Cảm hứng từ bài viết của cố vấn
Phan Văn Trường, NICE & PROFESSIONAL, tôi xin gửi BĐH ý kiến đóng góp nhằm
làm cho hoạt động công ty chuyên nghiệp hơn.
1/Đúng giờ: Đúng giờ là tôn trọng
đối tác. Quan sát các cuộc họp với chuyên viên McK, Mỹ, chúng ta thấy họ thường
đến sớm hơn khoảng 10 phút để chào hỏi làm quen với các thành viên dự họp. Trái
lại, đa phần các thành viên của chúng ta chưa bao giờ đến đầy đủ trước khi bắt
đầu họp. Một số thành viên viên cớ kẹt xe hoặc phải gặp đối tác. Hầu như người
nước ngoài sống lâu ở Việt Nam coi đó là thói quen của người Việt. Lúc mới về
Hòa Bình, ông Katzumi người Nhật hỏi tôi: “Dường như ông không phải là người Việt
Nam?” vì thấy tôi rất đúng giờ!
Vì vậy, đúng giờ là chuyên nghiệp.
Đúng giờ còn thể hiện ở chỗ nói ngắn và nói có thời lượng. Ở phòng họp BĐH đã
có chuông để rung khi có ai đó phát biểu quá dài thì chủ tọa báo hiệu. Tuy vậy,
vẫn không được áp dụng. Đa phần các cuộc họp quá dài hoặc qúa ngắn vì nội dung
chưa được chuẩn bị kỹ.
Trên công trường, đúng giờ có thể
hiểu là đúng tiến độ. Trong thực tế, các BCH đều muốn vượt tiến độ để có thưởng.
Tuy vậy, đã có trường hợp công trường vượt tiến độ, nhận thưởng, nhưng sau đó
phải sửa lỗi như trường hợp công trình FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa. Vì vậy, để có sự
chuyên nghiệp, ngoài việc đúng tiến độ còn phải đạt chất lượng và đúng ngân
sách theo kế hoạch được giao.
2/Không làm việc ngoài mô tả vị
trí công việc: Đây là một vấn đề hóc búa mà hầu như doanh nghiệp nào cũng vấp
phải trong quá trình phát triển. Tôi đặt vấn đề này vì Hòa Bình đã qua thời kỳ
phát triển và đã đến lúc phải chuyển đổi để trở thành chuyên nghiệp.
Làm việc đúng chức năng là một
khâu cơ bản trong quy trình công việc. Từ đó, có thể đo lường hiệu quả của từng
đơn vị và đánh giá thành tích đóng góp của cá nhân để tuyên dương. Ở một số vị
trí công việc người lao động có thể thay đổi bằng cách đăng ký khi phỏng vấn vị
trí mới hoặc được giao thêm công việc theo nhu cầu của quản lý để đào tạo phát
triển. Nếu hoàn thành tốt sẽ có thưởng, gọi là EXTRA MILES AWARD.
Làm đúng chức năng còn giúp thúc
đẩy hợp tác vì tránh hiểu lầm ganh ghét đố kị lẫn nhau trong tổ chức. Như vậy,
cấp quản lý phải hiểu & áp dụng yếu tố này trên đường trở thành chuyên nghiệp.
3/Báo cáo công việc: Mỗi công đoạn
sản xuất trong qui trình công việc đều có hồ sơ chất lượng, vì vậy khi hoàn
thành đều phải có báo cáo công việc. Tuy vậy, hầu như sau khi bàn giao công
trình cho CĐT, các BCH còn thiếu sót hồ sơ đúc kết kinh nghiệm mà đây là một
nguồn tri thức quý báu để tham khảo vì các công trình xây dựng có tính lập lại
khá phổ biến. Không những thế, những báo cáo khảo sát ở giai đoạn đầu cũng rất
quan trọng. Khi được phân công hỗ trợ công trình Cầu An Hải ở Tuy An, tỉnh Phú
Yên, tình cờ đọc được báo cáo công việc của kiến trúc sư Vương Kim Anh, tôi đã
giật mình vì báo cáo của cô đã không được các thành viên trong cuộc họp bàn về
quyết định nên ngưng hay tiếp tục đầu tư. Báo cáo đã chỉ ra sự bất hợp lý của
quy hoạch khu vực Rừng Dương Thành Lầu, mà công ty sẽ nhận để đổi lấy việc xây
cầu! Vì vậy, không những phải có báo cáo công việc mà còn phải tính đến việc
lưu giữ và phổ biến báo cáo.
No comments:
Post a Comment