Thursday, September 27, 2012

Một vài câu chuyện về dự báo kinh tế

Rockwell là công ty chuyên sản xuất trục truyền động ô tô của Mỹ. Là một công ty hàng đầu trong ngành chế tạo cơ khí, nhưng CEO Willard Rockwell rất lo xa.  Ông khuyên con trai nên học luôn hai bằng cử nhân ở đại học Penn State, một bằng kỹ thuật và một bằng kế toán. Ông nói, “Khi kinh tế bùng phát, ông chủ nào cũng cần kỹ sư, nhưng khi kinh tế lao dốc, kỹ sư là người sẽ bị họ sa thải đầu tiên và thay vào đó, các ông chủ sẽ đi tìm các chuyên viên kế toán để tìm cách cắt giảm chi phí bất cứ khoản nào có thể được.”
Việc lo xa này đã rất ứng nghiệm, khi thay cha làm giám đốc công ty, kết hợp với hiểu biết kỷ thuật và kiến thức kế toán, Rockwell con đã tiến hành sát nhập công ty của mình với Hãng Hàng không Bắc Mỹ, mặc dầu lúc đó hãng này đang phải đối mặt tình huống mất khoảng một triệu đô la Mỹ mỗi ngày.  Việc sát nhập thành công đã giúp Rockwell đưa công ty của mình  bước vào kỹ nghệ hàng không, sau này chế tạo hỏa tiển cho các chuyến bay Apollo, máy bay ném bom B1...và về sau đi xa và sâu hơn trong ngành hàng không vũ trụ như việc chế tạo tàu con thoi hiện nay.
Gia đình mục sư tin lành Trung Quốc, Tống Gia Thụ, người sinh ra các cô gái nổi tiếng như Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh,… di cư  sang Mỹ từ thế kỷ 17. Nhờ hoạt động phát hành và phân phối kinh thánh ở Trung Quốc gia đình này đã trở nên giàu có.  Ngoài việc nuôi dạy con cái trở thành những người phụ nữ nổi tiếng, làm vợ của những anh hùng hào kiệt Trung Hoa như Tống Khánh Linh, làm vợ của Tôn Trung Văn, Tống Mỹ Linh làm vợ của Tưởng Giới Thạch, những thành viên gia đình họ Tống này còn giao một phần vốn tích lũy của mình cho các trường đại học Mỹ quản lý để lấy lãi cấp học bổng cho sinh viên Trung Quốc. Nhờ cách làm này, một số sinh viên ưu tú của Trung Quốc có điều kiện vào học tại các trường danh tiếng của Mỹ như Harvard, Vanderbilt, MIT...
Chính phủ Trung quốc thời mở của cũng đã tạo điều kiện để sinh viên du học và không đặt điều kiện bắt buột phải trở về phục vụ nước nhà. Giờ đây, khi các công ty lớn của nước này bành trướng hoạt động quốc tế như ở Canada, Úc, Mỹ…chính những sinh viên này lại là đầu mối để phục vụ kinh doanh cho các công ty Trung Quốc trên toàn cầu.
Không chỉ lo xa về giáo dục, gần đây thế giới còn rộ lên chuyện chính phủ Trung Quốc mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và cổ phiếu các công ty hàng đầu của Mỹ và Châu Âu.  Bằng biện pháp này, các công ty nước này có thể nắm bắt kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh.  Về mặt vĩvmô, bất cứ biện pháp tài chính nào của chính phủ Mỹ và EU nhắm vào Trung Quốc đều phải cân nhắc thiệt hơn.  Chẳng hạn, chính sách phá giá đồng bạc để hàng hóa xuất khẩu của Mỹ dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế sẽ làm cho nợ nước ngoài (chẳng hạn, Trung Quốc) của nước này thêm áp lực và ngược lại.  Ngay cả trong đối ngoại, việc gia tăng quyền lợi thương mại của Mỹ ở Trung Quốc  sẽ làm cho mối quan hệ đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ với các quốc gia ít ảnh hưởng hơn bị lung lay, nếu không nói là có thể giảm tác dụng.
Không chỉ người Mỹ hay Trung Quốc mới giỏi vè dự báo kinh tế. Các quốc gia đang phát triển luôn bị ám ảnh bởi việc tranh dành quyền lực của các nhóm quyền lợi.  Nước láng giềng Miến Điện, nơi có hơn 100 sắc tộc sinh sống, cũng đã luôn xãy ra tranh giành quyền lực và bất ổn. Bà Aung San Suu Kyi trong một phát biểu mới đây ở Mỹ đã chỉ ra nguyên nhân tham nhũng, hối lộ của giới quyền lực nước này vì sự tranh giành quyền lực. Vì thế, chủ trương lập một chính phủ hòa hợp hòa giải, quản trị minh bạch đã đưa đến thành công của Bà.
Ở Việt Nam, chúng ta còn nhớ câu chuyện nổi tiếng trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.  Chúa Nguyễn Hoàng tư vấn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi đâu là chốn dung thân.  Trạng Trình đã phán một câu, “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.”  Chính câu nói ấy đã tạo ra một cuộc di dân ào ạt từ Thanh Hóa vào các tỉnh phía Nam, góp phần định hình nên mảnh đất chữ S của chúng ta ngày nay.

Không chỉ lo về chiến tranh, nhiều nước ở Châu Phi hiện nay còn ám ảnh bởi nạn đói.  Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu diễn tiến phức tạp, nỗ lực xóa đói giảm nghèo của nhân loại càng khó khăn thêm. Mặc dù Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo trong hệ thống giao thương quốc tế, nạn xâm thực bờ biển, ngập mặn sẽ đe dọa rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.  Vì thế, cần phải chú trọng công tác dự báo khí tượng cũng như có kế hoạch nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế để đối phó với vấn nạn này.

Monday, September 03, 2012

Lòng nhân từ một nửa

Năm học mới đã đến, học sinh, sinh viên khắp nơi lũ lượt kéo nhau về tựu trường. Trong số những người trẻ tuổi ấy, có những sinh viên vừa trúng tuyển đại học, họ tập tểnh làm quen đường sá, tìm nơi trọ học…ở thành  phố Hồ Chí Minh và bắt đầu sự nghiệp bằng cuộc sống xa nhà. Câu chuyện của cháu P đến từ Phan Thiết bị phạt do vi phạm giao thông vì quẹo xe máy vào đường một chiều ở Ngã tư Bảy Hiền  một ví dụ rất thú vị về quan hệ giữa luật lệ và đạo đức trong cuộc sống ở xứ ta mỗi ngày.

Trời tối, cháu P lần đầu tiên điều khiển xe máy, trở về nhà từ quận 10 về quận Tân Bình đã rẻ vào đường một chiều.  Một cảnh sát giao thông thổi còi và phạt 400.000 đồng, nếu không có tiềnnộp, P sẽ bị giam xe.  P. khóc mếu máo, cho viên cảnh sát biết rằng mình ở tỉnh mới về thành phố để nhập học nên chưa quen đường, trong túi chỉ còn 200.000 đồng.  Viên cảnh sát đồng ý nhận tiền và cho P. đi tiếp.  Thế nhưng, khi được cho phép, P. vẫn đứng khóc ròng, vì không biết đi ngỏ nào để về nhà. Viên cảnh sát nhậra đây là tình huống thật nên chỉ đường cho P. và còn ngỏ ý nếu không thể đi được, anh ta sẽ đưa về nhà. Dường như lòng nhân từ tận đáy lòng của anh trổi dậy, anh rút 100.000 đưa lại cho P.    

Câu chuyện này khi kể ra, nếu chúng ta nhìn theo con mắt của ngườhiểu luật giao thông, P. phải bị phạt 400.000 đồng vì đã vi phạm luật.  Nhưng việc nhận 100.000 của viên cảnh sát là sai luật vì số tiền này không xuất hóa đơn, ai biết anh ta có sung vào công quỹ hay không.  Nhìn về khía cạnh đạo đức, anh ta bị xung đột giữa quyền lợi cá nhân và lòng nhân từ. Lẽ ra anh ta bỏ túi gấp đôi số tiền. Nhưng lòng trắc ẩn khiến anh ta chỉ nhận một nửa.

Hanh xu của viên cảnh sát giao thông vừa đáng giận, vừa đáng thương.  Giáo dục lòng tự trọng nghề nghiệp, tính kỷ luật trong khi thi hành nhiệm vụ xem ra chưa đủ.  Song hành với các giải pháp này vẫn là giải pháp tăng thu nhập so với mặt bằng thị trường để viên cảnh sát có thểthanh thản làm nhiệm vụ.

Nhớ lại hồi còn là sinh viên ở nước ngoài. Một hôm, giữa khuya tôi nhận điện thoại của bạn cùng nhà rằng chiếc xe hơi sở hữu chung của chúng tôi đã bị đánh cắp.  Khoảng nửa tiếng sau,bạn tôi được một viên cảnh sát đưa về.  Sự việc làm c nhà dường như tỉnh ngũ, đèn điện bậtsáng trưng, chúng tôi ngồi nhìn nhau than vắn thở dài. Chiếc ô tô đã qua sử dụngtuy giá trịkhông lớn, nhưng vô cùng thiết yếu mỗi khi đến trường vào mùa tuyết lạnh và dùng xe để đi mua sắm mỗi tuần.  Thế nhưng, khoảng hơn một tiếng sau đó, chuông điện thoại đổ vang, viên cảnh sát cho biết đã tìm ra chiếc xe bỏ lại ở ngoại ô thành phố.  Anh ta báo sẽ quay lại chở bạn tôi đếnlái chiếc xe về. 
Một lần khác tô tự lái ô tô vào trung tâm khu phố cổ của San Francisco. Lần đầu tiên vào thành phố khiến tôi lạc lối, dù trước đó đã bỏ cả hàng giờ tìm hiểu bản đồ. Cũng như cháu P. tôi quẹo ô tô vào đường một chiều. Khi phát hiện mình sai đường, tôi đã bật đèn báo khẩn cấp và ngồi chờ cơ hội để quay xe.  Lúc đó, một gã thanh niên to lớn, đầu trọc, tay trần xăm trổ, tr9ng dáng rất dữ tợn, dừng xe hất hàm hỏi. Mầy có vấn đề hả? Đợi một lát nhé.  Khoảng ít phút sau, hắn quay lại, dừng xe trước mủi ô tô của tôi, tạo vừa đủ một khoảng trống để tôi quay đầu ô tô đi tiếp.

Chỉ mới hôm kia thôi, trên máy bay từ Kuala Lumpur về nước, tôi tình cờ ngồi cạnh một cô gái trẻ.  Cô cho biết đã phải vào bệnh viện mổ sỏi thận khi đi du lịch ở nước này.  Một viên chức nhập cư đã bỏ ra 8000 Ringit nộp cho bệnh viện để cô có thể xuất viện về nhà. Hiện cô vẫn còn mang nợ anh ta mà không biết bao giờ mới trả đuợc.

Thiếu giáo dục lòng tự trọng, thiếu kỷ luậtdân trí thấp, thu nhập thấp hay còn vấn đề gì khác khiến lòng nhân từ ở xứ ta chỉ còn một nửa?