Saturday, December 26, 2009

15 years in Vietnam and in the US

It has been 15 years for me to come back Orange County! This county is almost a Vietnamese town now. Vietnamese convention centers are everywhere. I think they are over demands and it turns out Vietnamese are competing with each others in Orange County. The competition is fine for consumers but it is really heavy for the Vietnamese-American business people. 

Under this situation, some Vietnamese are looking for opportunities in their motherlands. Especially, when America is running deficits, they hope to bring cash to the US from Vietnam through investments in education, real estate and so on.

Life is getting better for Vietnamese here.  Most of my aunt's family members have fortunately become the American middle class thanks to their saving lifestyle and hard working.  Americans should look at them to adjust their living habits!

It has been nearly 15 years since I came back home from America.  Today, our family have to save every buck for our children education.



Saturday, December 19, 2009

Sunday, December 06, 2009

Keangnam Tower Hanoi Vietnam


The third tower
 
 The second tower at 23rd floor
 
On the 19th floor of the tallest building 70 floors in Vietnam

Thursday, November 26, 2009

What is going on in Vietnam?

The State Bank of Vietnam (SBV) has announced on November 25 that 1) it will raise the benchmark base rate to 8.00% p.a. from 7.00% p.a. [effective from December 1];
2) reset the official VND mid-point exchange rate to 17,961 from around 17,034 against the USD, with the ceiling rate at 18,500 [effective from November 26]; and
3) narrow the trading band to 3% from 5%.
In addition, the prime minister is reported to have requested some major exporters to sell their FX receipts to the central bank.

Monday, November 16, 2009

Một ngày với Sở Tư Pháp Tp. HCM


Buổi sáng tôi đã chủ động đi làm sớm để đến nộp phiếu Lý lịch Tư pháp tại Sở Tư Pháp Tp. HCM.  Rời khỏi nhà 6:45, đến Sở Tư Pháp 7:45.  Lấy số thứ tự 1010  Tính số phút giao dịch người thứ nhất, tôi quyết định bỏ cuộc vì  phải có mặt ở văn phòng làm việc 8:30 theo lịch hẹn với đồng nghiệp.

Buổi chiều tôi trở lại Sở Tư Pháp lúc 1:30. Lấy số thứ tự 1100.  Ngồi đợi đến 3:30 mới đến lượt mình.  Xong việc, tôi trở về đến văn phòng cơ quan lúc 4:00.

Như vậy, có thể suy đoán, đến cuối ngày làm việc, Sở Tư pháp chỉ giải quyết mỗi ngày cho khoảng 120 lượt người đến giao dịch xác nhận lý lịch tư pháp và cải chính hộ tịch (cửa số 01-xem ảnh).


Với một thành phố gần 8 triệu dân, có bao nhiêu người cần dịch vụ này mỗi ngày?  Tại sao Sở Tư Pháp không mở thêm hai, 3 quầy để phục vụ nhân dân mỗi lúc cao điểm.  Trong khi người dân trả cho mỗi tờ phiếu xác nhận lý lịch tư pháp 100.000 đồng, một số  tiền không nhỏ.

Xin được nói thêm, trước đó, tôi đã đến lấy mẫu đơn và tự hỏi, "Tại sao không tải mẫu đơn này lên mạng Internet, ở trong trang web của Sở?" Những người có kết nối Internet như chúng tôi sẽ điền đơn rồi mang đến nộp. Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại, giảm bớt số lượng xe đi lại trên đường, bớt hao phí nhiên liệu, tránh tai nạn giao thông…

Được biết Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận tài trợ hàng trăm ngàn đô từ UNDP để thực hiện chương trình cải cách hành chính. Vậy kết quả của chương này là gì?
 

Saturday, November 14, 2009

Vài hình ảnh về trận bão lũ ở Tuy Hòa Phú Yên



 Khu vui chơi giải trí Thuận Thảo Tuy Hòa ngập nước



  Nhà dân bị bão đánh sập



Nhân viên khách sạn thay nhau giữ của kinh khỏi vỡ vì gió mạnh

Nước lũ cô lập khách sạn 

Sunday, November 01, 2009

News from RFI

 Khu trục hạm Mỹ USS Lassen, hiện đặt căn cứ tại Nhật Bản viếng thăm hữu nghị Việt Nam vào tháng 11/2009. Hạm trưởng chỉ huy chiếc tàu là Trung Tá Lê Bá Hùng, một người sinh ra tại Việt Nam, nhưng đã cùng gia đình di tản qua Hoa Kỳ vào năm 1975.

Đây là lần đầu tiên mà ông Lê Bá Hùng trở lại Việt Nam từ khi ông ra đi vào lúc 5 tuổi. Phát biểu cảm tưởng về sự kiện này, Trung tá Lê Bá Hùng cho biết : ''Thủy thủ đoàn và bản thân tôi rất hãnh diện được đại diện Hoa Kỳ trước nhân dân Việt Nam. Chuyến đi thăm này là biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai quốc gia mà chúng tôi rất hãnh diện được đóng góp phần mình''

Theo Trung tá Lê Bá Hùng, đối với cá nhân ông, chuyến đi thăm Việt Nam sẽ rất xúc động vì từ lúc bé đến nay, đây là lần đầu tiên ông trở lại quê hương : "Tôi có rất ít kỷ niệm về Việt Nam nhưng tôi cảm thấy còn gắn bó rất nhiều với đất nước, văn hoá vá dân tộc Việt Nam''.

Theo bản tin của Hải quân Hoa Kỳ, Trung tá Lê Bá Hùng sinh tại Huế. Ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông và gia đình được một chiến hạm Mỹ vớt lên và đưa qua Mỹ định cự tại miến Bắc bang Virginia. Ông tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ và sau đó được bổ nhiệm làm Sĩ quan Hải Quân. Tháng tư vừa qua, ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được cử làm chỉ huy một chiến hạm Hoa Kỳ.

Theo tài liệu của Hải quân Mỹ, Khu Trục Hạm USS Lassen (DDG 82) đang hoạt động ở biển Hoa Đông, có tên đầy đủ là Clyde Everett Lassen, trú đóng tại căn cứ hải quân Mỹ Yokosuka ở Nhật Bản. Đây là loại khu trục hạm hạng Arleigh Burke đuợc trang bị dàn phóng hỏa tiễn điều khiển từ xa, có hệ thống radar đa chức năng, có khả năng tìm nhiều mục tiêu khác nhau cùng một lúc.

Đây là loại khu trục hạm duy nhất mà Hải Quân Mỹ đang sử dụng, có 23 sĩ quan và 300 thủy thủ, được trang bị hoả lực cực mạnh với các loại tên lửa hải - hải, hải - không Tomahawk hay RUM -139 VL-Asroc.  Ngoài ra tàu còn được trang bị thêm dàn phóng ngư lôi 2xMk32 và 2 phi cơ trực thăng SH-60 Sea Hawk

Wednesday, October 14, 2009

Chuyện ngụ ngôn cái hang của Socrates

Một góc Bangkok

Tổ tiên ta có câu, "Trăm nghe không bằng một thấy."  Về sau có người phát triển thêm, "Trăm điều thấy không bằng một lần sờ." Chuyện không đùa chút nào vì đây cũng chính là chân lý phát triển của ngành khoa học thực nghiệm mà nhà triết học Socrates (469-399 BC) sống trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại trước khi Thiên Chúa xuất hiện đã đề cập. Chuyện Ngụ ngôn Cái hang của ông sau đây nhằm giải thích mối quan hệ giữa hai khái niệm tin tưởng (belief) nhận biết (knowledge), hay nói khác đi, tầm quan trọng của tri thức trong phát triển xã hội loài người.

"Một nhóm người tù bị giam dưới hang sâu, đầu bị ép chỉ nhìn về phía trước. Những hình ảnh của các vật chuyển động phía sau lưng họ được ánh lửa chiếu lên thành hang. Vì không quay được phía sau, những người sống lâu ngày trong hang dần dần tin tưởng hình ảnh trên tường kia là thực.

Giả sử sau đó tháo xích cho họ quay lại phía sau. Trước tiên, họ sẽ hoảng loạn vì chuyển động của các vật và mắt họ rất nhức nhối vì ánh sáng của ngọn lửa. Nhưng nếu giải thích đây là vật thực, họ sẽ không tin. Trái lại họ có xu hướng muốn nhìn lại hình ảnh trên vách hang và tin rằng đấy mới là thật.

Bây giờ, giả sử tháo toàn bộ xích và buộc họ phải đi ra khỏi hang. Họ càng hoảng sợ hơn, mắt họ sẽ càng đau nhức hơn. Thậm chí trước ánh sáng mặt trời, mắt họ sẽ có thể bị mù. Vì thế, tạo điều kiện để họ thích ứng dần dần. Ban đầu cho họ nhìn những ngôi sao đêm và mặt trăng trên bầu trời. Sau đó cho họ nhìn vào núi đồi, cây cối phản chiếu trên mặt nước. Cuối cùng, họ có thể nhìn cây cối, núi đồi trong dưới ánh sáng trực tiếp ban ngày. Bấy giờ họ mới tin những gì họ thấy trên tường chỉ là hình ảnh chứ không phải là thực. Cuối cùng họ nhận ra rằng sở dĩ mọi vật có thể nhìn được là nhờ ánh sáng phát ra từ mặt trời. Lúc đó, nghĩ về những người còn sống trong hang, họ sẽ cảm thấy mình còn may mắn.

Theo Socrates, chuyện trong hang đại diện cho sự tin tưởng, chuyện xảy ra dưới ánh sáng ban ngày đại diện cho tri thức. Mỗi sự chuyển đổi từ tin tưởng sang sử dụng tri thức để nhận biết sự vật là mỗi quá trình đau đớn. Nhưng nếu quá trình chuyển đổi đạt được thành công, đó là sự di chuyển đúng hướng.

Đối với những người còn sống trong hang, ý kiến của  những người bước ra khỏi hang là ngu ngốc và sẽ không tin tưởng. Vì thế, theo Socrates, hãy đừng giải thích cho những người đang sống trong hang mặt trời là gì khi chưa kéo họ ra khỏi hang để họ nhìn sự vật thật dưới ánh sáng của nó.”

Ngày nay con người vẫn đối mặt với những vấn đề tương tự xãy ra cách đây hàng ngàn năm. Theo tôi, những ai mong muốn xây dựng một Việt Nam văn minh hiện đại, nên tìm cách đi sang các nước láng giềng như Thái Lan để thấy Bangkok hay sang Malaysia để nhìn KL hoặc thăm Singapore để quan sát.  Nếu được, tìm cách cho cán bộ, nhân viên, con cái đi sang các nước có nền kinh tế phát triển sống, học tập một thời gian để họ sống và rút tỉa kinh nghiệm cho sự phát triển quốc gia về sau.  Đây cũng là cách người Trung Hoa chuẩn bị để tiến hành công cuộc hiện đại hóa đất nước từ nhiều thập niên qua.

Sunday, September 27, 2009

Mặc cảm và vượt lên mặc cảm

Con gái yêu quý,

Lúc còn công tác ở Nha Trang, ba được nghe kể nhiều về một người bà con trong họ rất giàu có ở Đà Lạt với nhiều huyền thoại. Vừa kính phục vừa tò mò, ba đánh bạo đến thăm, tự giới thiệu mình với những người tuy gọi là bà con nhưng lần đầu gặp mặt. Ba đã choáng ngợp trước phong cách trang trí nội thất sang trọng kiểu châu Âu.  Ngồi một lát ba chào ra về vì cảm thấy bản thân mình quá lạc lỏng trong sự sang trọng và lạnh lẻo của ngôi nhà. Những chủ nhân của ngôi nhà này đã lần lượt ra đi về thế giới bên kia.  Bà con, dòng họ càng ngày càng xa thêm.

Một lần khác ở Owen at Vanderbilt, ba đã không đủ can đảm bước vào dự tiệc Capital Ball do nhà trường tổ chức. Ba đã không có nhiều bạn ở Owen vì thế.

Cả hai lần, ba đã không vượt qua được sự tự ti, mặc cảm của mình.

Hôm nay, một người cháu ở Huế đến thăm nhà.  Nó đã chào ra về và bố cháu trách rằng nó về vì sự mặc cảm.

Mặc cảm tự ti làm chúng ta tự xa cách với người thân và bạn bè.  Mặc cảm khiến chúng ta tự cô lập mình trước nhiều cơ hội của cuộc sống.

Mong con tránh những sai lầm như thế.  Hãy vượt lên chính mình con nhé!

Hình ảnh hiếm gặp ở Sài Gòn



Hình ảnh phụ nữ ngồi đan len thủ công trên xe buýt ở một thành phố đông đúc, sôi động nhưng bát nháo như Sài Gòn quả là hiếm thấy!  Ước gì nữ học sinh trung học của chúng ta cũng được học những nghề nữ công vừa thư giãn, tăng giá trị nữ tính lại làm ra sản phẩm cho xã hội. 

Wednesday, September 16, 2009

Bạn cùng lớp ở Đại học Khoa học Huế

Những cuộc họp mặt chớp nhoáng như thế này giúp họ quên đi trách nhiệm phải bương chải mỗi ngày để cho bản thân và gia đình phát triển. Cam Thảo (nữ) và Phước Minh (đứng phía phải) sống cách nhau 40 km mà họ phải 29 năm mới có dịp gặp lại nhau. Chương (đứng giữa và Huân (đứng bên trái) đã hai lần lập gia đình.  Thời đại kỹ thuật số đã đến. Liên lạc bằng điện thoại di động đã giúp người ta kết nối với nhau.  Cuộc họp mặt hôm nay không chỉ có 6 người!

Monday, August 31, 2009

Thương Huế

Ai đã từng đến Huế, hoặc ai đã từng sống ở đây một thời gian, khi ra đi đều có một tình thương sâu lắng về miền đất này. Quan sát này của tôi đã lập đi, lập lại gần ba mươi năm sống xa Huế. Dưới đây xin nêu một vài quan sát của người viết về những tấm lòng sâu nặng với Huế.
Một buổi sáng nọ trên xe buýt, tôi tình cờ tôi ngồi cạnh một phụ nữ. Sau khi tìm được một chỗ ngồi ổn định, tôi lấy sổ tay ghi lại những việc sẽ làm trong ngày. Theo thói quen, tôi thường ghi sổ bằng tiếng Anh vì tiếng Anh ngắn gọn hơn tiếng Việt. Đây cũng là cách thầy cô dạy ngoại ngữ thường khuyên chúng tôi hồi nhỏ. 
Xe chạy được một quãng đường, tôi nhận cuộc điện thoại từ một người bạn ở Huế. Tất nhiên câu chuyện của chúng tôi trao đổi theo giọng Huế. Câu chuyện vừa dứt, người phụ nữ bên cạnh chủ động làm quen, cô nói. "Cậu là người Huế mà nãy giờ tôi tưởng là người Hàn Quốc vì thấy cậu ghi sổ bằng tiếng Anh." Người phụ nữ này tâm sự, cô là con gái xứ Huế, là cựu nữ sinh Đồng Khánh, lấy chồng rồi chuyển vào Nam và sống xa quê đã nhiều năm. Chồng mất hồi còn chiến tranh, từ 1975, khi cô mới hai mươi lăm tuổi. Cô đã sống độc thân từ ngày đó và đã tần tảo nuôi hai con học hành và nay họ đều thành đạt.
Cô ấy bảo tôi, "Tôi thường khuyên con trai Huế hãy giữ giọng nói của xứ mình. Tôi đã hỏi nhiều phụ nữ trong Nam, ai cũng nói họ thích nghe giọng con trai Huế. Cậu biết không, mỗi khi nghe người nói giọng Huế, lòng tôi cảm thấy xao xuyến lạ thường." 
Vâng, dù ở Sài Gòn, cô ấy có cùng tâm trạng với ông Hà Huyền Chi sống bên Mỹ:
“...Giọng Huế bỗng nghe từ chợ Mỹ
Mà chiêng mà trống dậy hồn quê
Hương cau màu trúc xanh thôn Vỹ
Áo mới xênh xang giữa hội hè.”
Nhà thơ Đoàn Vị Thượng ca ngợi giọng nói của Mạ (mẹ), thường được Vân Khanh ngâm mỗi lần họp hội đồng hương.
“...Tuổi con gái Mạ từng uống nước sông
Đến bây giờ giọng Huế nghe còn ướt
Giọng Huế nghe còn một chút gì trong
Bao đắng cay pha vào chưa đục được ...”
Tô Kiều Ngân thèm nghe lời ru giọng Huế và rồi chết cũng bằng lòng!
“...Nếu lại được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng đành không hối tiếc chi mô.”
Người Huế thường có thiên hướng về văn chương nghệ thuật. Nhưng có điều lạ là phần lớn những câu thơ nổi tiếng, mô tả cảnh sắc thiên nhiên độc đáo và nét đặc sắc của con người, cùng với sự luyến lưu với xứ Huế, thường không phải do chính người Huế sáng tác ra. "Tạm biệt Huế" của nhà thơ Thu Bồn đất Quảng Nam có câu,
“Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh mãi nhớ trong mơ.”
Bùi Giáng cũng có những câu thơ mộc mạc, ngộ nghĩnh, nhưng đi vào lòng người nhẹ tênh như hơi thở.
“Da thưa phố Huế bây giờ
Vẫn là núi Ngự bên bờ sông Hương.”
Hai câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ quê Xứ Nghệ nhưng sống ở Huế thường được các bạn rượu nhắc đến mỗi khi chân bước liêu xiêu trên những nẻo đường của Huế.
Sông Hương hoá rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say. 
"Đây Thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ Hàn Mặc Tử, hầu như những ai cắp sách đến trường ở Việt Nam đều biết là người quê ở Quy Nhơn, Bình Định.
Không chỉ có thơ ca, người viết cũng phát hiện có sự trùng hợp trong lĩnh vực ca nhạc. Nếu bạn kết nối Internet, gõ tìm những giọng ca nổi tiếng hát về Huế, đa phần ca sĩ không hẵn là người sinh trưởng ở Huế mới yêu Huế: Duy Khánh với bài "Sầu Cố Đô". Hoàng Oanh-"Ai ra xứ Huế", hay Hương Lan-"Huế Xưa". Những ca sĩ trẻ thời nay như Vân Khánh, Ánh Tuyết, Quang Linh, Quang Lê… còn sản xuất cả những dĩa CD hát về Huế và họ ắt cũng đã một thời đã qua ở Huế.

Sunday, August 23, 2009

Suy nghĩ về mô hình quản lý cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Dù vẫn còn đang có nhiều ý kiến về tính hiệu quả về mô hình quản lý công ty mẹ-con của các tập đoàn kinh tế (TĐKT) ở Việt Nam, hiện trong nền kinh tế đang tồn tại các tập đoàn xuyên quốc gia như Bưu chính - Viễn thông (VNPT), Than - Khoáng sản (Vinacomin), Dầu khí (PetroVietnam), Điện lực (EVN), Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin), Dệt May (Vinatex), Cao su (VRG) và Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt). Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng đã hình thành và đang phát triển như FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên…

Theo tác giả Nguyễn Trung, đến tháng 9/2008, nước ta có 8 TĐKT quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà nước). Cả nước có 18 tổng công ty 91 và 73 tổng công ty 90 mang dáng dấp các TĐKT quốc doanh hoặc công ty mẹ - công ty con. Toàn bộ các đơn vị kinh tế này chiếm khoảng 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% tiền nộp ngân sách trong tổng số 5.970 DNNN hiện nay (khu vực kinh tế quốc doanh.

Trong một thế giới kết nối ngày nay, cả tập đoàn kinh tế và công ty vừa và nhỏ đều có cơ hội thành công như nhau. Vấn đề là ở chỗ chọn đúng lĩnh vực ngành nghề, ra đời đúng thời điểm và sau đó cung cấp cơ cấu tổ chức và phong cách lãnh đạo công ty đúng.

Vì nếu là các công ty nhỏ, nhưng các nhà lãnh đạo chung nhau tạo ra liên minh liên kết dưới các hình thức liên doanh; tổ hợp nghiên cứu phát triển, đối tác chiến lược với các công ty trong nước và cả các quốc gia khác nhau, họ cũng tạo ra được sức mạnh trong tiếp thị, mua bán nguyên liệu, thành phẩm và cả trong sản xuất chế tạo, không thua gì các tập đoàn lớn. Trái lại, nếu là các tập đoàn lớn, với nhiều lợi thế gồm sản xuất số lượng lớn, nguồn lực tài chính, nhân sự có kỹ năng, bí quyết công nghệ, hoạch định dài hạn, và ổn định, lãnh đạo các tập đoàn này cũng phải hành động như lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ (nhưng có tốc độ tăng trưởng lớn). Đồng thời, cần phải đầu tư công sức xây dựng mô hình tổ chức trong đó các thành viên của tập đoàn là các tập hợp nhỏ, độc lập và có thể quản lý được.

Đối với các tập đoàn hiện nay ở nước ta, cần nên nghiên cứu đưa mô hình tổ chức theo cơ chế liên bang vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Quan sát cho thấy, hầu hết các tập đoàn trên thế giới hiện đứng vững qua cơn khủng hoảng là nhờ kết hợp các đặc tính tốt nhất của cả hai loại hình công ty nhỏ và lớn. Ngoài sức mạnh nhờ có tất cả lợi thế do quy mô lớn, mô hình này cung cấp tính uyển chuyển, khả năng ứng phó và thích nghi nhanh chóng trong thời kỳ kinh tế đầy biến động vì có những đặc điểm của tập hợp các doanh nghiệp nhỏ.

Coca-Cola, HP, ABB… là những tập đoàn xây dựng thành công theo mô hình này. Công ty mẹ (liên bang) được hình thành từ nhiều công ty nhỏ được trao quyền bán tự chủ. Tất cả hợp tác với nhau và gắn bó với nhau bởi một tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh chung. Quyền lực của tập đoàn được khuếch tán đến từng thành viên bán tự chủ chứ không tập trung hết ở trung ương. Mỗi khi ra quyết định kinh doanh, các đơn vị thành viên và trung ương đều chia sẻ với nhau. Do có tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh rõ ràng và hầu hết được viết ra thành văn bản, tập đoàn cũng như các công ty thành viên xây dựng các nguyên lý hoạt động rõ nét theo hướng hài hòa vì mối lợi chung. Các công ty thành viên hiểu rõ ranh giới của mình đến đâu, dựa trên sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh gì như ABB hay trong trường hợp của Coca-Cola là ranh giới địa lý. Quyền lực giữa các công ty thành viên với nhau và cả với trung ương được giữ cho cân bằng nên không có tình trạng đơn vị này lấn át đơn vị kia. Các công ty thành viên có độc lập tự chủ nhưng không vi phạm nguyên tắc hoạt động chung của công ty mẹ.

Mô hình này cũng có những hạn chế nhất định nhất là khi tình hình khủng hoảng tài chính, nhiều lúc cần có một sự tập trung quyền lực lớn ở cơ quan đầu não. Điều này đòi hỏi rất nhiều về vai trò của các nhà lãnh đạo. Lãnh đạo ở cơ quan đầu não của tập đoàn không thể lãnh đạo theo kiểu họ là tướng và lãnh đạo các công ty thành viên là quân. Lãnh đạo của tập đoàn là lãnh đạo của lãnh đạo. Vì thế lãnh đạo tập đoàn không thể là người duy nhất ra các quyết định quản lý cho toàn hệ thống. Họ cần tạo ra một môi trường trong đó các lãnh đạo của công ty thành viên cũng góp phần có tiếng nói trong việc ra quyết định. Một môi trường trong đó tất cả các lãnh đạo thành viên đều được trao quyền lãnh đạo. Lúc đó, lãnh đạo cơ quan đầu não của tập đoàn là những người tạo ra công việc từ câu hỏi Tại sao và Việc gì, còn các lãnh đạo công ty thành viên là người trả lời câu hỏi Làm như thế nào?

Thursday, August 20, 2009

Tại sao anh ấy không được đề bạt?

Anh K thân mến, Tôi đã đọc các lá thư quản lý của anh đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Tôi hy vọng rằng anh có thể là người giúp làm sáng tỏ vấn đề từ bấy lâu nay tôi rất quan tâm, nhưng chưa có câu trả lời khả dĩ làm tôi hài lòng. Nhất là khi con người tôi hằng kính phục và mong mỏi anh ta trở thành lãnh đạo của mình vừa lìa bỏ cỏi đời vì căn bệnh ung thư quái ác. Phi là Trưởng phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu của công ty chúng tôi từ khi mới thành lập. Mặc dầu không giỏi ngoại ngữ, nhưng Phi vẫn phụ trách công tác kế hoạch không thể chê được. Những năm tháng mới mở cửa, chúng tôi vừa học vừa làm vì không hề có kinh nghiệm thương trường cũng như kiến thức kinh doanh nền tảng. Mỗi năm, Phi cùng công ty tiếp hàng chục công ty đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...và rất nhiều đối tác trong nước tham gia vào quy trình xuất khẩu. Chúng tôi xuất hàng mỗi năm hàng chục chuyến tàu lúc nào cũng được thưởng vì giải phóng tàu nhanh. Chiến tranh làm luồng lạch bị bồi lấp, chúng tôi tổ chức nạo vét, đưa tải trọng tàu đến ăn hàng từ vài ngàn tấn lên hơn chục ngàn tấn. Hồi ấy chúng tôi xuất khẩu nguyên liệu nhưng thực ra không hề nắm rõ giá cả hàng hóa trên trường quốc tế. Mua bán đôi khi thanh toán bằng tiền mặt hàng chục nghìn đô la Mỹ. Tất cả quyết định chỉ dựa vào bản năng kinh doanh là chính. Phi đã lèo lái công tác đàm phán thương mại và ra những quyết định táo bạo, nhưng không gặp nhiều sơ suất đáng kể. Chính Phi đã dạy cho tôi một chiêu đàm phán thú vị. Hôm đó chúng tôi đi đàm phán ký hợp đồng thiết kế và thi công một tàu kéo xà lan chở nguyên liệu. Vì phụ trách phòng kỹ thuật nên tôi và Phi cùng nhau đi đàm phán. Ôm một chồng bản vẽ thiết kế do bên B cung cấp, tôi cùng các kỹ sư nghiên cứu chúng với mục tiêu ký được hợp đồng vừa đãm bảo yêu cầu kỹ thuật vừa có giá phải chăng. Thật ngạc nhiên, khi đến bàn đàm phán với đối tác, Phi thao thao bất tuyệt chuyện bóng đá giải Olympic đang tường thuật trên truyền hình đêm qua. Gần hết giờ, Phi đứng dậy chào bên B và giới thiệu tôi cùng bản kiến nghị để lại cho bên B xem xét. Trên đường về Phi nói với tôi, "Khi người ta thích làm việc với nhau thì mọi sự khác biệt sẽ không là chuyện lớn. Cậu hãy xem, thế nào tuần sau B cũng mời mình đến ký hợp đồng." Kết cục đúng như lời Phi đã phán đoán. Việc kinh doanh của công ty càng ngày càng bành trướng. Chúng tôi đã xây thêm cảng xuất khẩu, nạo vét luồng tàu, mua thiết bị, mở nhà máy sơ chế nguyên liệu để tăng giá trị hàng xuất khẩu. Cũng vào thời điểm vị giám đốc công ty sắp nghỉ hưu. Vả lại, đã lớn tuổi và không có chuyên môn về thương mại xuất nhập khẩu (ông ta là một kỹ sư), ông cũng đã bắt đầu cảm thấy lúng túng với chặng đường trước mặt. Tình thế yêu cầu công ty cần có các phó giám đốc chuyên nghiệp để trợ giúp giám đốc điều hành hiệu quả. Đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp để tìm người kế tục ông về sau. Rất nhiều người trong và ngoài công ty nghĩ rằng Phi xứng đáng đề bạt vị trí Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Sau một thời gian phải đi tu nghiệp quản lý ở nước ngoài trở về, tôi hay tin Phi không còn làm trưởng phòng kế hoạch xuất nhập khẩu. Anh ta bị điều xuống hiện trường phụ trách điều hành công tác vận tải chính con phà do anh và tôi đi đàm phán để đóng mới mấy năm trước. Cách đây hơn ba năm, khi trở lại thăm thành phố cũ, tôi bị sốc khi biết tin anh đã về nhà nghỉ ngơi điều trị ung thư. Tôi đã đến thăm anh và thật kinh ngạc về ý chí ham học hỏi và quyết sống của anh. Nói chuyện với nhiều đồng nghiệp trong công ty cũ, nhiều người vẫn nhắc anh với một lòng hoài niệm, "Ước gì anh ấy là lãnh đạo...có lẽ bây giờ công ty đã khác." Anh K thân mến, "Vì sao những người có năng lực như Phi không được thăng tiến?" Tôi xin dừng bút và rất mong nhận được câu trả lời của anh qua Thời báo KTSG. Trân trọng kính chào.

Sunday, August 16, 2009

Chuyện ngày hè của tôi

Mùa hè đối với nhiều người ở sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, thường là một chuyến đi chơi xa tận miền biển Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc hay lên cao nguyên hưởng thụ cảnh quan thiên nhiên xanh tươi trong bầu không khí mát mẻ. Người có nhiều tiền hơn có thể làm một chuyến ra nước ngoài, sang tận Mỹ, Úc hay châu Âu. Với những người nhập cư như tôi, mùa hè thường lại ít đi xa vì có khá nhiều bạn bè từ miền Trung, hay cao nguyên hẹn ngày tái ngộ. Hè năm ngoái tôi gặp Lành, một bạn học thời phổ thông ở Huế. Thật ngạc nhiên, Lành cho biết đây là lần đầu tiên bạn ấy đến thành phố này. Nghe nói thế, tôi đã tập hợp bạn bè cùng học với Lành hiện đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh họp mặt cùng ôn nghèo kể khổ. Đức Minh, một bạn cùng lớp, lên kế hoạch gặp lại Lành ở Huế. Anh Thu, cựu lớp trưởng còn dặn dò tôi, "Tao là dân kinh doanh nên bận rộn lắm. Mày đưa cô ta đi siêu thị mua chút quà trước khi về quê nhé." Bẵng đi mấy tháng liền không gặp, một hôm Minh gọi điện cho tôi tâm sự. "Lần sau về Huế tao sẽ không gặp cô Lành nữa đâu. Ở Sài Gòn này mình thoải mái gặp nhau như thế, nhưng khi về Huế tao gọi Lành, cô ta lánh mặt. Tức quá tao đến nhà cô tìm hiểu mới tá hỏa ra là thằng chồng nó ghen, gã không muốn cô ấy sinh hoạt bạn bè gì hết." Nghe Minh nói thế tôi cũng hơi ớn, nhưng cuối cùng quyết định gọi điện hỏi Lành cho ra lẽ. Lành đã khóc và bộc bạch, "Vào Sài Gòn, thấy các bạn sinh hoạt mình cứ tưởng như sống lại thời son trẻ. Nghĩ lại bao nhiêu năm sống trong cảnh kinh tế khó khăn, lại bị chồng cấm đoán gặp gỡ bạn bè mình tủi hổ quá." Tết vừa qua cả tôi và Minh cùng trở về Huế. Chúng tôi họp mặt bạn bè nhân ngày giỗ đầu của mẹ tôi. Lần này Lành có mặt. Minh hỏi đùa, "Ủa ly dị rồi hả?" Tôi chưa kịp ngăn Minh lại thì Lành đã vui vẻ đáp trả, "Cũng gần như thế! Mẹ con mình đã bàn bạc và cùng thành lập liên minh đấu tranh đòi quyền bình đẳng. Anh ta bắt đầu xuống nước. Mình cảm ơn các bạn đã truyền cho mình sức mạnh ấy." Hè năm nay tôi tiếp mẹ con Thi, bạn cùng lớp hồi đại học. Thi hiện là giáo viên cấp ba ở một huyện miền núi ở Quảng Nam. Cô ấy vào thành phố vài hôm rồi cùng con gái theo học đại học trở về miền Trung. Thi đến thăm gia đình tôi, cô ấy vui vẻ hoạt bát như hồi sinh viên. Vẫn giọng ca thánh thót, cô ấy hát karaoke gia đình say sưa, trò chuyện mãi khuya mới về. Từ lần gặp đó đến nay, tôi hay nhận tin nhắn của Thi. Khi thì vài lời tiếng Pháp, khi thì vài dòng tiếng Việt. Sáng nay, Thi nhắn tin, cơn hen trở lại hành hạ cô ấy. Số là Thi bị hen thời còn đi học. Nhớ lại cảnh Thi lên cơn hen hồi còn học chung ở Huế tôi rất thông cảm bèn nhắn tin bảo cô ấy nên chuyển vào Nam sống để giảm bớt hen do thời tiết trong Nam ít biến động. Không ngờ cô ấy lại than thở về lực cản rất lớn đó chính là người chồng của mình. Thi cho biết sẽ không dám làm bất cứ điều gì thay đổi để cho cô con gái duy nhất yên tâm học xong đại học. Cô ấy viết, "Vì đứa con gái yêu, mình đã chịu đựng sống với người chồng vũ phu hai mươi năm rồi." Tôi gọi điện cho Thu Hà, bạn thân của Thi đề hỏi về hoàn cảnh của cô ấy. Hà xác nhận nỗi đau của Thi. Người chồng của cô trẻ hơn Thi vài tuổi. Anh ta cũng là giáo viên. Bình thường tính tình hòa nhã, nhưng sau khi uống rượu, anh ta trở nên hung dữ, đối xử thô bạo với Thi. Người phụ nữ thứ ba tôi có dịp gặp gỡ mùa hè này chính là Thu Hà, bạn của Thi. Hà là một kỹ sư làm công tác quản lý thí nghiệm vật liệu xây dựng trong 28 năm liền. Từ khi công ty cổ phần hóa, Hà kiên trì đấu tranh kiểu làm ăn chân trong chân ngoài của một vài kỹ sư lãnh đạo trong doanh nghiệp của mình. Thêm vào đó, không chịu nỗi cảnh một số cán bộ trẻ do mình đào tạo bỏ ra ngoài mở phòng thí nghiệm cạnh tranh với cơ quan cũ, làm ăn dối trá, Hà xin nghỉ vì lý do sức khỏe để về Sài Gòn làm việc, tiếp sức cho hai con đang theo học đại học. Dù đã sắp xếp công việc tiếp ở thành phố Hồ Chí Minh gần một năm, hôm qua, sau khi đi làm được mười ngày, Hà gọi điện báo tin muốn nghỉ việc. Hà cho biết, công ty cô đang công tác dự định cho một nhân viên năng động nghỉ vì lý do nghi ngờ về việc mất mát vật tư ở bộ phận của cô ấy. Quyết định đã được trưởng phòng tổ chức chuẩn bị và giám đốc cũng đã ký nhưng chờ công bố vào ngày hôm sau. Sáng hôm đó, Hà có được bằng chứng không hề có sự mất mát vật tư mà do cán bộ kiểm thiếu. Cô đã khóc và gặp lãnh đạo để can ngăn nhưng sau đó lại bị trưởng phòng tổ chức khó chịu vì cho rằng công việc của anh ta bị người khác can thiệp. Những câu chuyện đời thường thế này xãy ra với những người phụ nữ coó học, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Còn bao nhiêu câu chuyện tương tự như thế ở trong tầng lớp phụ nữ ít học và đang sống ở nông thôn tôi và bạn còn chưa hay biết?

Tuesday, August 04, 2009

Tại sao tinh thần đồng đội không phát huy được hiệu quả?

Anh H. thân mến, Đọc thư anh tôi rất vui vì công ty của anh đã có những bước nhảy chinh phục đỉnh cao trong lĩnh vực của mình. Quả vậy, hơn hai mươi năm trong ngành, công ty đã có sự tăng trưởng vượt bực. Từ một xưởng nhỏ, vài chục nhân viên nay công ty đã có lực lượng công nhân cơ hữu hàng trăm người. Doanh số đã tăng từ vài chục tỷ lên trên cả ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, như anh tâm sự, công ty hiện đứng trước khó khăn “Anh em không còn tâm huyết như hồi trước.” Công ty đã cử cán bộ chủ chốt tham dự nhiều buổi tập huấn về quản lý bên ngoài và tổ chức đào tạo nội bộ nhấn mạnh tinh thần làm việc đồng đội. Tuy nhiên, theo quan sát, ở công ty vẫn diễn ra tình trạng các phòng ban phối hợp với nhau không ăn nhịp khiến cho công việc trễ tiến độ, thanh quyết toán với khách hàng không kịp thời. Thăm dò ý kiến về quy trình công việc, cơ cấu tổ chức, con người, hệ thống thông tin quản lý... vẫn chưa ở mức độ hài lòng. Thêm vào đó, gần đây đã xãy ra một số tai nạn nghiêm trọng trên công trường khiến anh phải lo lắng vô cùng. Anh H. ạ, Để giải quyết bài toán quá khó như trên của doanh nghiệp, cần phải tiến hành thu thập thông tin theo các bước trong quy trình giải quyết vấn đề và làm quyết định quản lý.Tuy nhiên, xin gợi ý với anh một số kinh nghiệm sau đây của các công ty trong nước và quốc tế. Tổng công ty X là công ty cùng ngành của anh. Họ sắp xếp tổ chức theo từng công đoạn sản xuất. Các đội cùng tham gia vào dự án do công mẹ ký hợp đồng theo từng khâu chuyên môn của mình. Ứng dụng mô hình sản xuất này họ đã giúp cho công nhân có tay nghề càng ngày càng cao. Vì thế, đây là yếu tố giúp họ có thể tham gia các công trình có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Công nhân của họ rất tự hào về bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Công ty của anh cũng đi theo mô hình này. Tuy nhiên, mô hình tổ chức chưa khép kín theo quy trình sản xuất. Các công ty con hoạt động còn thiếu đồng bộ. Có đơn vị hoạt động khá tốt, nhưng có đơn vị hoạt động chưa hiệu quả do thiếu vốn và thiếu nhân viên giỏi. Đặc biệt, các công ty con không hoạt động trong cùng một cơ chế. Chẳng hạn, trong nhiều dự án lớn, một vài công ty con phải tham gia công việc dưới sự điều hành của chỉ huy trưởng công trình, những người được giao quyền lực rất lớn nhưng không chịu trách nhiệm pháp lý. Vì thế, khi xãy ra tai nạn hay những tranh chấp thương mại, anh là người phải đứng ra chịu trách nhiệm pháp lý. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho sự hợp tác giữa các đơn vị chưa gắn kết với nhau và tình hình này càng ngày càng khó khăn thêm khi số lượng dự án càng ngày càng nhiều và nhân viên cơ hữu hiện lên đến hàng trăm người. Đến đây tôi nhớ lại phát biểu của Tổng giám đốc công ty HP. Ông nói, "Khi công ty đã bành trướng trên một quy mô lớn, tinh thần đồng đội chỉ phát huy hiệu quả trên nền tảng chia sẻ lợi nhuận không phải chỉ một vài cá nhân hay tập thể trong công ty mà là của tất cả thành viên công ty." Vâng, chúng ta một thời hô hào tinh thần đồng đội để xây dựng công ty và đã thành công đưa công ty lên đỉnh cao trong ngành. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải áp dụng cách làm của Tổng giám đốc công ty HP. Có người cho rằng động lực phát triển nằm ở cơ chế tổ chức. Tôi không phản đối điều này. Theo nghiên cứu mới đây của giáo sư Warren Bennis, nhiều tập đoàn quốc tế như Coca-Cola, HP, ABB sắp xếp cơ cấu tổ chức theo mô hình chủ nghĩa liên bang của chính quyền Hoa Kỳ. Theo giáo sư, các tập đoàn này thành công nhờ kết hợp các đặc tính tốt nhất của cả hai loại hình công ty nhỏ và lớn. Ngoài sức mạnh về vốn, nhân lực và kỹ thuật công nghệ của quy mô lớn, mô hình này cung cấp tính uyển chuyển, khả năng ứng phó và thích nghi nhanh chóng khi thị trường biến động. Thay vì lập từng công ty riêng lẻ độc lập nhau, các tập đoàn hình thành ra nhiều công ty nhỏ bán tự chủ, tất cả hợp tác với nhau và gắn bó với nhau bởi một tầm nhìn và sứ mạng chung. Quyền lực quản lý được khuếch tán đến từng thành viên bán tự chủ chứ không tập trung hết ở tổng công ty. Mỗi khi làm quyết định các đơn vị thành viên và hội sở đều chia sẻ với nhau. Dựa trên mẫu số chung về tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh, các công ty thành viên có các nguyên lý hoạt động theo hướng hài hòa vì mối lợi chung của tập đoàn. Các công ty thành viên phân định lại ranh giới của mình, dựa trên sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh gì hay trong trường hợp của CocaCola là ranh giới địa lý. Quyền lực giữa các công ty thành viên với nhau và cả với hội sở được giữ cân bằng nên không có tình trạng đơn vị này lấn át đơn vị kia. Các công ty thành viên có độc lập tự chủ nhưng không vi phạm nguyên tắc hoạt động chung của tổng công ty. Theo giáo sư, đây là phần khó và căng thẳng nhất trong thực tiễn quản lý doanh nghệp. Có lẽ thế nên anh đã chất vấn tôi, “Khi tình hình khủng hoảng tài chính cần có một sự tập trung quyền lực và đòi hỏi rất lớn về vai trò lãnh đạo ở cơ quan đầu não. Vậy tôi phải phải ứng xử thế nào?” Theo tôi, dù ở cương vị Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị, anh không thể lãnh đạo theo kiểu trung ương là tướng, các công ty thành viên là quân. Lãnh đạo của tập đoàn là lãnh đạo của lãnh đạo. Không thể lãnh đạo tổng công ty là người duy nhất ra quyết định. Anh cần tạo ra một môi trường trong đó các lãnh đạo của công ty thành viên cũng góp phần có tiếng nói trong việc ra quyết định. Một môi trường trong đó tất cả các lãnh đạo thành viên đều được trao quyền lãnh đạo. Là lãnh đạo tổng công ty, anh là người tạo ra công việc từ câu hỏi Tại sao và Điều gì, trong khi đó các lãnh đạo các công ty con là người trả lời Làm như thế nào? Thân mến và hẹn anh thư sau.

Friday, July 17, 2009

Lãnh đạo trong môi trường nhiều thay đổi

Anh H thân mến, Đọc mấy dòng tâm sự của anh “ước gì tìm được người có thể thay thế để mình thôi không giữ chức vụ Tổng giám đốc điều hành mà chỉ làm công tác lãnh đạo ở hội đồng quản trị”, tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh của anh trước những đòi hỏi mới trong công việc điều hành khi công ty đã lên sàn chứng khoán, đã mở rộng hoạt động trên cả nước và liên kết với các doanh nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, thay vì đồng tình với anh, đề nghị anh suy gẫm sau khi đọc ý kiến của Warren Bennis, người vào năm 2005 được xếp vị thứ 27 trong 50 cỗ máy suy nghĩ của nước Mỹ. Ông hiện là giáo sư ở Đại học Nam California (University of Southern California) đã từng làm việc ở MIT, dạy học ở Harvard và là cố vấn cho bốn đời tổng thống Mỹ từ Kennedy đến Reagan. Theo giáo sư Bennis, lãnh đạo không phải do bẩm sinh mà là một quá trình học hỏi. Trong một môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi do công nghệ tiến bộ và bối cảnh toàn cầu hóa, lãnh đạo công ty ngày nay cần phải học hỏi làm thế nào tạo ra một môi trường khả dĩ nắm lấy được sự thay đổi và không xem thay đổi như là mối đe dọa mà là cơ hội cho công ty phát triển. Theo ông, muốn thành công, lãnh đạo công ty cần có các tính cách sau đây. Phải biết tự đánh giá và tự trọng. Lãnh đạo cảm nhận được rằng khi công ty cần đến một tập hợp các tài năng khác nhau thì đó là cơ hội chứ không phải đe dọa do phải có sự thay đổi. Vì thế, lãnh đạo cần có kỹ năng chẩn đoán, nhận ra được những cái mới đòi hỏi phải bổ sung, hoặc điều không cần thiết phải học hỏi, cùng với phong cách linh hoạt trước nhu cầu thay đổi. Jack Welch CEO của GE là một người hiểu rõ điều này khi ông nói, “Những điều tôi đã làm không phải là điều tôi chuẩn bị làm,” và ông cũng là người thể hiện có thể thay đổi tính cách của chính mình. Phải đãm bảo thâm nhập và tiếp cận được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, khách hàng, xã hội và với thế giới bên ngoài để cảm nhận được nhu cầu cần thay đổi và xây dựng kỹ năng nhận thấy trước sự vật trước khi chúng xãy ra. Để làm được điều này, người lãnh đạo cần tránh những rào cản vô hình trong xã hội và nghĩ cách làm sao để những ranh giới này trở thành những bức tường rỗng và có thể thẩm thấu được thông tin từ mọi giai tầng xã hội. Học cách giao tiếp dùng lời nói, cữ chỉ và hành động để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trước mắt mọi thành viên của công ty về mục tiêu và tầm nhìn đã xác định. Tạo dựng lòng tin bằng cách thẳng thắn trong lời nói và hành động. Lãnh đạo phải can đãm hành động cho dù có phạm sai lầm và phải học từ những sai lầm đó. Một sự kết hợp lời nói và việc làm là điều các nhà lãnh đạo cần thể hiện. Bên cạnh đó cần nhận được phản hồi những việc đã làm. Lãnh đạo cần nuôi dưỡng kênh thông tin phản hồi bằng cách tập hợp nhiều người quanh mình, những người có thể đưa ra những lời khuyên có giá trị như kho báu, những người có thể nói sự thật, những người có thể dựa vào, những người luôn có bầu nhiệt huyết về tương lai. Lãnh đạo không thể đơn độc làm một mình. Họ cần những người hình dung được tầm nhìn và cùng tham gia kiến tạo nên nó. Lãnh đạo phải cảm thấy thoải mái với kỹ thuật công nghệ mới và tìm cách gắn bó với chúng nhiều hơn. Nếu có điều kiện, đề nghị anh lên mạng mua cuốn sách đã được dịch sang 20 thứ tiếng của ông, "Trở thành một nhà lãnh đạo - On becoming a leader” để làm tài liệu gối đầu giường nhé. Thân mến và hẹn anh thư sau.

Monday, July 06, 2009

Lựa chọn nhân sự: Gạch hay đá cuội

Anh H thân mến,

Cảm ơn anh vì đã tin tưởng tham khảo ý kiến của tôi về cách lựa chọn ứng viên cho vị trí giám đốc kinh doanh của công ty.

Theo như trong thư, công ty của anh đang cần tìm kiếm một vị trí giám đốc kinh doanh để phụ trách một trong ba vùng trọng điểm theo chiến lược của Hội đồng quản trị công ty đề ra. Cũng như mọi trường hợp tuyển dụng, một mặt anh đã chỉ đạo công ty đăng quảng cáo để tìm ứng viên, mặt khác tiến hành tuyển lựa từ đội ngũ cán bộ hiện đang công tác trong tổ chức.

Tôi cũng hiểu rằng vì đây là một vị trí quan trọng, với cương vị Tổng giám đốc điều hành công ty, anh rất thận trọng trong việc ra quyết định lựa chọn ứng viên. Anh cũng đã gửi văn bản đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập một phiên họp bất thường để xin ý kiến. Sau nhiều giờ thảo luận, một danh sách rút gọn đã được giao lại cho anh để ra quyết định tuyển chọn theo chức năng đã được phân công. Giờ đây, anh cảm thấy lúng túng trước lựa chọn: Chọn người bên trong tổ chức hay bên ngoài.

Những ứng viên bên trong hầu hết là các kỹ sư có kinh nghiệm và đã có nhiều năm cống hiến cho công ty. Tuy nhiên, họ cần một thời gian làm quen với công việc kinh doanh trên thương trường và không có gì bảo đãm rằng họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ giao phó. Những ứng viên bên ngoài đã kinh qua công việc kinh doanh ở các công ty trước đó, nhưng ở trong các ngành khác. Cũng có những rủi ro nếu đề bạt họ ngay vào vị trí giám đốc kinh doanh. Chẳng hạn, chưa có một ngày công tác ở công ty, nếu đưa ngay vào vị trí, nhiều người trong công ty cũng sẽ thắc mắc vì sao không trọng dụng nguồn nhân lực sẵn có mà lại lấy người bên ngoài. Nếu ứng viên làm tốt, mọi chuyện sẽ qua đi. Nhưng nếu anh ta không thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, cả anh ta và anh sẽ mất uy tín. Hơn nữa, những nhân viên làm việc lâu năm có thể không vui vì họ mất điều kiện để thăng tiến trong khi đã gắn bó và đóng góp ít nhiều cho sự nghiệp kinh doanh của công ty.

Anh H thân mến,

Lựa chọn ứng viên bên trong hay bên ngoài công ty anh nên làm quyết định dựa vào văn hóa doanh nghiệp và đặc điểm ngành nghề. Ở một số công ty, việc lựa chọn phần lớn căn cứ vào thành tích và quá trình công tác ở các đơn vị ứng viên đã kinh qua và không nhất thiết phải có chuyên môn gần gũi với vị trí mới đề bạt. Chẳng hạn, Carol Bartz, người được chọn thay tổng giám đốc điều hành Jerry Yang của Yahoo mới đây. Cô ta là một người có quá trình công tác trong lĩnh vực công nghệ. Khi được hỏi làm thế nào kinh nghiệm về công nghệ của cô được áp dụng ở Yahoo, một công ty hoạt động trên lĩnh vực truyền thông, cô trả lời. “Tôi là con người của công nghệ. Là một người hướng về thị trường. Tôi yêu khách hàng. Tôi cho rằng mình có ít năng lực trí tuệ để hiểu về truyền thông, nhưng ở trong ban điều hành công ty hiện nay ắt cũng đang có những người tuyệt vời trên lĩnh vực này có thể bắt đầu giảng dạy cho tôi.”

Tuy nhiên, Akio Morita, nguyên Tổng giám đốc điều hành của Sony đi theo hướng huấn luyện cho công nhân và quản lý tính uyển chuyển, linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi của tổ chức theo từng thời kỳ. Do sống nhiều năm trên đất Mỹ, ông nói, “Tôi đôi khi xem các công ty Mỹ có cấu trúc như những bức tường gạch. Khi xây dựng công ty, các công ty đề ra mô tả vị trí và cơ cấu ngay từ đầu, sau đó công ty tìm đúng người để lắp vào vị trí. Khi tìm được ứng viên, nhưng nếu anh ta có trình độ chuyên môn, năng lực cao hơn, hay thấp hơn đều bị loại. Các công ty Nhật làm theo cách khác. Khi tìm được ứng viên, công ty học cách để sử dụng người này. Ông cho rằng nhà quản lý nhìn vào ứng viên giống như người thợ xây nhìn đống đá tảng, xem thử bố trí từng hòn đá như thế nào để xây nên bức tường. Viên đá có khi thô, tròn, góc cạnh, dài, ngắn khác nhau. Vì thế nhà quản lý phải suy nghĩ làm sao sắp xếp chúng đứng cùng với nhau. Con người khác viên đá tảng ở chỗ họ ngày càng trưởng thành, vì thế, nhà quản lý phải thay đổi vị trí của họ theo thời gian. Vả lại, doanh nghiệp cũng thay đổi theo thời gian, vì thế, lại càng cần thiết phải bố trí các viên đá tảng này ở các vị trí khác nhau theo từng thời kỳ.

Hy vọng những ví dụ của tôi có thể giúp anh mạnh dạn ra quyết định. Anh H ạ, Akio Morita cũng xuất thân từ một nhà khoa học rồi mới trở thành một thương nhân. Từ một đất nước có văn hóa coi lãnh đạo doanh nghiệp như thượng đế, ông đã dung nạp được văn hóa Nhật Bản với phương pháp quản lý của Mỹ để đưa Sony trở thành một công ty Nhật nhưng lại gặt hái thành công ở Mỹ.

Chúc anh may mắn.

Sunday, June 28, 2009

Xây dựng thái độ làm du lịch

Trong việc phát triển kinh tế của các địa phương theo hướng lấy du lịch làm mũi nhọn, một khía cạnh quan trọng cần chú ý, đó là xây dựng thái độ của người dân khi tham gia hoạt động du lịch. Theo kinh tế học hành vi, con người thường sẽ hành động ngay khi cảm thấy lo sợ mất mát một điều gì đó. Nếu không, họ sẽ bình chân như vại, thậm chí, sẽ có thái độ chủ quan, coi thường rủi ro. Đưa nguyên lý kinh tế này vào trong bối cảnh phát triển ở các thành phố, tỉnh có thế mạnh về du lịch ở miền Trung, theo tôi, các nhà lãnh đạo địa phương cần phải làm sao chỉ cho người dân thấy nguy cơ tụt hậu, thua kém các nơi khác để từ đó xây dựng thái độ thích hợp khi tham gia làm kinh tế du lịch ở địa phương. Cần phải thẳng thắn rằng đã có nhiều lời ta thán về hành vi đối xử với khách du lịch đến Huế, Vũng Tàu, Đà Lạt và nhiều nơi khác ở nước ta, ngay cả Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, nhiều chị em tiểu thương, anh em đạp xích lô thường đưa giá dịch vụ cao hơn nếu nhận ra đối tượng là khách du lịch từ nơi khác đến qua quan sát cách ăn mặc hoặc giọng nói. Người viết bài này đã phải can thiệp với một công ty taxi ở Thành phố Hồ Chí Minh đòi lại tiền “xin đểu” của một lái xe đối với một khách quốc tế trên đường từ Sân bay Tân Sơn Nhất về khách sạn New World năm ngoái. Khi về tham dự lễ hội Lăng Cô Huyền Thoại Biển, công bố Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp trên thế giới, người viết bài này đã tận mắt chứng kiến một cảnh đôi co giữa nhân viên khách sạn ở Lăng Cô với thực khách đến tham quan. Rất khôi hài khi quan sát sự việc xảy ra, thực khách phàn nàn công tác phục vụ của nhà hàng “RẤT CHẬM”, nhân viên phục vụ lại nghe nhầm là “RẤT CHUẨN”. Thay vì làm vui lòng khách hàng, nhân viên này lại tự cho rằng công tác dịch vụ của nhà hàng nơi anh ta công tác là “CHUẨN” và không hề nhận lấy sai sót. Cũng tại buổi lễ này, nhà báo Chiến Hữu của Báo Thừa Thiên Huế cũng tận mắt chứng kiến, cảnh thực khách uống bia nhấm mực ống hấp bằng tay thay vì dùng đũa hoặc nĩa. Mặc dù, dịch vụ du lịch này tự phát và do người dân địa phương cung cấp. Tất nhiên, có người sẽ nói, những chuyện như thế xảy ra khắp nơi, đâu riêng gì ở một vài địa phương. Là một người có may mắn đi đến những xứ làm du lịch nổi tiếng, tôi khẳng định nhận xét này chưa đúng với những nơi coi du lịch là mủi nhọn kinh tế. Không cần đi đâu xa, chỉ đến thăm Hội An, bạn sẽ nhận ra điều này. Người dân Hội An rất vô tư khi mua bán, đối xử với khách du lịch, nếu không muốn nói là có thái độ đứng về phía khách du lịch mỗi khi giao dịch. Người dân ở các thành phố du lịch như Bangkok, ở Thái Lan, San Francisco hay Boston ở Mỹ… những nơi tôi đã đi qua, đều quan sát họ rất niềm nở chỉ dẫn tận tình cho khách du lịch mỗi khi cần thiết. Một vấn đề cần nữa cần nêu ra và theo tôi cần phải xây dựng thái độ tích cực hơn, đó là thái độ không chịu trách nhiệm về những vấn đề văn hóa xã hội ở chính nơi mình sống. Antoine de Saint Exupéry, một văn sĩ kiêm phi công người Pháp, trong cuốn “Bay đêm” đã viết, “Là con người, chúng ta phải sống có trách nhiệm. Ngay cả những vấn đề đôi khi không phải tự mình gây ra.” Nhiều người đang sống ở chính quê hương mình lại cho rằng “người ở đâu đến” gây ra, chứ dân xứ tôi không có những hành vi như thế. Theo tôi, thái độ này cần phải thay đổi theo chiều hướng tích cực, nếu không, những nỗ lực nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của các địa phương bị phản tác dụng, chưa nói đến là “công dã tràng xe cát”. Hãy thử tưởng tượng, chính quyền và một số cơ quan du lịch, văn hóa ra sức tổ chức các sự kiện theo hướng đề cao, tôn vinh nét đẹp truyền thống của quê mình để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, khi đến nơi và tiếp xúc với người dân địa phương, khách du lịch gặp phải thái độ đối xử khác với những gì họ kỳ vọng, ngành du lịch sẽ mất mát to lớn vô cùng. Xin mượn lời vị giám đốc công ty Yamato, Nhật Bản khi nói về việc xây dựng thái độ của công dân Nhật sau Thế chiến Thứ hai để kết luận cho ý kiến này. Ông nói, “Khi chiến tranh kết thúc, tôi mới hai tuổi. Khi lớn lên và đi học ở trường, chúng tôi luôn luôn được thầy cô nhắc nhỡ, tiền xây cất trường học, bệnh viện, đường giao thông…hiện nay, là do chúng ta vay mượn của ngân hàng thế giới. Khi lớn lên, các em có trách nhiệm phải trả lại.” “Nhờ có ý thức này, nước Nhật mới có ngày hôm nay” Ông kết luận.

Thursday, June 11, 2009

Huế và vấn đề phát triển

Về thăm Huế lần này, đi đâu tôi cũng gặp những lời than thở về sự phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế. Nhiều người quan sát sự phát triển của thành phố Đà Nẵng rồi nhìn lại thành phố của mình và so sánh. Một anh bạn nói, “Tôi chưa đi nước ngoài, chỉ nhìn các thành phố xứ người qua màn ảnh nhỏ, vô thăm thành phố Đà Nẵng, đi dọc bờ Sông Hàn, tôi thấy Đà Nẵng đâu có khác gì các thành phố bên châu Âu?” Một người bạn khác ở tuổi trung niên liên đới sự phát triển của Huế và vấn đề phong thủy, anh nói “Huế ngày nay dường như đã hết linh khí để phát triển.” Nghe nói thế tôi liên tưởng đến nhận xét gần đây của một cán bộ lão thành về nghỉ hưu ở Huế, ông nói, “So với Đà Nẵng và một số thành phố khác, Huế hiện nay “sạch-sành-sanh”, nói theo tiếng địa phương nghĩa là không có ai đại diện ở trung ương để đỡ đần cho Huế. Băn khoăn về tương lai của Huế đã vơi đi khi những ngày sau đó tôi gặp một vài người bạn khác ở Huế. Những người này, tuy đang đối mặt với rất nhiều thách thức, họ vẫn nung nấu quyết tâm tìm ra những đòn bẩy để Huế phát triển. 1. Phát triển chậm để bảo tồn bản sắc cho Huế: Tại phòng chờ Sân bay Phú Bài trên đường trở về Thành phố Hồ Chí Minh, tôi gặp một người bạn Mỹ công tác rất nhiều năm ở Việt Nam. Nghe tôi hỏi về lý do chuyến đi của anh đến Huế, anh cho biết mình sắp rời Việt Nam. Anh đã đi thăm thủ đô Hà Nội để chào một số bạn bè và quyết định dành một ngày thăm Huế. Ông nghĩ gì về thành phố Huế? Tôi hỏi. “Huế bây giờ khác xưa nhiều lắm. So với quang cảnh tĩnh lặng của những năm 1994 và 1997 khi tôi đến đây, đường phố ở Huế ngày nay có rất nhiều xe máy, ô tô.” Câu nói tiếp theo làm tôi sửng sốt, “Với tốc độ phát triển thế này, tôi e rằng một ngày kia Huế sẽ không còn giữ được bản sắc của mình." Dường như sợ tôi bắt đầu vặn hỏi về nhận xét này, anh bạn Mỹ nói liền một mạch so sánh Huế và các thành phố khác. Ở Việt Nam, rất ít đô thị còn giữ được bản sắc của mình. Hội An có bản sắc riêng của nó, nhưng Đà Nẵng thì không!” Anh nói tiếp, “Thành phố Hồ Chí Minh đang tự đánh mất bản sắc của mình, còn Bình Dương dù phát triển nhanh, nhưng không hề tạo ra một nét gì đặc sắc cả. Tôi mong Huế phát triển chậm lại để lãnh đạo của thành phố này có thời gian suy nghĩ chín chắn, Huế nên phát triển như thế nào mà vẫn bảo tồn được bản sắc riêng của mình.” Ý kiến có vẻ khác chiều nhưng không dễ để tranh luận. Tôi ước gì lúc này có ngay một bản quy hoạch của Huế trong những năm sắp tới để giới thiệu với anh bạn này chiến lược phát triển của lãnh đạo ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy vậy, tôi cũng nêu một số nhận xét của cá nhân về quy hoạch của Huế qua những quan sát khi về thăm quê nhà. Theo tôi, hầu như nỗ lực mở rộng thành phố về phía Đông, vùng phường Vỹ Dạ, xã Phú Thượng đã phá hỏng nét cổ kính của vườn Huế xưa. Vườn Vỹ Dạ ngày xưa nổi tiếng với những câu thơ Hàn Mặc Tử (*)ngày nay không còn tìm thấy nữa! Việc nâng cấp đường 49(**) và làm cầu vượt sông Hương qua phía Bao Vinh dường như cũng không góp phần gì nhiều cho sự phát triển của khu vực này.Trái lại, đồng lúa An Cựu, nơi trồng giống lúa de dâng vua, đồng lúa làng Vỹ Dạ, Lại Thế, Ngọc Anh đã bị san lấp, nhường chỗ cho khu đô thị. Sự phát triển đô thị thiếu đồng bộ làm cho cảnh quan của vùng này thay đổi rất lớn. Theo sau sự phát triển này là vấn nạn ô nhiễm sông Như Ý và nạn ngập úng và ngập sâu các vùng ven sông Hương khu vực Vỹ Dạ vào mùa mưa lũ. Thật vậy, sự hình thành các thành phố, làng mạc dọc ven sông không phải là sự phát triển tự nhiên. Đồng lúa thuộc huyện Phú Vang và Hương Thủy nằm trong vùng trũng. Các đời vua nhà Nguyễn đã khai kênh làm thủy lợi dẫn nước từ sông Hương về tưới lúa. Các con kênh này cũng là hướng thoát lũ tránh ngập cho thành Huế vào mùa mưa. Vì thế, thay vì lấp ruộng xây thành phố, lẽ ra Huế cần giữ nguyên và nâng cấp các tuyến kênh, đường giao thông cũng như các khu cư dân dọc hai ven sông, hói, cha ông đã hình thành từ ngày mở đất. Tương tự, nếu mở rộng Huế về phía Nam, nối với Sân Bay Phú Bài, vùng đồi thấp ở Dạ Lê Thượng, các xã thuộc huyện Hương Thủy chạy dọc theo phía Tây của đường sắt rất lý tưởng để quy hoạch thành khu đô thị mới. Nền móng tốt, chi phí xây dựng sẽ được tiết giảm. Đất chật, người đông, trong bất cứ giải pháp quy hoạch nào, lấp ruộng lúa để xây thành phố không thể là giải pháp tốt cho Huế. 2. Huế và vấn đề bảo tồn văn hóa tâm linh. Một trong những việc phải làm khi về thăm quê đối với đa số người Huế nói riêng và người Miền Trung nói chung là viếng lăng mộ tổ tiên. Những năm qua, khi kinh tế có khá hơn, người Huế rất chăm lo xây lăng mộ cho tổ tiên, xây lại đình chùa, nhà thờ họ phái. Nhìn những nghĩa trang mênh mông, được xây cất vĩnh cữu, có thể nói lên rằng đời sống tâm linh là một phần rất quan trọng của con người xứ Huế. Hình như niềm hy vọng, lòng mong mỏi thoát khỏi đói nghèo cho thế hệ mai sau đã khiến cho người Huế chăm lo giữ gìn tôn tạo lăng mộ cho tổ tiên khi họ đang sống trong thời hiện tại. Một số làng, tộc họ ở Huế, sự hãnh diện về thành công của những người đang sống được thể hiện qua kiến trúc của đình chùa… Vì thế, không ít gia đình phải bán đất để có tiền làm nhà thờ, đình chùa cho bằng vai phải lứa với các nơi khác? Văn hóa tâm linh là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa dân tộc. Khó ai có thể tranh luận đúng sai khi bàn về vấn đề này. Nhìn dưới góc độ kích cầu, việc xây dựng đền đài giúp tiêu thụ vật liệu xây dựng, tạo công việc làm cho một số bộ phận dân cư. Mặc khác, nếu không có công tác trùng tu lăng tẩm thành quách ở Huế những năm qua, lấy gì để Huế làm du lịch. Tuy vậy, về lâu dài, tập quán xây lăng đắp mộ cũng cần phải tính toán trong bối cảnh phải để dành quỹ đất cho sự phát triển các cơ sở kinh tế văn hóa của Huế trong tương lai. Hơn nữa, Huế cũng cần vốn để đầu tư cho những dự án hạ tầng này. 3. Giáo dục vẫn là nền tảng phát triển của Huế. Hè này người Huế bàn nhiều về giáo dục. Ngày 17 tháng 5, học sinh Hồ Ngọc Hân thuộc trường Cấp 3 Quốc Học Huế đã giành được vòng nguyệt quế trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 9. Thành tích này rất đáng tự hào và khâm phục. Chiến thắng này dường như giúp người Huế lấy lại sự tự tin về truyền thống học hành dường như đã bị mai một kể từ thời Lê Bá Khánh Trình, Lê Tự Quốc Thắng đoạt các giải toán quốc tế. “Học sinh ở Huế phải đào tạo tài năng từ nền tảng.” Một vị nguyên chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế phấn kích giới thiệu dự án giáo dục Huế Star do nhóm của ông khởi xướng. Theo ông, một hệ thống từ nhà trẻ mẫu giáo, trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 sẽ được đầu tư từng bước ở thành phố Huế. Nếu dự án này thành công, nó sẽ minh chứng cho ý kiến của rất nhiều chuyên gia quốc tế, khuyên Việt Nam giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục bằng cách đầu tư vào giáo dục phổ thông chứ không phải tăng số lượng tiến sĩ ở cấp đại học. Chuyện thành công trong đầu tư giáo dục tư thục vẫn còn phía trước, nhưng những nỗ lực này rất đáng trân trọng, khi có không ít người đang than thở về con đường phát triển của Huế. Nhất là khi ở Huế còn có hiện tượng xây đình, chùa, lăng mộ nhiều hơn xây trường học. Chẳng hạn, một quan sát thật đáng buồn cho làng Ngọc Anh quê tôi, chỉ một đoạn đường vài trăm mét, ba nhà thờ Họ, hai nhà thờ Phái được xây cất lộng lẫy, uy nghi bên cạnh một trường mẫu giáo và trường cấp một tuyền toàng đến thảm hại. Lòng kính trọng tổ tiên hay tính sĩ diện đã khiến dân làng tôi hành xử với con cháu mình như thế? Phải chăng giáo dục là chuyện của nhà nước lo mà thôi? Vâng, nhìn vào mô hình phát triển giáo dục của các nước tiên tiến, nhà nước đầu tư vào giáo dục cơ sở là chủ yếu. Nhưng quy mô đầu tư lại phụ thuộc vào tiền đóng thuế của cộng đồng địa phương. Vì thế, để cho Huế phát triển bền vững, người dân quê tôi cần thay đổi cách suy nghĩ để lựa chọn sao cho đầu tư vào văn hóa tâm linh và đầu tư vào giáo dục có lợi cho tương lai con cháu mình. 4. Phụ nữ và sự phát triển của Huế. Có lẽ không quá cường điệu nếu nói rằng linh hồn cho sự phát triển của Huế thuộc về phái nữ. Huyền Trân Công Chúa đã trao mình cho Họ Chế để đổi đất về cho dân Việt hai châu Ô và Lý. Chúa Nguyễn nằm mộng thấy Tiên bà rồi cho xây chùa Thiên Mụ để đền ơn. Ngôi chùa này hiện nay trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế. Không kể đến những điển tích phi thường về lịch sử như thế, chỉ riêng tài nấu nướng của phụ nữ cũng đủ tạo cho Huế một bản sắc để phát triển kinh tế du lịch không nơi nào sánh được. Xin kể chuyện món cá lóc hấp bầu của bà xã bạn tôi để minh chứng cho nhận xét này. Nghe tin tôi về Huế, một bạn học thời cấp ba gọi điện với một yêu cầu khá ngộ nghĩnh. “Ông đừng đi taxi, xe buýt! Hãy để tôi đón bằng xe máy và ghé qua nhà chơi. Bà xã đã chuẩn bị món cá lóc hấp bầu để tụi mình lai rai. Nghe nói đến món ăn này, tôi tưởng tượng ngay món ăn thỉnh thoảng vẫn thường hay thưởng thức ở Sài Gòn. Một trái bầu dài móc hết ruột, cắt dọc thân, cho vào bên trong một chú cá lóc nguyên con, đặt lên bếp ga nấu cho đến khi sôi mới được ăn. Bầu chấm với nước mắm nguyên chất pha vào ít hạt tiêu hoặc chấm tương chao. Nước chấm loại gì cũng đều rất tuyệt. Thế nhưng tô cá lóc hấp bầu ở Huế của bà xã ông bạn khiến tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Quả bầu hình dạng cái hồ lô của Tề Thiên Đại Thánh được cắt bỏ phần đầu, chọn lấy phần bụng. Ruột quả bầu được lấy ra và cho vào nạc cá lóc thái mỏng đã đuợc xào qua với gia vị. Quả bầu hình tròn, những nụ nấm rơm cũng tròn điểm quanh thành những cánh hoa chạy theo vòng đồng tâm. Màu vàng của ớt phi mỡ, màu xanh của bầu, mầu trắng của củ hành, mầu xám vàng của nấm rơm. Chỉ mới nhìn đã thích mắt. Nhưng khi ăn vào bạn mới cảm nhận thêm vị ngọt của bầu, vị cay của ớt và mùi thơm của hành phi. Món cá lóc hấp bầu này giá thành chưa đến hai chục ngàn đồng so với món cá lóc hấp bầu Nam Bộ có giá cả trăm ngàn! Nói đến đây, ắt bạn không còn muốn tranh luận với tôi về tài nghệ chế biến thức ăn của đa số phụ nữ Huế. Và theo tôi, đây là linh hồn của sự phát triển cho Huế trong tương lai. (*)Sao anh không về chơi Thôn Vỹ. Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Lá trúc che ngang mặt chữ điền… (**) Đường quân sự của Mỹ san ủi sơ sài sau 1968 để đề phòng khi tuyến Huế - Thuận An bị chặn.)

Tuesday, May 19, 2009

Swan

Ngỗng là loài vật thông minh và chung thủy. Hồi còn nhỏ, nhà tôi có nuôi một cặp ngỗng. Không hiểu sao ngày nọ một con lăn ra chết. Còn lại một mình, chú ngỗng kia đi lang thang trong vườn, kêu lên những lời thảm thiết. Ngồi học trong nhà, bên cạnh cửa sổ, tôi giả tiếng ngỗng kêu đáp lại. Chú ngỗng nghe tiếng kêu chạy đến bên cửa sổ ngẩng đầu tìm bạn. Sợ chú ngỗng cô đơn biết sự thật càng thêm đau khổ, tôi bèn ngồi giấu mình khuất sau bệ cửa. Bài thơ tôi viết trong một tình cảnh như thế.
Ngỗng ơi bạn mất rồi!
Ta phỉnh mày đó thôi.
Sao vẫn hoài đứng đợi.
Vẫn gọi lời sầu thương.
Vẫn gọi lời sầu thương.
Trong khu vườn vắng lặng.
Tìm thấy đâu hình bóng.
Đôi mắt người trăm năm.

Saturday, May 02, 2009

A box of books won't change the world, but it can make some souls happy.
John Hickok, a librarian and an English instructor at the California State University at Fullerton came back Vietnam last month (April 09).
He carried along about 150 copies of books for kids and decided to share a half for the Vietnamese kids and another half for the Cambodian kids. Those books were donated by students at his university.
Receiving foreign books in this country is not simple. No public school can make it without the consent of local authorities. But, finally, we could find a place to donate the books. It is Mai Tam House lead by Father Toai.
Mai Tam House currently is a living place for over 50 kids and 15 mothers who got the HIV-AIDS disease. Father Toai established this place few years ago, and he is waiting for the permit from the government to operate this House officially.
I talked with a young lady. She told that she came from Tay Son District, Binh Dinh Province, central Vietnam. She was the former worker in Binh Duong Industrial Park. Once her daughter got sick, she took her daughter to Nhi Dong Hospital in Ho Chi Minh City and found that her daughter and herself got the HIV-AIDS pandemic. She heard about Mai Tam and asked Father Toai to stay here for the rest of their lives.
Looking at the kids, I find that they are very cue. These kids can not read English but they can see pictures. A small box of books won't change the world, but can make these kids happy.
If you can make a donation, please send your books to:
Mai Tam House (Father Toai)
29/84/17 Doan Thi Diem Street
Ward 1, Phu Nhuan District
Ho Chi Minh City

Wednesday, April 01, 2009

Cảm ơn Cảm ơn người có tấm lòng, Mang theo cuộc sống hòng mong giúp đời. Đã mà không nói thì thôi! Phải khen con mắt tinh đời trải qua! Làm người trong cõi ta bà, Dễ gì nhớ hết hăng hà số sa! Sự đời như giọt sương sa, Nước còn tích tụ để mà xanh cây. Chuyện đời ghi nhận ở đây, Chính là kinh nghiệm đi đây đó nhiều! Lại còn chắc lọc tin yêu, Cho nên viết được nhiều điều đẹp,hay! Bạn bè sống khắp đó đây, Trở nên gần gủi xiết tay thân tình. Lời văn viết thật đinh ninh, Xác minh kinh nghiệm cho mình kinh doanh. Có lúc cũng nhắc loanh quanh, Phong tục tập quán cũng đành vậy thôi! Tình xưa ai cũng bùi ngùi, Lại thêm nghĩa cũ lu bù chuyện ghi. Người ơi!Người hãy cứ đi! Con đường nhân ái bàn chi!Rõ rồi! Kiến thức học hỏi cứ bồi, Vận dụng tốt chuyện tình người-doanh thu? Thu trong cuộc sống cứ thu, Nhập trong cuộc sống cứ bù ngang chi. Chuyên gia quản lý tinh vi, Biến nhanh thực dụng thành thi, chương ,bài Viết bài chất lượng một,hai, Viết bài như vậy chắc ai cũng thèm Thèm nhìn, thèm đọc để xem, Còn bài viết tiếp lời khen để dành. Võ Sĩ Quý

Friday, March 20, 2009

Phát triển trang web cá nhân trở thành công cụ học tập và nghiên cứu: một xu thế đang phát triển trong cộng đồng sử dụng Internet ở Mỹ Theo số liệu thống kê đến thời điểm tháng 6 năm 2008, thế giới có chừng 1,46 tỷ người sử dụng Internet. Ở Việt Nam với dân số ước chừng 86 triệu người, vào cùng thời điểm có chừng 20 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỷ lệ 23,25%. Bài viết sau đây giới thiệu kết quả nghiên cứu của tổ chức EDUCAUSE và Tổ hợp Truyền thông Mới (New Media Consortium) công bố đầu năm 2009 về những công nghệ đang nổi lên có ảnh hưởng đến ngành giáo dục ở Mỹ với mong muốn các bạn sinh viên, học sinh và những người làm công tác giáo dục cần nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ mới nhất của thời đại thông tin vào việc nâng cao trình độ nghiên cứu và học tập ở nhà trường. Trang web cá nhân, thuật ngữ này không chỉ gói gọn ở trong phạm vi trang chủ của một cá nhân với mục đích cung cấp thông tin cho những ai có quan tâm đến cá nhân mình. Sự phát triển của những phần mềm ứng dụng và phần lớn được cung cấp miễn phí, cho phép cá nhân có thể tích hợp các công cụ đơn giản và đưa các ứng dụng này một cách dễ dàng vào trong trang chủ của mình. Các nguồn tư liệu trực tuyến có thể lưu, gắn thẻ (tag), phân loại và tái định hướng mục đích sử dụng một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ kiến thức đặc biệt nào cả. Các trang như Wordpress.com và Edublogs, cũng như Twitter, Facebook, Youtube và Flickr đang trở thành những kênh thông tin chủ đạo cho phép người sử dụng không chỉ đọc, mà còn tham gia cùng hợp tác phát triển với người sở hữu trang chủ. Đơn cử một ví dụ, trang Twitter, tác giả soạn sách giáo khoa có thể cho phép người đọc cùng hợp tác để cập nhật nội dung của sách của mình, cho dù chỉ vài dòng hay toàn bộ nội dung quyển sách. Twitter gần đây đã gây nên một cơn sốt ở Mỹ khiến cả giới chính trị cũng “hòa mạng.” Sự phối hợp lẫn nhau thông qua Internet mỗi ngày càng dễ dàng hơn. Ước muốn cùng tham gia soạn thảo một truyện ngắn, một hài kịch, ngay cả một cuốn giáo trình đều có thể làm được với những công cụ thích hợp. Trang chủ Kiến thức Thế giới phẳng (http://www.flatworldknowledge.com), thiết kế để cho công chúng tham gia dịch vụ soạn giáo trình nhằm mục tiêu tiến tới cung cấp sách giáo khoa miễn phí và cùng tham khảo ý kiến trực tuyến trong khi cùng phát triển tác phẩm. Trang WeBook (http://webook.com) cũng có cùng mục tiêu soạn sách tham khảo miễn phí trực tuyến nhưng chủ đề rất đa dạng, từ sách thiếu nhi cho đến cả sách dạy nấu ăn. Sử dụng những công cụ này, tác giả có thể sáng tạo ra và tiếp thị sách của mình ở bất kì chủ đề nào, theo cách riêng tư hay cùng kết nối với người khác để tạo ra tác phẩm. Họ có thể quyết định bán với giá thấp, bán trực tuyến hoặc cho đọc miễn phí. Nhiều trang chủ còn cung cấp dịch vụ in ấn theo nhu cầu của người mua sách. Các công cụ sử dụng phục vụ cho trang web cá nhân cũng rất lý tưởng cho việc nghiên cứu và học tập. Không cần phải có kiến thức hoặc phải tiếp xúc với công nghệ, chức năng gắn thẻ, phân loại và phát hành trực tuyến một cách ngay lập tức cung cấp cho đại bộ phận giảng viên và sinh viên rất nhiều cơ hội để tổ chức thông tin thành những bộ sưu tập có thể hỗ trợ tìm kiếm, chú thích bất kỳ điều gì mình muốn thể hiện. Các công cụ như Delicious (http://delicious.com) và Diigo (http://diigo.com) sử dụng chức năng gắn thẻ như một công cụ để lưu và tổ chức các đường dẫn. Mặc dầu khái niệm này không có gì mới mẻ, nhưng công cụ gắn thẻ trực tuyến này đang rất phổ biến trong giới nghiên cứu. Trang chủ Zotero (http://www.zotero.org) là công cụ tham khảo toàn diện cho phép người sử dụng đưa vào dễ dàng một trình duyệt các đường dẫn, chú dẫn, và mục lục tham khảo khi họ duyệt qua các trang web và cảm thấy cần lưu, ghi chú cho việc nghiên cứu, học tập hay tham khảo về sau. Các công cụ phát hành trực tuyến được khai thác trong lãnh vực giáo dục như là một phương tiện phục vụ công việc nghiên cứu của cá nhân và tập thể. như Twitter, Facebook, YouTube, Flickr, Picasa và còn nhiều nữa ... đang được sử dụng ngày càng nhiều vào mục đích giáo dục. Các công cụ trò chuyện trực tuyến (chat) như Yahoo, Google đang được học sinh sử dụng ngày mỗi nhiều để thảo luận về bài tập, bài giảng sau giờ lên lớp. Công cụ như Swurl (http://swurl.com) hoặc FriendFeed (friendfeed.com) lôi kéo tất cả tư liệu một người nào đó đã công bố trên mạng vào trong dòng chảy thông tin của người muốn dùng. Sinh viên, học sinh có thể sử dụng những công cụ này để cùng liên kết với nhau theo đuổi một dự án trực tuyến nào đó. Hệ thống đại học California hiện đang sử dụng công cụ tham khảo FRESCA (http://bssapps.sfsu.edu/fresca) phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên. Việc phát hành sách trực tuyến đòi hỏi nhiều đầu tư về thời gian, công sức cũng như tiền bạc hơn so với các công cụ phát triển trên trang web cá nhân. Mặc dù có nhiều khó khăn khác liên quan đến bản quyền, sở hữu, xem xét nội dung của đội ngũ chuyên nghiệp, sách giáo khoa nguồn mở, sổ ghi chép bài giảng trên lớp và các dự án hợp tác cùng soạn thảo sách giáo khoa trên mạng dần dần thu được nhiều sự đồng tình trong giới học thuật. Các dự án như thế càng được ủng hộ nhiều hơn trong bối cảnh giá bán của sách giáo khoa càng ngày càng tăng và nền kinh tế thế giới đang suy giảm. Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của hầu hết các lĩnh vực chuyên môn, sách giáo khoa trực tuyến cho phép tác giả biên tập, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với tình hình đang diễn ra và cả khi cần thay đổi mục đích của bài giảng cho phù hợp đối tượng theo học, giúp cho sinh viên nhận được các bản sao phù hợp với tình hình phát triển của xã hội lẫn thị trường. Ở một vài môn học, chính giáo sư và sinh viên cùng nhau sáng tạo ra sách giáo khoa dạng trực tuyến, quá trình này hóa ra lại làm cho sinh viên càng hiểu bài giảng sâu hơn vì chính họ cũng là đồng tác giả của giáo trình đó. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về ứng dụng công cụ web cá nhân vào giáo dục hiện đang áp dụng ở Mỹ: Học ngoại ngữ: Một nghiên cứu ở đại học Montclair State University đang khảo nghiệm tiềm năng sử dụng PageFlakes, (http://www.pageflakes.com/) một công cụ để tích hợp các nguồn tư liệu đa phương tiện và các trang web vào trong một trang web làm giáo trình học ngoại ngữ. Ngành thư viện: Thay vì mua sách giáo khoa, các sinh viên học môn Nghiên cứu thư viện cao cấp ở Đại học Buffalo State College chỉ cần sử dụng một USB. Họ lưu cả trình duyệt Firefox và các ứng dụng khác cùng các ứng dụng khác vào trong USD để làm công cụ nghiên cứu. Tham khảo địa chỉ http://sites.google.com/site/lib300site để tìm hiểu thông tin về cách sử dụng và các công cụ đánh dấu trang web. Ngành truyền thông: Phòng Lab mở ở Viện Nghiên cứu Công nghệ Rochester, (http://opl.cias.rit.edu/projects), đang tiến hành một loạt các dự án mới trong lĩnh vực truyền thông và xuất bản gồm một trang báo mạng, công cụ để tập hợp và xuất bản nội dung trang web dưới dạng sách điện tử, hướng dẫn xuất bản trực tuyến và trò chơi kết nối cộng đồng. OpenSophie http://opensophie.org là phần mềm nguồn mở và tài liệu truyền thông phong phú trong một môi trường kết nối. Trang này do Quỹ Mellon, MacAthur và Đại học California ở thành phố Los Angeles tài trợ. Soạn thảo kế hoạch học tập, hội thảo: Đại học West Floria thuê 70-80 giáo viên mỗi học kỳ để dạy cho sinh viên năm nhất. Trang web http://collegewriting.us cung cấp thông tin cho giảng viên và sinh viên về kế hoạch học tập và giáo trình cập nhật. Trang này cũng ghi lại và thông báo cho giảng viên tình hình truy cập của sinh viên để giúp họ đánh giá và theo dõi việc học tập của sinh viên. Bảo tồn bảo tàng: Omeka http://omeka.org là trang web chứa các công cụ xuất bản trực tuyến dành cho học giả, cán bộ thư viện, chuyên viên lưu trữ, chuyên gia bảo tồn, bảo tàng, các nhà giáo, những người nhiệt thành với hoạt động Cam văn hóa. Xây dựng và duy trì bởi Trung tâm Lịch sử và Truyền thông mới của Đại học George Mason, Omeka là một công cụ xuất bản rất mạnh cho việc tạo ra các nguồn tư liệu trực tuyến. Học lịch sử: http://smarthistory.org gắn kết lời thoại, hình ảnh, phim trích đoạn, đường dẫn, và nhiều nguồn khác cho dự án thay thế sách giáo khoa lịch sử cũ. Võ Đắc Khôi Nguồn tài liệu: The 2009 Horizon Report. New Media Consortium and EDUCAUSEAUSE Learning Initiative An EDUCAUSEAUSE Program, © 2009, The New Media Consortium.

Monday, March 02, 2009

AN AMAZING REUNION AFTER 32 YEARS GRADUATING FROM QUOC HOC HIGH SCHOOL HUE CITY
The second line and from the left to the right:
Tống Phước Định-Phùng Hữu Trọng-Trần Tuấn-Nguyễn Thi Hiên-Phạm Mượn-Phạm Anh Thu-Châu Phước Minh-Trương Thị Bích (brown coat)-Tôn Nữ Thị Lý-Tôn Thất Mượn-Đào Thị Lành-Trần Vinh.
The first line, sitting and from the left to the right:
Lê Văn Thỏa-Nguyễn Cửu Thành-Nguyễn Đức Minh-Lê Văn Ngộ-Trần Tuấn.

Wednesday, February 11, 2009

Sĩ Huế

Trở lại Huế ăn Tết sau nhiều năm xa cách, tôi tìm đến thăm một số bạn cũ cùng lớp thời đại học. Đến nhà Th., thấy căn biệt thự hai tầng khang trang tọa lạc trong một khu đất thoáng đãng, môi trường sống phù hợp cho nghề giáo kiêm nhà nghiên cứu của anh, tôi vui mừng, rút máy điện thoại gọi những bạn khác hiện đang sống và làm việc ở thành phố Huế. Đinh ninh rằng gian phòng rộng khang trang của Th. ắt đủ để chúng tôi có một bữa nhậu ra trò, ôn lại những ngày gian khó đào khoai, trộm dừa trong cư xá đại học xây dựng theo kiểu trại lính. Nào ngờ chỉ có duy nhất một người bạn cùng lớp đến nhà Th. Thấy tôi ngồi chờ lâu, chủ nhà hơi lúng túng, anh rút máy điện thoại di động gọi thêm một vài bạn khác, nhưng cũng chỉ tuyển được thêm một người cũng từ phương xa trở về như tôi. Tiếc thời gian quý báu của những ngày Tết ở quê nhà đang trôi qua nhanh và cũng để tháo gỡ khó khăn cho Th., tôi chào chủ nhà ra về. Lòng băn khoăn tự hỏi, phải chăng anh bạn Th. của mình ngày nay có chức quyền đã đổi tính đổi nết, khiến các đồng liêu khác xa lánh? Hoặc, những người bạn cũ của tôi ở Huế, vì cảm thấy thua thiệt, mặc cảm nên không tới nhà Th.? Là một người quan tâm về khoa học quản lý, tôi liên tưởng đến những bài viết về tính hợp tác của người Việt, đặc biệt, của người Huế. Tôi tạm kết luận, “Tính hợp tác, cộng đồng của các bạn mình ở Huế hơi yếu!” Rất ngạc nhiên, khi hôm sau, ngày giỗ đầu của mẹ tôi, cả nhóm bạn cùng lớp nói trên đều có mặt đông đủ. Từng thành viên ăn mặc rất chỉnh tề, tất cả chắp tay đứng trước bàn thờ mẹ tôi khấn vái. Họ ngồi quay quần chung bàn ăn, chuyện trò rôm rả, thơ ca, hò vè tuôn ra như suối chảy. Nào đâu có vẻ gì là đố kỵ, tự ty mặc cảm hay thiếu hợp tác như tôi đã nghĩ. Chuyện tương tự xảy ra với nhóm bạn cùng lớp thời trung học phổ thông đã mang đến cho tôi lời giải đáp. Do có điều kiện đi về giữa Huế và Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần, M tự nguyện đứng ra thay mặt tôi tập hợp và mời tất cả bạn cùng lớp về họp mặt ở nhà tôi. Theo cách chúng ta thường nghe quảng cáo trên TV, “hai trong một”, nghĩa là vừa ăn giỗ vừa kết hợp hội ngộ sau hàng chục năm chưa hề gặp nhau. Tối hôm đó, M gọi điện cho tôi, “Tao đã tập hợp chừng hai mươi đứa, tất cả đã sẵn sàng, chỉ có một mình thằng P. Hắn nói, việc đi ăn giỗ ở nhà mày sao mày không mời. Nếu mày gọi điện, P. mới đi. Thôi, cho hắn một cú phôn nhé. Số phôn của hắn đây, ghi này.” Có được số điện thoại của P, tôi gọi ngay và P. đã vui vẻ nhận lời. Tôi chợt nhận ra ở Huế và nhiều nơi ở miền Trung vẫn tồn tại truyền thống văn hóa lễ nghi phép tắc và cách ứng xử trong xã hội chuẩn mực. “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ.” Bạn Th. của tôi làm nhà mới, Th. ắt phải có lời mời các bạn khác đến chia vui. Tôi chỉ là một người khách của Th., cũng như những người bạn cùng lớp, vì thế, lời mời của tôi sai nguyên tắc. “Việc mời mọc, mày đâu phải là chủ nhà?” bạn Đ. giảng giải. Hôm ra sân bay Phú Bài trở về Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tình cờ gặp K, một trong những đồng liêu thời trung học phổ thông và hiện là hiệu phó một trường trung học. K. còn cho biết, “Trước khi đến nhà mày, tao đã yêu cầu thằng M, nếu đi ăn giỗ, không góp tiền mua lễ vật, tao sẽ không đi.” Tôi chợt nghĩ về câu nói đùa thường nghe bàn về cá tính của người ba miền, “Lý luận-miền Bắc; nguyên tắc-miền Trung,” và có lẽ cũng nên bổ sung thêm “Trung dung-Nam bộ.” Phải chăng môi trường sống hiền hòa của miền Nam đã nhào trộn hay làm mềm đi cả hai tính cách mạnh mẽ của các miền kia? Bài này được đăng tại Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/bandocviet/15777/

Tuesday, January 27, 2009

Monday, January 26, 2009

Đầu năm bàn chuyện quà cáp

Vào thời chúng tôi học lớp Nhì bậc tiểu học, tức lớp Bốn ngày nay, chiến tranh ở miền Trung diễn ra ác liệt. Hàng ngày đi bộ đến trường, chúng tôi luôn gặp phải từng đoàn xe chở lính Mỹ và hàng hóa chạy xuôi ngược trên đường. Không biết những từ như “hello”, “Ok”, “chap-chap” từ đâu đến, nhưng mỗi lần thấy lính Mỹ trên xe chúng tôi thường hét lên những từ này và đưa tay vẫy. Mỗi lần như thế lính Mỹ vứt xuống đường khi thì đồ hộp, khẩu phần ăn sáng đựng trong túi, thậm chí cả bao thuốc lá, gói kẹo cao su đang dùng dỡ dang. Theo lẽ tự nhiên, chúng tôi tranh nhau nhặt mang về nhà, hoặc giấu trong cặp, nếu trên đường đến trường. Chuyện xì xào, nhỏ to lộ ra trong lớp. Cô giáo chủ nhiệm Tuyết Ba họp lớp và yêu cầu từng người tự giác thú nhận hành vi của mình. Từng cánh tay lần lượt giơ lên. Không khí trong lớp ngột ngạt. Cô giáo từ tốn nói, “Từ nay trở về sau, khi ra đường các em không được làm thế. Vì các em xin nên người ta mới cho. Nhưng nhìn cảnh các em giành giật nhau đồ ăn đâu có khác gì loài súc vật? Nhỡ họ chụp hình rồi đưa về Mỹ, các em nghĩ thế nào? Còn gì là thể diện của dân Việt?” Thú thiệt, hồi đó còn quá nhỏ, chúng tôi chưa hiểu gì về lòng tự trọng dân tộc như cô giáo đã nói, nhưng vì sợ điểm xấu, chúng tôi đành từ bỏ kiểu xin xỏ “bụi đời” ấy. Câu chuyện này đã ăn sâu vào ý thức của tôi nhiều năm tháng qua. Nó như thứ vũ khí bí mật hay còn được giới kiếm hiệp võ lâm gọi là “bửu bối” giữ cho tôi duy trì được cân bằng trong quan hệ xã hội đầy dẫy cơ chế xin cho ngày nay. Và quả thật, ảo tưởng hoặc duy lý nếu chúng ta từ bỏ tập tục đã tồn tại hàng nghìn năm và đã ăn sâu vào tiềm thức của hàng thế hệ như là một truyền thống văn hóa. Thay vào đó, chúng ta hãy tìm cách sử dụng thói quen này như một công cụ quản lý để làm cho đời sống tinh thần và vật chất của mọi thành viên trong xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Tổ tiên chúng ta có câu, “Miếng trầu làm đầu câu chuyện.” ám chỉ rằng, hãy tặng chút quà mọn để công việc cho công việc được dễ dàng. Các cơ quan ngoại giao đoàn thường đặt hàng từ rất sớm những món quà nhỏ của nước mình để nhân viên gửi đến những người đã giúp đỡ họ làm tốt công tác trong một năm qua, thay cho lời cảm ơn. Mức tặng quà theo thứ tự cấp bậc A, B nhưng không vượt quá một mức đã được tập thể lãnh đạo quy định trước. Cách làm này rất hay, vừa làm duy trì tính minh bạch bên trong tổ chức, vừa tiếp thị được sản phẩm cho quốc gia đến những người có uy tín và ảnh hưởng trên thị trường nước ngoài. Quả vậy, một giám đốc xuất nhập khẩu sau khi dùng thử chai rượu vang quà biếu của cơ quan ngoại giao nọ đã liên hệ lần ra cho bằng được xuất xứ của sản phẩm. Ông cho biết, không chỉ nhập mặt hàng này vì hợp gu thưởng thức rượu của mình mà còn giới thiệu sản phẩm ưa chuộng cho cả thị trường tiêu dùng. Một số công ty kinh doanh sử dụng hàng do đơn vị sản xuất làm quà biếu vào dịp lễ, Tết. Cách làm này có tác dụng vừa giới thiệu sản phẩm, vừa thu phục cảm tình của khách hàng. Chị T cho biết, trước đây gia đình chị ít sử dụng đồ hộp. Từ khi chồng chị mang các hộp cá ngừ ngâm dầu do một xí nghiệp chế biến đồ hộp ngoài Bắc về dùng, cả nhà bắt đầu ghiền món xà lách trộn cá ngừ. Từ đó trở đi, gia đình chị hầu như tháng nào cũng mua sản phẩm của công ty đó. Chị cho biết, mua sản phẩm này không chỉ vì ngon, giá cả vừa phải, mà còn vì quý tình cảm của công ty đó dành cho ông xã mình. Tặng quà vào những ngày Tết, lễ theo truyền thống văn hóa Á Đông còn là dịp để đền ơn đáp nghĩa. Anh H là giám đốc chi nhánh ngân hàng ở một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Anh cho biết năm nay mặc dù tình hình kinh doanh khó khăn, anh đã tìm mọi cách để duy trì việc tặng quà cho những ân nhân của chi nhánh ngân hàng trong dịp Tết. Anh tâm sự, mỗi năm danh sách tặng quà của anh dài thêm ra vì do quá trình công tác khá lâu năm, những cán bộ cao niên lần lượt về hưu. Tuy đã nghỉ, nhưng họ là những người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng do anh quản lý. Anh cho biết, các cán bộ lão thành khi về nghỉ thường “quy hoạch” một số cán bộ trẻ để kế tục. Những người này có thể là con cháu, đồng hương, nhưng cũng thường là những người qua quãng đời công tác, họ được tin tưởng giao trách nhiệm kế tục sự nghiệp kinh doanh. Vì thế, tiếng nói của cán bộ về hưu rất có uy tín. Duy trì quan hệ tốt với cán bộ lão thành, như thế, làm cho cả hai thế hệ cán bộ trên dưới đều đồng thuận hỗ trợ cho hoạt động của chi nhánh. Anh H còn cho biết, mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh ở các địa phương, việc tặng quà còn tạo ra uy tín lớn hơn cho chi nhánh trước cộng đồng xã hội. Những câu chuyện trên đây một lần nữa cho thấy, “Của cho không bằng cách cho.” Chuyện quà cáp luôn luôn có hai mặt trái phải. Trong cuộc sống hiện tại, để giữ gìn uy tín và không đánh mất bản thân trước nạn quà cáp biếu xén, ví dụ về giữ gìn lòng tự trọng của dân tộc cũng là một bài học đáng nhớ. Xin cảm ơn bài học của cô giáo tôi thời niên thiếu.