cái mới ở trong khu vực quanh sở làm rủ ăn trưa ở một nơi đặc biệt: “ngon mà rẻ”. Vừa tin vừa ngờ tôi theo chân anh bạn vào con hẻm chỉ rộng 1,5 mét ở Phố Điện Máy Huỳnh Thúc Kháng. Cô chủ quán lúc nào cũng tươi cười, quán chật chỉ ngồi một lúc được 5 người, nên cô rất dễ phục vụ vừa nhanh vừa chiều theo ý khách hàng. Quả thật anh bạn tôi đã đúng. Thức ăn mới và gạo nấu cơm quả ngon thật. Và một phần ăn ở mức giá sàn 13.000 đồng là có thể vừa lòng thực khách. Còn ngạc nhiên hơn, từng mâm cơm của cô còn được đưa đi và về hầu như khắp khu phố đông đúc vào bậc nhất của Sài Gòn, len lỏi vào tận các cao ốc nơi nhân viên có lương tháng bằng cả trăm đô la Mỹ. Dễ hiễu thôi, các bà các cô môi son má phấn ai vào trong hẽm này ngồi dùng cơm được! Tôi chú ý ngay về quán ăn đặc biệt này. Hoàn cảnh kinh tế tạo ra con người kinh tế. Cô chủ kinh doanh trong một môi trường chật hẹp và rất dễ bị xóa sổ nếu đem tiêu chuẩn vệ sinh áp vào để quản lý. Vì thế, cô đã làm hết sức mình thỏa mãn nhu cầu của thực khách. Sự thỏa mãn của khách hàng đối với cô là tối thượng, là lẽ sống còn. Nhiều tạo vật trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên, cũng đã biết biến khó thành khôn giống như cô. Người dân nhiều vùng ở nước ta có điều kiện sống ít thuận lợi cũng biết tìm cách để tồn tại và phát triển. Nước Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc, Singapore với tài nguyên không lấy gì giàu có, cũng đã tìm thế riêng biệt để đưa nền kinh tế của họ trở thành rồng và hổ. Các nhãn hiệu hàng đầu như Sony, Nikon, Samsung, Accer, Hyundai… đã ra đời từ những nhà khởi nghiệp kinh doanh với nhiều hoàn cảnh éo le của đất nước họ. Câu chuyện của quán ăn đặc biệt này cũng làm tôi nhớ lại câu chuyện gần đây của một người quen. Số là con đường mới mở của thành phố phóng ngang mảnh đất của tổ tiên ông để lại. Đất hóa thành vàng. Vị này nhanh chóng nhảy dù xí chỗ ngay không cần hội ý, bàn bạc với gia tộc. Qua thời gian, công việc làm ăn của ông không phát triển mà có chiều sa sút. Con cái không học hành thành đạt. Họ hàng xa cách dần vì cách đối xử thiếu công bằng của ông. Nhiều người còn cho đó là do quả báo nhãn tiền. Một lần nữa, bài học về con người kinh tế có tác dụng. Sống trên tài nguyên phong phú nhưng không chuẩn bị con người có những kiến thức kinh doanh nền tảng để khai phá và phát triển kinh tế, trước sau cũng sẽ là một thảm họa. [1] Homo economicus: Mô hình kinh tế căn bản giả thiết rằng con người luôn tìm thấy sự hợp lý và luôn nỗ lực để tối đa hóa sự hiệu dụng cho mình.

Sunday, March 16, 2008

Phân tích các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Các bạn thân mến! Các bạn muốn mua bán cổ phiếu? Bạn nên học một chuyên đề kế toán, phân tích tài chính và chứng khoán. Tuy nhiên, nếu không có thì giờ, hoặc không để bị lạc vào mê hồn trận của các công cụ phân tích, bạn hãy tập trung vào phân tích các chỉ tiêu căn bản để hiểu về tình hình một công ty cụ thể gồm bốn bước căn bản sau đây: 1. Xác định hoàn cảnh chung của nền kinh tế. 2. Xác định hoàn cảnh của ngành nghề. 3. Xác định tình hình tài chính của công ty. 4. Xác định giá trị cổ phiếu của công ty. 1. Phân tích kinh tế Nền kinh tế được nghiên cứu để xác định xem thử hoàn cảnh của nền kinh tế có tốt cho thị trường chứng khoán không. Có thể tập trung các câu hỏi căn bản sau đây: Liệu có quan tâm về tình hình lạm phát không? Lãi suất có thể tăng hay giảm? Sức mua (tiêu dùng) có tăng không? Cán cân thương mại xuất nhập có theo chiều thuận lợi không? Cung tiền đang thu hẹp hay bành trướng? Có thể làm nghiên cứu trên mạng thông qua trang web của các định chế tài chính có uy tín như World Bank, IMF, ASEAN, UNDP. Tất nhiên, các cơ sở dữ liệu tốn phí có đầy đủ thông tin nhất, nhưng đôi khi họ cũng cho không để quảng bá thương hiệu như trường hợp cơ sở dữ liệu ProQuest dành cho các trường kinh tế. 2. Phân tích ngành nghề Ngành nghề của công ty có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài không. Ngay cả các cổ phiếu tốt nhất trên sàn có thể sẽ tạo ra phần thưởng không đáng kể nếu ngành nghề công ty đang kinh doanh đang vật lộn với nhiều khó khăn. Người ta thường nói rằng một cổ phiếu yếu trong một ngành mạnh tốt hơn là một cổ phiếu mạnh trong một ngành yếu. Trong hoàn cảnh chưa có các công ty làm dịch vụ cung cấp số liệu phân tích ngành, để làm phân tích, bạn nên tích lũy báo cáo tài chính công bố trên website của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại địa chỉ http://www.vse.org.vn, và Hà Nội (HASTC) tại địa chỉ http://www.hastc.org.vn/ . Trên các trang này cũng có bảng ký hiệu mã chứng khoán và mô tả ngành nghề sẵn. Hãy phân các công ty thành từng nhóm để tiện việc so sánh. Từ đó hình thành cho mình các chỉ số tương đối về ngành nghề. 3. Phân tích công ty Sau khi xác định hoàn cảnh kinh tế và ngành nghề công ty quan tâm, bạn cần phân tích công ty để xác định sức khỏe tài chính. Việc này luôn được tiến hành bằng cách nghiên cứu các báo cáo tài chính của công ty. Từ các báo cáo này, một số các chỉ số tài chính được tính toán để rút ra nhận xét. Các tỷ số được phân loại thành năm nhóm chính để đánh giá: tính lợi nhuận, chất lượng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận (giá bán), tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính, và tính hiệu quả (sử dụng vốn và tài sản). Khi phân tích chỉ số thực hiện tài chính của công ty, các tỷ số này nên phải so sánh với các công ty khác giống hay tương tự cùng ngành để có cảm giác công ty thế nào được coi là “bình thường”. Ít nhất một trong số các chỉ tiêu phổ biến từ mỗi phân loại dưới đây cần phân tích và so sánh. Tỷ suất lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận ròng của một công ty được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho doanh thu sau khi đã loại bỏ các khoản giảm trừ. Tỷ số này chỉ ra bao nhiêu lợi nhuận công ty có thế chắt lọc từ mỗi đồng doanh thu. Ví dụ, tỷ suất lợi nhuận ròng 30%, chỉ ra rằng công ty thu được ba chục hào lợi nhuận của một đồng doanh thu. Tỷ số P/E. P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại cho lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) của bốn quý trước. Tỷ số P/E Ratio chứng tỏ bao nhiêu một nhà đầu tư phải trả để “mua” một đồng lợi nhuận của công ty. Chẳng hạn, nếu giá cổ phiếu hiện giờ là 20.000 đồng và EPS của bốn quý trước là 2000 đồng, P/E sẽ là 20 (20000/2000). Điều này có nghĩa là bạn phải trả 20 đồng để “mua” một đồng lợi nhuận của công ty. Dĩ nhiên, nhà đầu tư kỳ vọng thành quả tương lai của công ty. Yếu tố tâm lý đó đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định chỉ số của P/E hiện thời của công ty. Một phương pháp phổ biến là so sánh P/E của các công ty trong cùng ngành. Khi so sánh như thế, công ty có chỉ số P/E thấp hơn sẽ có giá trị tốt hơn. Giá trị sổ sách trên cổ phiếu. Chỉ số này được tính bằng cách chia tổng tài sản trừ các khoản nợ cho tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tùy vào phương pháp kế toán được sử dụng và thời gian sử dụng của tài sản, giá trị sổ sách có thể giúp xác định xem cổ phiếu bị trên giá hoặc dưới giá. Nếu một cổ phiếu đang mua bán ở một giá thấp nhiều so với giá trị sổ sách, có thể là một chỉ báo rằng nó đang vị dưới giá. Tỷ số thanh toán. Tỷ số thanh toán của một công ty được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn của nó. Chỉ số này nhằm đo lường khả năng trả nợ của công ty khi đến hạn thanh toán. Tỷ số càng cao khả năng thanh khoản càng lớn. Ví dự, tỷ số này bằng 2 có nghĩa là công ty có thể đử sức để trả các khoản nợ đến hạn tới hai lần. Tỷ số nợ. Chia tổng nợ cho tổng tài sản ta có tỷ số đòn bẩy. Tỷ số này do lường mức độ trong đó tổng tài sản của công ty được tài trợ từ nợ. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ 40% chỉ rằng 40% tài sản của công ty được tài trợ từ vốn vay mượn bên ngoài. Nợ là con dao hai lưỡi. Trong những thời điểm kinh tế căng thẳng hay lãi suất tăng cao, các công ty với tỷ lệ đòn bẫy cao có thể bị vấn đề tài chính. Tuy nhiên, trong những thời điểm kinh tế thuận lợi, nợ có thể làm tăng tính lợi nhuận bằng cách tài trợ tăng trưởng ở chi phí thấp. Vòng quay tồn kho. Vòng quay tồn kho là tỷ số hiệu quản được tính bằng cách chia giá vốn hàng bán cho tồn kho. Tỷ số này phản ánh công ty quản lý hiệu quả thế nào tồn kho của nó bằng cách nhìn vào số lần trong một năm tồn kho được quay (hay thay thế). Tất nhiên, tỷ số này từ thuộc rất lớn vài ngành nghề. Một hệ thống cửa hàng bán tạp hóa phải có tỷ số này cao hơn công ty chế tạo máy. Như đã nói trước đây, điều quan trọng là so sánh các công ty trong cùng ngành với nhau. 4. Định giá cổ phiếu Sau khi xác định hoàn cảnh và viễn cảnh của nền kinh tế, ngành nghế và công ty, bước cuối cùng là xác định xem cổ phiếu của công ty bị trên giá, dưới gia hay đúng giá trị. Nhiều mô hình đã được phát triển để giúp xác định giá trị của cổ phiếu. Các mô hình này gồm, mô hình cổ tức, tập trung vào giá trị hiện tại của dòng cổ tức kỳ vọng, mô hình lợi nhuận, tập trung vào giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận kỳ vọng, mô tình, mô hình tài sản tập trung vào giá trị của tài sản công ty. Mô hình dòng tiền tự do (chẳng hạn mô hình Morning star tập trung vào dòng tiền tự do kỳ vọng trong tương lai. Không nghi ngờ gì nữa rằng các yếu tố nền tảng này đóng một vai trò quan trọng chủ yếu trong việc định giá của một cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu bạn định hình kỳ vọng của mình về giá cổ phiếu dựa trên các yếu tố nền tảng, điều quan trọng bạn cũng nên nghiên cứu lịch sử giá cổ phiếu, nếu không bạn có thể đi đến sở hữu một cổ phiếu dưới giá, nhưng sau đó nó vẫn bị dưới giá sau khi mua. Chúc các bạn may mắn!

Thursday, March 13, 2008

Hãy giữ Văn Phong thành khu du lịch sinh thái

Chúng tôi đã khai phá Đầm Môn từ rất sớm. Dưới sự quản lý của Ban Tài Chính Tỉnh Ủy Phú Khánh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm cát đen (ilmenit), cát trắng thủy tinh và cát vàng khuôn đúc. Nguyên là cán bộ kỷ thuật dự án, biết chút tiếng Anh, chúng tôi có dịp tiếp cận các đoàn khảo sát của các công ty nước ngoài đến tìm hiểu Đầm Môn, Vịnh Văn Phong từ những năm 1980 và 1990. Lúc ông Võ Văn Kiệt còn làm thủ tướng, những tập đoàn lớn như Total (Pháp), Sumitomo (Nhật), SsangYong (Hàn Quốc), cũng như các công ty vừa và nhỏ khác của Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine, Nhật Bản… tất cả đều đã được đưa đến bán đảo Hòn Gốm nhằm tìm cách phát triển Đầm Môn và vịnh Văn Phong.
Kết quả của công việc khảo sát dẫn tới dự án xây dựng cầu trút cát xuống tàu, xuất sang Nhật (xem ảnh) thông qua hợp đồng giữa Công ty Khoáng Sản Khánh Hòa và Công ty I&W Enterprise của Nhật Bản, hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện.


Gần đây, báo chí bàn nhiều việc xây dựng cảng trung chuyển container, và nhà máy thép, chúng tôi thấy cần góp ý kiến của mình. Vịnh Văn Phong sâu, kín gió nhưng cửa vào vịnh hẹp, có nơi chỉ rộng từ 800 mét đến 1 ki lô mét, hai bên bờ đá dựng đứng. Không rõ lấy đâu ra chiều dài để xây dựng cảng trung chuyển vì cung dài nhất của bãi cát ở thôn Đầm Môn hiện tại chỉ dài khoảng hơn 2 km. Vùng cát trắng phía sau bãi cát cũng chỉ rộng vài chục hecta. Vậy lấy đâu ra vị trí để xây bãi chứa container? Theo tiến sĩ Trương Đình Hiển, Viện Khoa học Công Nghệ Việt Nam, cứ 10 mét cảng cần có 1 ha đất để xây dựng kho bãi. Vậy chỉ cần 2 km cầu cảng cần phải có 200 ha đất làm bãi. Tôi cũng nhớ lại , trong lần đi khảo sát cảng Tai Chung, Đài Loan, chúng tôi phải đi bằng ô tô vì cầu cảng dài trên 15 km. Gần cảng Tai Chung là các khu công nghiệp và đường cao tốc nối với cảng. Chúng tôi muốn đề cập đến các dịch vụ sau cảng và tình trạng phát triển cơ sở hạ tầng của Huyện Vạn Ninh và vùng phụ cận. Vậy không lẽ chỉ biến Đầm Môn thành chỗ gửi tạm container theo đúng nghĩa trung chuyển. Về mặt địa hình, vùng biển trước cảng không rộng, lại có các hòn đảo nhỏ (Hòn Gốm, chẳng hạn) làm giảm khả năng quay trở của các tàu vào ra trả và nhận hàng. Giả sử tất cả các yếu tố trên đều có thể giải quyết, do hình dáng Vịnh là một cái túi có miệng là cửa ra vào đại dương, dầu thải của tàu vào ra sẽ gây ô nhiễm toàn bộ vùng nước từ Vạn Giã đến Đèo Cổ Mã khiến cho việc nuôi trồng hải sản sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể đến gió mùa Đông Bắc, cát mịn bay theo gió sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa tồn kho trên bãi.

Còn về việc xây dựng nhà máy thép, theo chúng tôi lại càng không thuyết phục. Xây nhà máy sẽ phải xây cảng tiếp nhận nguyên liệu, bốc dỡ hàng hóa, khu đổ xỉ thải, khu hành chính, nhà máy điện. Khói thải của nhà máy vào mùa Đông Bắc sẽ bay vào Thị Trấn Vạn Giã, Ninh Hòa. Mùa gió nồm thổi theo hướng Tây Nam sẽ làm cho khu vực biển dọc bán đảo Đầm Môn không còn là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Cảnh quan thiên nhiên chắc chắn rồi cũng sẽ bị phá vỡ.

Không hiểu vì sao chúng ta không thuê một đơn vị độc lập đánh giá tác động môi trường của cả hai dự án lớn như thế. Cũng càng khó hiểu khi nghe nói tập đoàn này mời một đoàn cán bộ lão thành sang thăm nhà máy để lobby cho việc xây dựng. Nghe nói một đoàn cán bộ chính trị ở trung ương cũng đã vào thăm và cho ý kiến?

Tôi còn nhớ, ông Ray Chen (người thứ ba từ trái qua phải), hiện đang giữ vị trí Tổng Giám Đốc Nhà Máy Shinan Casting ở Tainan, Đài Loan có nói với chúng tôi khi đi khảo sát cát khuôn đúc ờ vùng này năm 1993. “Phải gìn giữ vùng biển này thành nơi nghĩ dưỡng cho chúng tôi và cả thế giới. Chúng tôi vì đã lao vào phát triển công nghiệp khiến cho môi trường vùng biển Tainan giờ đây đã bị hủy hoại. Chúng tôi đã phải trả giá. Hãy đừng lập lại con đường này của chúng tôi!

Mời các bạn xem ý kiến của tôi tại http://baodulich.net.vn/Story/vn/chuyentrongnghe/chuyentrongnghe/2008/3/1412.html


và Ô. Võ Văn Kiệt tại http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=247950&ChannelID=3

Sunday, March 09, 2008

NGHĨ CÁCH LÀM GIÀU CHO HUẾ


Có một thời người Huế loay hoay đi vỡ núi, phá rừng trồng khoai sắn. Có một thời người Huế tìm cách mở cảng nước sâu để vươn ra biển lớn, hay đón những con tàu viễn xứ xa xôi. Cả nước, các tỉnh thành láng giềng như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng... cũng đều ra sức làm như thế, sao ta có thể ngồi yên? Các nhà lãnh đạo và cả người dân ở Huế bồn chồn lo lắng, ra Bắc vào Nam, ngược xuôi tìm vốn, tìm cơ hội đầu tư để phát triển kinh tế quê nhà. Huế là mảnh đất cuối cùng của triều đại vua Nguyễn. Thậm chí, kinh thành, lăng tẩm, ca hát cung đình cũng đưa vào phục vụ phát triển kinh tế. Thế nhưng, qua một thời gian nhìn lại, ngày nay xứ Huế vẫn chưa giàu lên được. Làm gì để Huế khá lên? Liệu Huế có thể giàu mà không dựa vào khu công nghiệp, cảng nước sâu, sân bay quốc tế như các nơi khác? Nói ngắn, Huế có thể làm giàu từ đâu?

Dựa vào vốn văn hóa của mình để phát triển du lịch.
Trước Tết Đinh Hợi, tôi có dịp thăm Huế. Nhà văn Trần Thuỳ Mai giới thiệu tôi Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, đang bận rộn khai trương. Gặp hoạ sĩ Lê Bá Đảng, tôi nói ngay, “Chúc mừng Bác có một trung tâm để trưng bày tác phẩm, nhưng cũng mừng cho Huế có nơi cho khách du lịch tham quan và thưởng ngoạn nghệ thuật.” Nghe tôi nói thế, nhà văn Trần Thuỳ Mai hào hứng gợi ý, “Anh đã đi thăm nhà trưng bày tác phẩm Điềm Phùng Thị chưa?” Tôi bộc trực hỏi ngay, “Thế còn nhà trưng bày tác phẩm Trịnh Công Sơn, có chưa?”
Huế sẽ có nhà trưng bày tác phẩm Trịnh Công Sơn, các viên chức văn hoá ở Huế xác nhận như vậy. Và như thế, Huế lại càng thêm giàu có về vốn văn hoá phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Có điều xin lưu ý, rút kinh nghiệm thành công của Nhà trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng, theo tôi các trung tâm trưng bày nghệ thuật tương lai, cơ quan nhà nước nên kết hợp với các thành viên còn lại của gia đình các nghệ nhân để duy trì và phát triển chúng cho bền vững. Nhân đây, xin đề cập về việc quản lý kinh thành Huế. Nên chăng, có sự kết hợp giữa nhà nước và gia tộc vương triều Nguyễn trong nỗ lực trùng tu kinh thành và kể cả lăng tẩm các vua nhà Nguyễn? Chẳng hạn, Tử Cấm Thành trong đại nội, đã bị san phẳng thời chiến tranh, và nghe nói, hiện có dự án xây lại từ viện trợ của chính phủ Nhật Bản. Nên chăng chính quyền mời thêm cả con cháu hoàng tộc triều Nguyễn tham gia vào dự án, vừa giám sát và có thể quản lý nó sau khi hoàn thiện công trình? Phải nói, vốn làm du lịch văn hoá ở Huế rất phong phú, nhưng hình như hiện nay Huế vẫn còn thiếu cơ chế để khai thác nguồn nhân lực nhằm quản lý chúng một cách hiệu quả. Một vài thành công ở Huế, có thể hé mở các loại hình và cơ chế hoạt động khả dĩ có thể khơi dậy niềm đam mê của con người trong việc khai thác vốn văn hoá để làm giàu cho Huế.
Quán Cà phê Sông Như của hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu nằm bên bờ sông Như Ý, cạnh Đập Đá. Sâu trong hẽm, núp dưới tàn lá, nhưng quán vẫn có khách viếng đều đặn mỗi ngày. Quán do gia đình hoạ sĩ tự doanh. Khách đến uống cà phê vừa thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật do chính tác giả sáng tác. Khách còn được tham quan nơi sáng tác của hoạ sĩ mặc dù hơi nghèo. Trong một không gian như thế và tấm lòng mến khách của vợ chồng chủ quán, một khách du lịch người Mỹ đã tự mình lấy thông tin của quán để đưa vào sách hướng dẫn du lịch cho du khách quốc tế khi đến Huế và Việt Nam.
Dựa vào môi trường thiên nhiên để phát triển
Trong ba ngày lưu lại Huế, vợ chồng người khách Mỹ liên tục lập đi lập lại, “Thật ấn tượng.” Hoặc, “Thành phố của bạn thật xinh đẹp.” Những căn biệt thự, những toà nhà kiến trúc kiểu Pháp hoà quyện với thiên nhiên Huế tạo nên một bức tranh thật hữu tình. Ai đến Huế cũng nhìn nhận đuường phố có nhiều cây xanh. Công viên hai bờ sông Hương sạch và vắng lặng. Môi trường như thế quả là khuôn mẫu mơ ước của các thành phố thế kỷ 21. Trong khung cảnh đó, cần làm cho Huế trở thành một không gian sống phù hợp cho giới tri thức và các thành viên chính của nền kinh tế dịch vụ trong tương lai. Nghĩa là, nếu khéo léo kết hợp môi trường thiên nhiên và ước muốn của con người, Huế có thể bỏ qua giai đoạn phát triển sản xuất công nghiệp để tiến thẳng vào nền kinh tế dịch vụ. Vậy, nếu chấp nhận luận cứ này, Huế sẽ phải làm gì để phát triển?
Trước hết phải nhìn lại hệ thống các trường đại học ở Huế. Các ngành y; nghệ thuật; khoa học xã hội và nhân văn; sư phạm là những thế mạnh truyền thống của trường đại học ở Huế. Ngay cả trong khoa học tự nhiên, ngành toán lý thuyết có thời đã tạo ra tiếng vang cho Huế với các giải Olympic quốc tế. Đây cũng là các ngành Huế có lơị thế cạnh tranh trong nước và ngay cả với toàn cầu. Ngành tin học tuy còn khá mới ở Huế, nhưng cũng là ngành có tiềm năng phát triển rất tốt. Các chuyên viên tin học ngồi miệt mài trên máy tính rất thích thư giãn trong một không gian yên tĩnh, nhiều cây xanh. Đấy là lý do tại sao khu Tam giác nghiên cứu ở Duham, Bắc Carolina, Mỹ thu hút các công ty tin học lớn như IBM, Nortel, đến đặt cơ sở làm việc.
Để cho các ngành kể trên của Đại học Huế hấp dẫn, cần một hạ tầng thông tin tốt và một môi trường quốc tế để các chuyên gia có thể yên tâm làm việc. Hạ tầng thông tin với đường truyền internet băng thông rộng là yếu tố tiên quyết để các chuyên gia có thể chuyển tin hay sản phẩm phần mềm tin học nhanh chóng và không bị gián đoạn. Môi trường quốc tế trong đó cần có trường học dạy bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Trung Quốc là then chốt để cho con cái của các chuyên gia quốc tế có nơi học tập. Đây cũng là điều kiện để Huế thu hút sinh viên quốc tế. Một trong những lý do Intel vào Việt Nam và chọn thành phố Hồ Chí Minh làm nơi đầu tư vì con em của chuyên gia có thể học ở trường các quốc tế như Nam Sài Gòn, British International High School. Ngoài ra, điều tế nhị nhưng không thể thiếu đó là các hộp đêm, vũ trường, nơi giải trí cho giới trẻ thời nay.
Hợp tác cùng phát triển: Huế - Đà Nẵng – Quảng Trị là một dàn hợp xướng trong bài ca phát triển kinh tế du lịch
Hầm Hải Vân đã thông, nếu cải tạo quốc lộ I tốt, Đà Nẵng – Huế chỉ đi ôtô một tiếng đồng hồ. Nếu Huế làm du lịch văn hoá giỏi, khách du lịch sẽ đến Đà Nẵng nhưng nghỉ ngơi thưởng ngoạn văn hoá ở Huế. Nếu Huế làm dịch vụ dở, khách sẽ ra Huế chơi mà quay về Đà Nẵng để nghỉ. Tương tự như thế, Quảng Trị với Đường 9, Khe Sanh, Cầu Hiền Lương, sẽ là những điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình du lịch đến Huế. Hành lang Đông Tây đã thông xe, Đà Nẵng – Huế – Đông Hà sẽ là những điểm dừng của khách. Nếu cả ba nơi biết dựa vào nhau để làm dịch vụ, tạo nét riêng của mỗi nơi, sức thu hút du lịch sẽ nhân lên rất nhiều lần.
Thoả mãn các đòi hỏi như thế, các tỉnh cần ngồi lại, và cần một nhạc trưởng. Nói đến khía cạnh hợp tác, con đường phát triển của Huế có lẽ còn xa lắm. Vâng, đường đi có thể dài. Tuy nhiên, trong một chuyến hành trình, nếu không biết mình sẽ đi đến đâu, chúng ta sẽ không bao giờ đi tới đích. Hơn nữa, nếu chúng ta đi sai đường, câu chuyện kết thúc còn đau buồn hơn. Cư dân khúc ruột miền Trung đi xứ người phần lớn đều khá thành đạt. Đấy là do khả năng tư chất và môi trường sống hun đúc từ nhiều thế hệ. Thế nhưng, nhiều bạn miền Trung và đặc biệt ở Huế than thở với tôi. Đi xa xứ thì khá, ở lại quê thì nghèo. Chứng tỏ rằng Huế nói riêng và miền Trung còn thiếu môi trường để cho chính người dân có thể làm giàu.
Hơn bao giờ hết, biết sử dụng vốn liếng văn hoá, môi trường sống của chính mình, và biết dựa vào các nhau để làm dịch vụ du lịch trên cơ sở tìm ra những nét riêng, nhất định Huế nói riêng và Quảng trị, Quảng Nam Đà nẵng nói chung sẽ giàu.


Chào Thầy Khôi,

Em đã đọc bài viết này của Thầy(*). Em rất tâm đắc. Cũng như em có nói với Thầy thực ra Huế như là một resort khổng lồ mà đã được Thiên nhiên ban tặng & đã được Ông Bà ta tạo ra, con cháu chúng ta chỉ cần khôi phục & làm sống lại những Giá trị Văn hóa phong phú đã có + với một năng lực chất xám về đầu tư kinh doanh = ngành công nghiệp không khói ===>>> chính là phương cách sở trường & chủ lực để Huế làm giàu hiệu quả nhất & nhanh nhất, mà không một nơi nào trên hành tinh này có được!

Như vậy bài toán duy nhất mà chúng ta cần làm lúc này là hoạch định một cơ chế thích hợp & hấp dẫn nhằm tạo điều kiện cho những năng lực chất xám về đầu tư kinh doanh xuất hiện. Bước tiếp theo, trong số đó chúng ta chỉ việc nghiên cứu, lựa chọn một cách công minh một năng lực chất xám về đầu tư kinh doanh nào mà có khả năng làm được việc khôi phục & làm sống lại những Giá trị Văn hóa phong phú đã có. Đến đây bài toán duy nhất đã được giải, và như vậy Huế sẽ có được và vận hành được một phương cách làm giàu hiệu quả nhất & nhanh nhất, mà không một nơi nào trên hành tinh này có được!

Vài dòng chia sẽ với Thầy về Huế.

(*) Bài viết Nghĩ cách làm giàu cho Huế đã đăng trên Báo Du Lịch và Tạp chí Sông Hương, tại