Sunday, March 16, 2008

Phân tích các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Các bạn thân mến! Các bạn muốn mua bán cổ phiếu? Bạn nên học một chuyên đề kế toán, phân tích tài chính và chứng khoán. Tuy nhiên, nếu không có thì giờ, hoặc không để bị lạc vào mê hồn trận của các công cụ phân tích, bạn hãy tập trung vào phân tích các chỉ tiêu căn bản để hiểu về tình hình một công ty cụ thể gồm bốn bước căn bản sau đây: 1. Xác định hoàn cảnh chung của nền kinh tế. 2. Xác định hoàn cảnh của ngành nghề. 3. Xác định tình hình tài chính của công ty. 4. Xác định giá trị cổ phiếu của công ty. 1. Phân tích kinh tế Nền kinh tế được nghiên cứu để xác định xem thử hoàn cảnh của nền kinh tế có tốt cho thị trường chứng khoán không. Có thể tập trung các câu hỏi căn bản sau đây: Liệu có quan tâm về tình hình lạm phát không? Lãi suất có thể tăng hay giảm? Sức mua (tiêu dùng) có tăng không? Cán cân thương mại xuất nhập có theo chiều thuận lợi không? Cung tiền đang thu hẹp hay bành trướng? Có thể làm nghiên cứu trên mạng thông qua trang web của các định chế tài chính có uy tín như World Bank, IMF, ASEAN, UNDP. Tất nhiên, các cơ sở dữ liệu tốn phí có đầy đủ thông tin nhất, nhưng đôi khi họ cũng cho không để quảng bá thương hiệu như trường hợp cơ sở dữ liệu ProQuest dành cho các trường kinh tế. 2. Phân tích ngành nghề Ngành nghề của công ty có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài không. Ngay cả các cổ phiếu tốt nhất trên sàn có thể sẽ tạo ra phần thưởng không đáng kể nếu ngành nghề công ty đang kinh doanh đang vật lộn với nhiều khó khăn. Người ta thường nói rằng một cổ phiếu yếu trong một ngành mạnh tốt hơn là một cổ phiếu mạnh trong một ngành yếu. Trong hoàn cảnh chưa có các công ty làm dịch vụ cung cấp số liệu phân tích ngành, để làm phân tích, bạn nên tích lũy báo cáo tài chính công bố trên website của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại địa chỉ http://www.vse.org.vn, và Hà Nội (HASTC) tại địa chỉ http://www.hastc.org.vn/ . Trên các trang này cũng có bảng ký hiệu mã chứng khoán và mô tả ngành nghề sẵn. Hãy phân các công ty thành từng nhóm để tiện việc so sánh. Từ đó hình thành cho mình các chỉ số tương đối về ngành nghề. 3. Phân tích công ty Sau khi xác định hoàn cảnh kinh tế và ngành nghề công ty quan tâm, bạn cần phân tích công ty để xác định sức khỏe tài chính. Việc này luôn được tiến hành bằng cách nghiên cứu các báo cáo tài chính của công ty. Từ các báo cáo này, một số các chỉ số tài chính được tính toán để rút ra nhận xét. Các tỷ số được phân loại thành năm nhóm chính để đánh giá: tính lợi nhuận, chất lượng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận (giá bán), tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính, và tính hiệu quả (sử dụng vốn và tài sản). Khi phân tích chỉ số thực hiện tài chính của công ty, các tỷ số này nên phải so sánh với các công ty khác giống hay tương tự cùng ngành để có cảm giác công ty thế nào được coi là “bình thường”. Ít nhất một trong số các chỉ tiêu phổ biến từ mỗi phân loại dưới đây cần phân tích và so sánh. Tỷ suất lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận ròng của một công ty được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho doanh thu sau khi đã loại bỏ các khoản giảm trừ. Tỷ số này chỉ ra bao nhiêu lợi nhuận công ty có thế chắt lọc từ mỗi đồng doanh thu. Ví dụ, tỷ suất lợi nhuận ròng 30%, chỉ ra rằng công ty thu được ba chục hào lợi nhuận của một đồng doanh thu. Tỷ số P/E. P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại cho lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) của bốn quý trước. Tỷ số P/E Ratio chứng tỏ bao nhiêu một nhà đầu tư phải trả để “mua” một đồng lợi nhuận của công ty. Chẳng hạn, nếu giá cổ phiếu hiện giờ là 20.000 đồng và EPS của bốn quý trước là 2000 đồng, P/E sẽ là 20 (20000/2000). Điều này có nghĩa là bạn phải trả 20 đồng để “mua” một đồng lợi nhuận của công ty. Dĩ nhiên, nhà đầu tư kỳ vọng thành quả tương lai của công ty. Yếu tố tâm lý đó đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định chỉ số của P/E hiện thời của công ty. Một phương pháp phổ biến là so sánh P/E của các công ty trong cùng ngành. Khi so sánh như thế, công ty có chỉ số P/E thấp hơn sẽ có giá trị tốt hơn. Giá trị sổ sách trên cổ phiếu. Chỉ số này được tính bằng cách chia tổng tài sản trừ các khoản nợ cho tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tùy vào phương pháp kế toán được sử dụng và thời gian sử dụng của tài sản, giá trị sổ sách có thể giúp xác định xem cổ phiếu bị trên giá hoặc dưới giá. Nếu một cổ phiếu đang mua bán ở một giá thấp nhiều so với giá trị sổ sách, có thể là một chỉ báo rằng nó đang vị dưới giá. Tỷ số thanh toán. Tỷ số thanh toán của một công ty được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn của nó. Chỉ số này nhằm đo lường khả năng trả nợ của công ty khi đến hạn thanh toán. Tỷ số càng cao khả năng thanh khoản càng lớn. Ví dự, tỷ số này bằng 2 có nghĩa là công ty có thể đử sức để trả các khoản nợ đến hạn tới hai lần. Tỷ số nợ. Chia tổng nợ cho tổng tài sản ta có tỷ số đòn bẩy. Tỷ số này do lường mức độ trong đó tổng tài sản của công ty được tài trợ từ nợ. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ 40% chỉ rằng 40% tài sản của công ty được tài trợ từ vốn vay mượn bên ngoài. Nợ là con dao hai lưỡi. Trong những thời điểm kinh tế căng thẳng hay lãi suất tăng cao, các công ty với tỷ lệ đòn bẫy cao có thể bị vấn đề tài chính. Tuy nhiên, trong những thời điểm kinh tế thuận lợi, nợ có thể làm tăng tính lợi nhuận bằng cách tài trợ tăng trưởng ở chi phí thấp. Vòng quay tồn kho. Vòng quay tồn kho là tỷ số hiệu quản được tính bằng cách chia giá vốn hàng bán cho tồn kho. Tỷ số này phản ánh công ty quản lý hiệu quả thế nào tồn kho của nó bằng cách nhìn vào số lần trong một năm tồn kho được quay (hay thay thế). Tất nhiên, tỷ số này từ thuộc rất lớn vài ngành nghề. Một hệ thống cửa hàng bán tạp hóa phải có tỷ số này cao hơn công ty chế tạo máy. Như đã nói trước đây, điều quan trọng là so sánh các công ty trong cùng ngành với nhau. 4. Định giá cổ phiếu Sau khi xác định hoàn cảnh và viễn cảnh của nền kinh tế, ngành nghế và công ty, bước cuối cùng là xác định xem cổ phiếu của công ty bị trên giá, dưới gia hay đúng giá trị. Nhiều mô hình đã được phát triển để giúp xác định giá trị của cổ phiếu. Các mô hình này gồm, mô hình cổ tức, tập trung vào giá trị hiện tại của dòng cổ tức kỳ vọng, mô hình lợi nhuận, tập trung vào giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận kỳ vọng, mô tình, mô hình tài sản tập trung vào giá trị của tài sản công ty. Mô hình dòng tiền tự do (chẳng hạn mô hình Morning star tập trung vào dòng tiền tự do kỳ vọng trong tương lai. Không nghi ngờ gì nữa rằng các yếu tố nền tảng này đóng một vai trò quan trọng chủ yếu trong việc định giá của một cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu bạn định hình kỳ vọng của mình về giá cổ phiếu dựa trên các yếu tố nền tảng, điều quan trọng bạn cũng nên nghiên cứu lịch sử giá cổ phiếu, nếu không bạn có thể đi đến sở hữu một cổ phiếu dưới giá, nhưng sau đó nó vẫn bị dưới giá sau khi mua. Chúc các bạn may mắn!

No comments:

Post a Comment