Sunday, December 28, 2008
Hãy sinh cho Việt Nam thêm một cầu thủ nhí Công Vinh hay Minh Phương nhé!
Tuesday, December 23, 2008
Ánh mắt các bà mẹ
Đơn Dương nhớ
Monday, December 22, 2008
Một lời giải thích
Vợ hay người tình
Friday, December 19, 2008
Việt Nam chưa ký hiệp định tự do song phương với một nước riêng rẽ nào
Sunday, November 30, 2008
Saigon in Vanity Fair
Full reading site: http://www.vanityfair.com/culture/features/2008/11/saigon200811?currentPage=3
Tuesday, November 04, 2008
China, Singapore sign free trade pact
Thursday, October 30, 2008
Life is miracle!
Thursday, October 23, 2008
Đối sách kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Barack Obama và John McCain
Friday, October 10, 2008
Trinh Cong Son-Tieng hat hoa binh - Dang Tien
What is life?
Wednesday, October 08, 2008
Wednesday, August 06, 2008
Con phố dòng sông
Thursday, July 17, 2008
Giải độc lạm phát: nền tảng nằm ở yếu tố con người.
Sunday, June 15, 2008
Một số giải pháp góp phần hạ nhiệt nền kinh tế Việt Nam
Thursday, May 29, 2008
Câu chuyện văn phòng thời hiện đại: “Trăm nghe không bằng một thấy!”
Sunday, April 20, 2008
Quỹ đầu tư mạo hiểm - Venture Capital
Friday, April 04, 2008
Trịnh Công Sơn – Từ giận hờn đến yêu thương
Sở dĩ câu chuyện cứ dai dẳng, thai nghén nhưng chưa hề một lần được “sinh ra” bởi vì hai chữ “Công” và “Tội” dễ cuốn hút người ta vào một cuộc tranh luận. Khi nghe nói đến “tội” dễ gây cho người đọc và người nghe liên tưởng đến những chuyện không mấy hay ho đã xảy ra trên diễn đàn văn học.
Nhưng rồi chuyện gì đến phải đến. Năm nay là năm thứ 7 ngày giỗ của cố nhạc sĩ. Số 7 là số mạng của tôi. Tôi tin rằng sự trùng hợp này có thể mang lại cho tôi may mắn khi đem lý sự này ra bàn với bạn đọc. Và nhất là khi ngày giỗ của cố nhạc sĩ đã vừa qua.
Từ nhỏ sống ở một làng quê ven thành phố Huế. Mỗi ngày đi về tôi thường thấy sự tương phản của đời sống đô thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo. Tôi thường tự nhủ, sao quê mình, bà con mình nghèo thế? Câu hỏi cứ dai dẳng và đòi hỏi tôi phải quan sát và đặt câu hỏi ngược lại, “Phải làm gì để giàu?” Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo…là ba hình mẫu điển hình về sự thành đạt ở Huế. Tôi đã đi theo con đường mòn, làm hồ sơ thi vào ngành y. Tin Việt Nam có dầu lửa đã dẫn cậu ấm non nớt trong trường đời như tôi trở thành kỹ sư, rồi trở thành cán bộ làm công tác ngoại thương khi nước nhà mở cửa vào cuối những năm 1980. Cũng nhờ sớm tiếp xúc với chuyên gia, thương nhân nước ngoài đã thôi thúc tôi phải trang bị kiến thức nền tảng để làm giàu và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bức thư với chi phí tám ngàn đồng gửi từ Việt Nam đã đưa tôi đến với chương trình học bổng của Viện Phát Triển Quốc Tế Đại Học Harvard (tiền thân của chương trình Fulbright Việt Nam ngày nay). Tôi đã học và tranh đua với các bạn trẻ hơn mình khoảng 10 -15 tuổi, với những viên ngọc sáng của các quốc gia khác và tất nhiên là của Mỹ.
Tôi đã được tiếp lửa ham muốn làm giàu từ những kiến thức kinh tế - thương mại nền tảng. Cũng từ đây, tôi bắt đầu thương hại bản thân mình và giận lây cả cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thương bản thân vì tôi đã bốn mươi mới trang bị kiến thức làm giàu! Thương bản thân vì trong phép định vị mình trong môi trường kinh doanh, tôi không còn là mẫu người lý tưởng để khởi nghiệp nữa rồi. Thương tôi vì thói quen, hành vi, suy nghĩ của tôi đã nhiễm triết lý sống của nhạc sĩ Họ Trịnh. Và đó cũng là lý do vì sao tôi giận ông.
Hãy lấy một bài toán số học để dẫn chứng (DT=G*K). Nếu muốn có doanh thu cao, người tham gia mua bán có nhiều cách trong chừng mực có thể lách luật:
- đẩy giá (G) lên cao để có doanh thu (DT) cao, muốn vậy phải tìm cách nắm lấy
thế độc tôn hoặc tìm cách lập rào cản để không cho đối thủ tham gia vào thị trường.
- tổ chức chương trình khuyến mãi thu hút người mua hàng hoặc hạ giá bán để tăng khối lượng (K).
- tìm cách mua, sát nhập, xâm nhập vào thị trường cũ cũng như mới để tăng sản lượng.
- …
Đằng sau tất cả các chiêu thức nói trên là lòng tham, là giấc mơ làm giàu nhưng nó được mã hóa dưới nhiều mỹ từ như “tinh thần sáng nghiệp,” là “giấc mơ Mỹ”…một động lực đã đưa người khắp nơi trên thế giới tìm đến Mỹ để làm giàu. Giờ đây, tuy là bài toán số học đơn giản nhưng nó đã và đang dẫn cuộc sống của người dân Trung Quốc, Việt Nam và cả thế giới thay đổi mỗi ngày.
Còn âm nhạc, ca từ của Trịnh Công Sơn thì sao? Lúc ta vui lời ca của ông cũng có chút đượm buồn. Lúc ta buồn khổ có thể trốn mình trong lời ca của ông. Lúc ta mệt mỏi, chán chường, lời ca của ông là bạn tâm tình. Lúc ta muốn giải thích cuộc đời, lời ca của ông là nền tảng triết lý. Cái hồn của triết lý Phật giáo hay triết lý Khổng Lão được biến thành những ca từ đơn giản, dể hiễu ân thầm ngấm dần vào tâm thức của chúng ta lúc nào không hay. Trịnh Công Sơn lớn lên và trưởng thành ở Huế và miền Trung Việt Nam, là vùng đất đầy chiến tranh và hay có tai họa từ thiên nhiên. Dãi đất này, môi trường sống ở vùng đất này đã tạo ra ông và ca từ của ông. Tôi là lớp người sinh sau ông hai thập kỷ, nhưng cả ông và tôi đều trải qua thời kỳ đen tối nhất của đất nước (chiến tranh, cấm vận, thiếu thốn). Lời ca của ông đã an ủi chúng tôi sống qua những ngày gian khó lúc cơ hàn. Nhưng rồi cũng chính lời ca này làm cho tôi đôi khi giật mình tự hỏi, “Tại sao mình phải bận rộn, vật lộn với cuộc mưu sinh?” Trong khi mình cũng chỉ là hóa thân của hạt bụi và cuối cùng rồi thì cũng theo gió cuốn trôi!
Thưa cố nhạc sĩ, tôi xin mượn một câu ca quan họ để viết về ông, “Giận thì giận mà thương thì thương.”
Tuesday, April 01, 2008
International Economics and Trade Links
Should you need information about International Economics and Trade, please click on the following links. TRADE U.S. Government SitesOffice of the U.S. Trade Representative ( http://www.ustr.gov/ ) U.S. Department of Commerce ( http://www.doc.gov/ ) International Trade Administration, U.S. Department of Commerce ( http://www.ita.doc.gov/ )Office of Industry Analysis, U.S. Department of Commerce ( http://www.ita.doc.gov/td/industry/otea/index.html ) Foreign Agricultural Service, U.S. Department of Agriculture ( http://www.fas.usda.gov/ ) U.S. Customs and Border Protection ( http://www.customs.ustreas.gov/ ) Directorate of Defense Trade Controls, U.S. Department of State ( http://www.pmddtc.state.gov/ ) Export-Import Bank of the United States ( http://www.exim.gov/ ) Overseas Private Investment Corporation ( http://www.opic.gov/ ) U.S. International Trade Commission ( http://www.usitc.gov/ ) Office of International Trade, U.S. Small Business Administration ( http://www.sba.gov/oit/ )International Information, U.S. Food and Drug Administration ( http://www.fda.gov/oia/homepage.htm ) OrganizationsWorld Trade Organization (WTO) ( http://www.wto.org/ ) Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) ( http://www.apecsec.org.sg/ ) United Nations (U.N.) ( http://www.un.org/ ) United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD ( http://www.unctad.org/Templates/StartPage.asp?intItemID=2068 )) U.N. Food and Agriculture Organization (FAO) ( http://www.fao.org/ ) Organization of American States Foreign Trade Information System (SICE) ( http://www.sice.oas.org/ ) World Intellectual Property Organization (WIPO) ( http://www.wipo.int/portal/index.html.en )International Trade Law Monitor ( http://lexmercatoria.net/ ) United States Council for International Business ( http://www.uscib.org/ ) FINANCE AND DEVELOPMENT U.S. Central BankU.S. Federal Reserve ( http://www.federalreserve.gov/ ) U.S. Government SitesU.S. Department of the Treasury ( http://www.treas.gov/ ) United States Trade and Development Agency (USTDA) ( http://www.ustda.gov/ ) Office of Foreign Assets Control, U.S. Department of the Treasury ( http://www.treas.gov/ofac )Bureau of Engraving and Printing, U.S. Department of the Treasury ( http://www.moneyfactory.gov/ ) U.S. Agency for International Development ( http://www.usaid.gov/ ) Antitrust Division, U.S. Department of Justice ( http://www.usdoj.gov/atr/ )OrganizationsInternational Monetary Fund ( http://www.imf.org/external/ ) World Bank Group ( http://www.worldbank.org/ ) Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) ( http://www.oecd.org/ )African Development Bank Group (AfDB) ( http://www.afdb.org/portal/page?_pageid=473,1&_dad=portal&_schema=PORTAL ) Asian Development Bank (ADB) ( http://www.adb.org/ ) European Bank for Reconstruction and Development (EBRD) ( http://www.ebrd.org/index.htm ) Inter-American Development Bank (IDB) ( http://www.iadb.org/ ) Bank for International Settlements (BIS) ( http://www.bis.org/ ) Paris Club ( http://www.clubdeparis.org/ ) Economic and Social Development, United Nations ( http://www.un.org/ecosocdev/ ) United Nations Development Programme ( http://www.undp.org/ ) Transparency International ( http://www.transparency-usa.org/ ) - USACenter for International Private Enterprise ( http://www.cipe.org/ ) U.S. Chamber of Commerce ( http://www.uschamber.com/ ) ECONOMIC STATISTICS U.S. Government SitesEconomic Statistics Briefing Room, White House ( http://www.whitehouse.gov/fsbr/international.html ) Fedstats ( http://www.fedstats.gov/ ) Foreign Trade Statistics, U.S. Census Bureau ( http://www.census.gov/foreign-trade/www/ )Bureau of Economic Analysis, U.S. Department of Commerce ( http://www.bea.gov/ )International Trade Data System, U.S. Department of the Treasury ( http://www.itds.treas.gov/ ) Foreign Labor Statistics, U.S. Department of Labor ( http://www.bls.gov/fls/ )OrganizationsStatistics Division, United Nations ( http://www.un.org/Depts/unsd/ ) LABORU.S. Government SitesU.S. Department of Labor ( http://www.dol.gov/ ) Bureau of International Labor Affairs, U.S. Department of Labor ( http://www.dol.gov/ilab/ )OrganizationsInternational Labor Organization (ILO) ( http://www.ilo.org/ ) American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations (AFL-CIO) ( http://www.aflcio.org/ ) ENERGY, TRANSPORTATION, TELECOMMUNICATIONS
U.S. Government Sites U.S. Department of Energy ( http://www.energy.gov/ ) U.S. Department of Transportation ( http://www.dot.gov/ ) U.S. Maritime Administration ( http://www.dot.gov/affairs/maradin.htm ) Federal Maritime Commission ( http://www.fmc.gov/ ) Federal Communications Commission ( http://www.fcc.gov/ ) INTERNATIONAL FISHING U.S. Government Sites U.S. Fish and Wildlife Service, International Affairs, Department of the Interior ( http://www.fws.gov/ ) Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs, U.S. Department of State ( http://www.state.gov/www/global/oes/oceans/index.html#fisheries ) - Archive site
National Marine Fisheries Service, National Oceanic and Atmospheric Administration ( http://www.nmfs.noaa.gov/ ) OTHER RESOURCES ON ECONOMICS AND TRADE Tufts University ( http://www.library.tufts.edu/ginn/ginn_er.html ) University of California at Berkeley ( http://socrates.berkeley.edu/~briewww/ ) University of North Carolina--Charlotte ( http://www.uncc.edu/ ) University of Texas ( http://www.lanic.utexas.edu/cswht/ ) University of Georgia ( http://www.uga.edu/ )Friday, March 21, 2008
We are remarkably irrational creatures!
Wednesday, March 19, 2008
Sunday, March 16, 2008
Phân tích các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Thursday, March 13, 2008
Hãy giữ Văn Phong thành khu du lịch sinh thái
Kết quả của công việc khảo sát dẫn tới dự án xây dựng cầu trút cát xuống tàu, xuất sang Nhật (xem ảnh) thông qua hợp đồng giữa Công ty Khoáng Sản Khánh Hòa và Công ty I&W Enterprise của Nhật Bản, hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện.
Gần đây, báo chí bàn nhiều việc xây dựng cảng trung chuyển container, và nhà máy thép, chúng tôi thấy cần góp ý kiến của mình. Vịnh Văn Phong sâu, kín gió nhưng cửa vào vịnh hẹp, có nơi chỉ rộng từ 800 mét đến 1 ki lô mét, hai bên bờ đá dựng đứng. Không rõ lấy đâu ra chiều dài để xây dựng cảng trung chuyển vì cung dài nhất của bãi cát ở thôn Đầm Môn hiện tại chỉ dài khoảng hơn 2 km. Vùng cát trắng phía sau bãi cát cũng chỉ rộng vài chục hecta. Vậy lấy đâu ra vị trí để xây bãi chứa container? Theo tiến sĩ Trương Đình Hiển, Viện Khoa học Công Nghệ Việt Nam, cứ 10 mét cảng cần có 1 ha đất để xây dựng kho bãi. Vậy chỉ cần 2 km cầu cảng cần phải có 200 ha đất làm bãi. Tôi cũng nhớ lại , trong lần đi khảo sát cảng Tai Chung, Đài Loan, chúng tôi phải đi bằng ô tô vì cầu cảng dài trên 15 km. Gần cảng Tai Chung là các khu công nghiệp và đường cao tốc nối với cảng. Chúng tôi muốn đề cập đến các dịch vụ sau cảng và tình trạng phát triển cơ sở hạ tầng của Huyện Vạn Ninh và vùng phụ cận. Vậy không lẽ chỉ biến Đầm Môn thành chỗ gửi tạm container theo đúng nghĩa trung chuyển. Về mặt địa hình, vùng biển trước cảng không rộng, lại có các hòn đảo nhỏ (Hòn Gốm, chẳng hạn) làm giảm khả năng quay trở của các tàu vào ra trả và nhận hàng. Giả sử tất cả các yếu tố trên đều có thể giải quyết, do hình dáng Vịnh là một cái túi có miệng là cửa ra vào đại dương, dầu thải của tàu vào ra sẽ gây ô nhiễm toàn bộ vùng nước từ Vạn Giã đến Đèo Cổ Mã khiến cho việc nuôi trồng hải sản sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể đến gió mùa Đông Bắc, cát mịn bay theo gió sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa tồn kho trên bãi.
Còn về việc xây dựng nhà máy thép, theo chúng tôi lại càng không thuyết phục. Xây nhà máy sẽ phải xây cảng tiếp nhận nguyên liệu, bốc dỡ hàng hóa, khu đổ xỉ thải, khu hành chính, nhà máy điện. Khói thải của nhà máy vào mùa Đông Bắc sẽ bay vào Thị Trấn Vạn Giã, Ninh Hòa. Mùa gió nồm thổi theo hướng Tây Nam sẽ làm cho khu vực biển dọc bán đảo Đầm Môn không còn là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Cảnh quan thiên nhiên chắc chắn rồi cũng sẽ bị phá vỡ.
Không hiểu vì sao chúng ta không thuê một đơn vị độc lập đánh giá tác động môi trường của cả hai dự án lớn như thế. Cũng càng khó hiểu khi nghe nói tập đoàn này mời một đoàn cán bộ lão thành sang thăm nhà máy để lobby cho việc xây dựng. Nghe nói một đoàn cán bộ chính trị ở trung ương cũng đã vào thăm và cho ý kiến?
Tôi còn nhớ, ông Ray Chen (người thứ ba từ trái qua phải), hiện đang giữ vị trí Tổng Giám Đốc Nhà Máy Shinan Casting ở Tainan, Đài Loan có nói với chúng tôi khi đi khảo sát cát khuôn đúc ờ vùng này năm 1993. “Phải gìn giữ vùng biển này thành nơi nghĩ dưỡng cho chúng tôi và cả thế giới. Chúng tôi vì đã lao vào phát triển công nghiệp khiến cho môi trường vùng biển Tainan giờ đây đã bị hủy hoại. Chúng tôi đã phải trả giá. Hãy đừng lập lại con đường này của chúng tôi!
Mời các bạn xem ý kiến của tôi tại http://baodulich.net.vn/Story/vn/chuyentrongnghe/chuyentrongnghe/2008/3/1412.html
và Ô. Võ Văn Kiệt tại http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=247950&ChannelID=3
Sunday, March 09, 2008
NGHĨ CÁCH LÀM GIÀU CHO HUẾ
Dựa vào vốn văn hóa của mình để phát triển du lịch.
Trước Tết Đinh Hợi, tôi có dịp thăm Huế. Nhà văn Trần Thuỳ Mai giới thiệu tôi Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, đang bận rộn khai trương. Gặp hoạ sĩ Lê Bá Đảng, tôi nói ngay, “Chúc mừng Bác có một trung tâm để trưng bày tác phẩm, nhưng cũng mừng cho Huế có nơi cho khách du lịch tham quan và thưởng ngoạn nghệ thuật.” Nghe tôi nói thế, nhà văn Trần Thuỳ Mai hào hứng gợi ý, “Anh đã đi thăm nhà trưng bày tác phẩm Điềm Phùng Thị chưa?” Tôi bộc trực hỏi ngay, “Thế còn nhà trưng bày tác phẩm Trịnh Công Sơn, có chưa?”
Huế sẽ có nhà trưng bày tác phẩm Trịnh Công Sơn, các viên chức văn hoá ở Huế xác nhận như vậy. Và như thế, Huế lại càng thêm giàu có về vốn văn hoá phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Có điều xin lưu ý, rút kinh nghiệm thành công của Nhà trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng, theo tôi các trung tâm trưng bày nghệ thuật tương lai, cơ quan nhà nước nên kết hợp với các thành viên còn lại của gia đình các nghệ nhân để duy trì và phát triển chúng cho bền vững. Nhân đây, xin đề cập về việc quản lý kinh thành Huế. Nên chăng, có sự kết hợp giữa nhà nước và gia tộc vương triều Nguyễn trong nỗ lực trùng tu kinh thành và kể cả lăng tẩm các vua nhà Nguyễn? Chẳng hạn, Tử Cấm Thành trong đại nội, đã bị san phẳng thời chiến tranh, và nghe nói, hiện có dự án xây lại từ viện trợ của chính phủ Nhật Bản. Nên chăng chính quyền mời thêm cả con cháu hoàng tộc triều Nguyễn tham gia vào dự án, vừa giám sát và có thể quản lý nó sau khi hoàn thiện công trình? Phải nói, vốn làm du lịch văn hoá ở Huế rất phong phú, nhưng hình như hiện nay Huế vẫn còn thiếu cơ chế để khai thác nguồn nhân lực nhằm quản lý chúng một cách hiệu quả. Một vài thành công ở Huế, có thể hé mở các loại hình và cơ chế hoạt động khả dĩ có thể khơi dậy niềm đam mê của con người trong việc khai thác vốn văn hoá để làm giàu cho Huế.
Quán Cà phê Sông Như của hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu nằm bên bờ sông Như Ý, cạnh Đập Đá. Sâu trong hẽm, núp dưới tàn lá, nhưng quán vẫn có khách viếng đều đặn mỗi ngày. Quán do gia đình hoạ sĩ tự doanh. Khách đến uống cà phê vừa thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật do chính tác giả sáng tác. Khách còn được tham quan nơi sáng tác của hoạ sĩ mặc dù hơi nghèo. Trong một không gian như thế và tấm lòng mến khách của vợ chồng chủ quán, một khách du lịch người Mỹ đã tự mình lấy thông tin của quán để đưa vào sách hướng dẫn du lịch cho du khách quốc tế khi đến Huế và Việt Nam.
Dựa vào môi trường thiên nhiên để phát triển
Trong ba ngày lưu lại Huế, vợ chồng người khách Mỹ liên tục lập đi lập lại, “Thật ấn tượng.” Hoặc, “Thành phố của bạn thật xinh đẹp.” Những căn biệt thự, những toà nhà kiến trúc kiểu Pháp hoà quyện với thiên nhiên Huế tạo nên một bức tranh thật hữu tình. Ai đến Huế cũng nhìn nhận đuường phố có nhiều cây xanh. Công viên hai bờ sông Hương sạch và vắng lặng. Môi trường như thế quả là khuôn mẫu mơ ước của các thành phố thế kỷ 21. Trong khung cảnh đó, cần làm cho Huế trở thành một không gian sống phù hợp cho giới tri thức và các thành viên chính của nền kinh tế dịch vụ trong tương lai. Nghĩa là, nếu khéo léo kết hợp môi trường thiên nhiên và ước muốn của con người, Huế có thể bỏ qua giai đoạn phát triển sản xuất công nghiệp để tiến thẳng vào nền kinh tế dịch vụ. Vậy, nếu chấp nhận luận cứ này, Huế sẽ phải làm gì để phát triển?
Trước hết phải nhìn lại hệ thống các trường đại học ở Huế. Các ngành y; nghệ thuật; khoa học xã hội và nhân văn; sư phạm là những thế mạnh truyền thống của trường đại học ở Huế. Ngay cả trong khoa học tự nhiên, ngành toán lý thuyết có thời đã tạo ra tiếng vang cho Huế với các giải Olympic quốc tế. Đây cũng là các ngành Huế có lơị thế cạnh tranh trong nước và ngay cả với toàn cầu. Ngành tin học tuy còn khá mới ở Huế, nhưng cũng là ngành có tiềm năng phát triển rất tốt. Các chuyên viên tin học ngồi miệt mài trên máy tính rất thích thư giãn trong một không gian yên tĩnh, nhiều cây xanh. Đấy là lý do tại sao khu Tam giác nghiên cứu ở Duham, Bắc Carolina, Mỹ thu hút các công ty tin học lớn như IBM, Nortel, đến đặt cơ sở làm việc.
Để cho các ngành kể trên của Đại học Huế hấp dẫn, cần một hạ tầng thông tin tốt và một môi trường quốc tế để các chuyên gia có thể yên tâm làm việc. Hạ tầng thông tin với đường truyền internet băng thông rộng là yếu tố tiên quyết để các chuyên gia có thể chuyển tin hay sản phẩm phần mềm tin học nhanh chóng và không bị gián đoạn. Môi trường quốc tế trong đó cần có trường học dạy bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Trung Quốc là then chốt để cho con cái của các chuyên gia quốc tế có nơi học tập. Đây cũng là điều kiện để Huế thu hút sinh viên quốc tế. Một trong những lý do Intel vào Việt Nam và chọn thành phố Hồ Chí Minh làm nơi đầu tư vì con em của chuyên gia có thể học ở trường các quốc tế như Nam Sài Gòn, British International High School. Ngoài ra, điều tế nhị nhưng không thể thiếu đó là các hộp đêm, vũ trường, nơi giải trí cho giới trẻ thời nay.
Hợp tác cùng phát triển: Huế - Đà Nẵng – Quảng Trị là một dàn hợp xướng trong bài ca phát triển kinh tế du lịch
Hầm Hải Vân đã thông, nếu cải tạo quốc lộ I tốt, Đà Nẵng – Huế chỉ đi ôtô một tiếng đồng hồ. Nếu Huế làm du lịch văn hoá giỏi, khách du lịch sẽ đến Đà Nẵng nhưng nghỉ ngơi thưởng ngoạn văn hoá ở Huế. Nếu Huế làm dịch vụ dở, khách sẽ ra Huế chơi mà quay về Đà Nẵng để nghỉ. Tương tự như thế, Quảng Trị với Đường 9, Khe Sanh, Cầu Hiền Lương, sẽ là những điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình du lịch đến Huế. Hành lang Đông Tây đã thông xe, Đà Nẵng – Huế – Đông Hà sẽ là những điểm dừng của khách. Nếu cả ba nơi biết dựa vào nhau để làm dịch vụ, tạo nét riêng của mỗi nơi, sức thu hút du lịch sẽ nhân lên rất nhiều lần.
Thoả mãn các đòi hỏi như thế, các tỉnh cần ngồi lại, và cần một nhạc trưởng. Nói đến khía cạnh hợp tác, con đường phát triển của Huế có lẽ còn xa lắm. Vâng, đường đi có thể dài. Tuy nhiên, trong một chuyến hành trình, nếu không biết mình sẽ đi đến đâu, chúng ta sẽ không bao giờ đi tới đích. Hơn nữa, nếu chúng ta đi sai đường, câu chuyện kết thúc còn đau buồn hơn. Cư dân khúc ruột miền Trung đi xứ người phần lớn đều khá thành đạt. Đấy là do khả năng tư chất và môi trường sống hun đúc từ nhiều thế hệ. Thế nhưng, nhiều bạn miền Trung và đặc biệt ở Huế than thở với tôi. Đi xa xứ thì khá, ở lại quê thì nghèo. Chứng tỏ rằng Huế nói riêng và miền Trung còn thiếu môi trường để cho chính người dân có thể làm giàu.
Hơn bao giờ hết, biết sử dụng vốn liếng văn hoá, môi trường sống của chính mình, và biết dựa vào các nhau để làm dịch vụ du lịch trên cơ sở tìm ra những nét riêng, nhất định Huế nói riêng và Quảng trị, Quảng Nam Đà nẵng nói chung sẽ giàu.
Chào Thầy Khôi,
Em đã đọc bài viết này của Thầy(*). Em rất tâm đắc. Cũng như em có nói với Thầy thực ra Huế như là một resort khổng lồ mà đã được Thiên nhiên ban tặng & đã được Ông Bà ta tạo ra, con cháu chúng ta chỉ cần khôi phục & làm sống lại những Giá trị Văn hóa phong phú đã có + với một năng lực chất xám về đầu tư kinh doanh = ngành công nghiệp không khói ===>>> chính là phương cách sở trường & chủ lực để Huế làm giàu hiệu quả nhất & nhanh nhất, mà không một nơi nào trên hành tinh này có được!
Như vậy bài toán duy nhất mà chúng ta cần làm lúc này là hoạch định một cơ chế thích hợp & hấp dẫn nhằm tạo điều kiện cho những năng lực chất xám về đầu tư kinh doanh xuất hiện. Bước tiếp theo, trong số đó chúng ta chỉ việc nghiên cứu, lựa chọn một cách công minh một năng lực chất xám về đầu tư kinh doanh nào mà có khả năng làm được việc khôi phục & làm sống lại những Giá trị Văn hóa phong phú đã có. Đến đây bài toán duy nhất đã được giải, và như vậy Huế sẽ có được và vận hành được một phương cách làm giàu hiệu quả nhất & nhanh nhất, mà không một nơi nào trên hành tinh này có được!
Vài dòng chia sẽ với Thầy về Huế.
(*) Bài viết Nghĩ cách làm giàu cho Huế đã đăng trên Báo Du Lịch và Tạp chí Sông Hương, tại