Đến ngày giỗ thứ bảy của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi vẫn lần lữa chưa dám thực hiện ý tưởng của mình hơn chục năm qua về một bài viết,”Trịnh Công Sơn-công và tội”.
Sở dĩ câu chuyện cứ dai dẳng, thai nghén nhưng chưa hề một lần được “sinh ra” bởi vì hai chữ “Công” và “Tội” dễ cuốn hút người ta vào một cuộc tranh luận. Khi nghe nói đến “tội” dễ gây cho người đọc và người nghe liên tưởng đến những chuyện không mấy hay ho đã xảy ra trên diễn đàn văn học.
Nhưng rồi chuyện gì đến phải đến. Năm nay là năm thứ 7 ngày giỗ của cố nhạc sĩ. Số 7 là số mạng của tôi. Tôi tin rằng sự trùng hợp này có thể mang lại cho tôi may mắn khi đem lý sự này ra bàn với bạn đọc. Và nhất là khi ngày giỗ của cố nhạc sĩ đã vừa qua.
Từ nhỏ sống ở một làng quê ven thành phố Huế. Mỗi ngày đi về tôi thường thấy sự tương phản của đời sống đô thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo. Tôi thường tự nhủ, sao quê mình, bà con mình nghèo thế? Câu hỏi cứ dai dẳng và đòi hỏi tôi phải quan sát và đặt câu hỏi ngược lại, “Phải làm gì để giàu?” Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo…là ba hình mẫu điển hình về sự thành đạt ở Huế. Tôi đã đi theo con đường mòn, làm hồ sơ thi vào ngành y. Tin Việt Nam có dầu lửa đã dẫn cậu ấm non nớt trong trường đời như tôi trở thành kỹ sư, rồi trở thành cán bộ làm công tác ngoại thương khi nước nhà mở cửa vào cuối những năm 1980. Cũng nhờ sớm tiếp xúc với chuyên gia, thương nhân nước ngoài đã thôi thúc tôi phải trang bị kiến thức nền tảng để làm giàu và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bức thư với chi phí tám ngàn đồng gửi từ Việt Nam đã đưa tôi đến với chương trình học bổng của Viện Phát Triển Quốc Tế Đại Học Harvard (tiền thân của chương trình Fulbright Việt Nam ngày nay). Tôi đã học và tranh đua với các bạn trẻ hơn mình khoảng 10 -15 tuổi, với những viên ngọc sáng của các quốc gia khác và tất nhiên là của Mỹ.
Tôi đã được tiếp lửa ham muốn làm giàu từ những kiến thức kinh tế - thương mại nền tảng. Cũng từ đây, tôi bắt đầu thương hại bản thân mình và giận lây cả cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thương bản thân vì tôi đã bốn mươi mới trang bị kiến thức làm giàu! Thương bản thân vì trong phép định vị mình trong môi trường kinh doanh, tôi không còn là mẫu người lý tưởng để khởi nghiệp nữa rồi. Thương tôi vì thói quen, hành vi, suy nghĩ của tôi đã nhiễm triết lý sống của nhạc sĩ Họ Trịnh. Và đó cũng là lý do vì sao tôi giận ông.
Hãy lấy một bài toán số học để dẫn chứng (DT=G*K). Nếu muốn có doanh thu cao, người tham gia mua bán có nhiều cách trong chừng mực có thể lách luật:
- đẩy giá (G) lên cao để có doanh thu (DT) cao, muốn vậy phải tìm cách nắm lấy
thế độc tôn hoặc tìm cách lập rào cản để không cho đối thủ tham gia vào thị trường.
- tổ chức chương trình khuyến mãi thu hút người mua hàng hoặc hạ giá bán để tăng khối lượng (K).
- tìm cách mua, sát nhập, xâm nhập vào thị trường cũ cũng như mới để tăng sản lượng.
- …
Đằng sau tất cả các chiêu thức nói trên là lòng tham, là giấc mơ làm giàu nhưng nó được mã hóa dưới nhiều mỹ từ như “tinh thần sáng nghiệp,” là “giấc mơ Mỹ”…một động lực đã đưa người khắp nơi trên thế giới tìm đến Mỹ để làm giàu. Giờ đây, tuy là bài toán số học đơn giản nhưng nó đã và đang dẫn cuộc sống của người dân Trung Quốc, Việt Nam và cả thế giới thay đổi mỗi ngày.
Còn âm nhạc, ca từ của Trịnh Công Sơn thì sao? Lúc ta vui lời ca của ông cũng có chút đượm buồn. Lúc ta buồn khổ có thể trốn mình trong lời ca của ông. Lúc ta mệt mỏi, chán chường, lời ca của ông là bạn tâm tình. Lúc ta muốn giải thích cuộc đời, lời ca của ông là nền tảng triết lý. Cái hồn của triết lý Phật giáo hay triết lý Khổng Lão được biến thành những ca từ đơn giản, dể hiễu ân thầm ngấm dần vào tâm thức của chúng ta lúc nào không hay. Trịnh Công Sơn lớn lên và trưởng thành ở Huế và miền Trung Việt Nam, là vùng đất đầy chiến tranh và hay có tai họa từ thiên nhiên. Dãi đất này, môi trường sống ở vùng đất này đã tạo ra ông và ca từ của ông. Tôi là lớp người sinh sau ông hai thập kỷ, nhưng cả ông và tôi đều trải qua thời kỳ đen tối nhất của đất nước (chiến tranh, cấm vận, thiếu thốn). Lời ca của ông đã an ủi chúng tôi sống qua những ngày gian khó lúc cơ hàn. Nhưng rồi cũng chính lời ca này làm cho tôi đôi khi giật mình tự hỏi, “Tại sao mình phải bận rộn, vật lộn với cuộc mưu sinh?” Trong khi mình cũng chỉ là hóa thân của hạt bụi và cuối cùng rồi thì cũng theo gió cuốn trôi!
Thưa cố nhạc sĩ, tôi xin mượn một câu ca quan họ để viết về ông, “Giận thì giận mà thương thì thương.”
Sở dĩ câu chuyện cứ dai dẳng, thai nghén nhưng chưa hề một lần được “sinh ra” bởi vì hai chữ “Công” và “Tội” dễ cuốn hút người ta vào một cuộc tranh luận. Khi nghe nói đến “tội” dễ gây cho người đọc và người nghe liên tưởng đến những chuyện không mấy hay ho đã xảy ra trên diễn đàn văn học.
Nhưng rồi chuyện gì đến phải đến. Năm nay là năm thứ 7 ngày giỗ của cố nhạc sĩ. Số 7 là số mạng của tôi. Tôi tin rằng sự trùng hợp này có thể mang lại cho tôi may mắn khi đem lý sự này ra bàn với bạn đọc. Và nhất là khi ngày giỗ của cố nhạc sĩ đã vừa qua.
Từ nhỏ sống ở một làng quê ven thành phố Huế. Mỗi ngày đi về tôi thường thấy sự tương phản của đời sống đô thị và nông thôn, giữa giàu và nghèo. Tôi thường tự nhủ, sao quê mình, bà con mình nghèo thế? Câu hỏi cứ dai dẳng và đòi hỏi tôi phải quan sát và đặt câu hỏi ngược lại, “Phải làm gì để giàu?” Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo…là ba hình mẫu điển hình về sự thành đạt ở Huế. Tôi đã đi theo con đường mòn, làm hồ sơ thi vào ngành y. Tin Việt Nam có dầu lửa đã dẫn cậu ấm non nớt trong trường đời như tôi trở thành kỹ sư, rồi trở thành cán bộ làm công tác ngoại thương khi nước nhà mở cửa vào cuối những năm 1980. Cũng nhờ sớm tiếp xúc với chuyên gia, thương nhân nước ngoài đã thôi thúc tôi phải trang bị kiến thức nền tảng để làm giàu và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bức thư với chi phí tám ngàn đồng gửi từ Việt Nam đã đưa tôi đến với chương trình học bổng của Viện Phát Triển Quốc Tế Đại Học Harvard (tiền thân của chương trình Fulbright Việt Nam ngày nay). Tôi đã học và tranh đua với các bạn trẻ hơn mình khoảng 10 -15 tuổi, với những viên ngọc sáng của các quốc gia khác và tất nhiên là của Mỹ.
Tôi đã được tiếp lửa ham muốn làm giàu từ những kiến thức kinh tế - thương mại nền tảng. Cũng từ đây, tôi bắt đầu thương hại bản thân mình và giận lây cả cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thương bản thân vì tôi đã bốn mươi mới trang bị kiến thức làm giàu! Thương bản thân vì trong phép định vị mình trong môi trường kinh doanh, tôi không còn là mẫu người lý tưởng để khởi nghiệp nữa rồi. Thương tôi vì thói quen, hành vi, suy nghĩ của tôi đã nhiễm triết lý sống của nhạc sĩ Họ Trịnh. Và đó cũng là lý do vì sao tôi giận ông.
Hãy lấy một bài toán số học để dẫn chứng (DT=G*K). Nếu muốn có doanh thu cao, người tham gia mua bán có nhiều cách trong chừng mực có thể lách luật:
- đẩy giá (G) lên cao để có doanh thu (DT) cao, muốn vậy phải tìm cách nắm lấy
thế độc tôn hoặc tìm cách lập rào cản để không cho đối thủ tham gia vào thị trường.
- tổ chức chương trình khuyến mãi thu hút người mua hàng hoặc hạ giá bán để tăng khối lượng (K).
- tìm cách mua, sát nhập, xâm nhập vào thị trường cũ cũng như mới để tăng sản lượng.
- …
Đằng sau tất cả các chiêu thức nói trên là lòng tham, là giấc mơ làm giàu nhưng nó được mã hóa dưới nhiều mỹ từ như “tinh thần sáng nghiệp,” là “giấc mơ Mỹ”…một động lực đã đưa người khắp nơi trên thế giới tìm đến Mỹ để làm giàu. Giờ đây, tuy là bài toán số học đơn giản nhưng nó đã và đang dẫn cuộc sống của người dân Trung Quốc, Việt Nam và cả thế giới thay đổi mỗi ngày.
Còn âm nhạc, ca từ của Trịnh Công Sơn thì sao? Lúc ta vui lời ca của ông cũng có chút đượm buồn. Lúc ta buồn khổ có thể trốn mình trong lời ca của ông. Lúc ta mệt mỏi, chán chường, lời ca của ông là bạn tâm tình. Lúc ta muốn giải thích cuộc đời, lời ca của ông là nền tảng triết lý. Cái hồn của triết lý Phật giáo hay triết lý Khổng Lão được biến thành những ca từ đơn giản, dể hiễu ân thầm ngấm dần vào tâm thức của chúng ta lúc nào không hay. Trịnh Công Sơn lớn lên và trưởng thành ở Huế và miền Trung Việt Nam, là vùng đất đầy chiến tranh và hay có tai họa từ thiên nhiên. Dãi đất này, môi trường sống ở vùng đất này đã tạo ra ông và ca từ của ông. Tôi là lớp người sinh sau ông hai thập kỷ, nhưng cả ông và tôi đều trải qua thời kỳ đen tối nhất của đất nước (chiến tranh, cấm vận, thiếu thốn). Lời ca của ông đã an ủi chúng tôi sống qua những ngày gian khó lúc cơ hàn. Nhưng rồi cũng chính lời ca này làm cho tôi đôi khi giật mình tự hỏi, “Tại sao mình phải bận rộn, vật lộn với cuộc mưu sinh?” Trong khi mình cũng chỉ là hóa thân của hạt bụi và cuối cùng rồi thì cũng theo gió cuốn trôi!
Thưa cố nhạc sĩ, tôi xin mượn một câu ca quan họ để viết về ông, “Giận thì giận mà thương thì thương.”
Hay lắm Khôi ơi, Cám ơn Khôi đã nói thay mình nhửng cảm nghĩ và giấc mơ mà mình đã không nói lên được . Nhưng dầu sao thì Khôi may mắn hơn mình . Với mình thì giấc mơ đã hóa thành kỹ niệm kể từ ngày mình xách gói ra đi rời khỏi trường Đại học (1976) và theo mình lang thang cho tới bây giờ !
ReplyDeleteNhưng để an ủi, cuối cùng rồi cũng chỉ là hạt bụi để gió cuốn trôi !
Thằng Nhân đang ngâm thơ và say với bạn bè trên Đà Lạt, mình gọi cho hắn, hắn bảo, lát nữa gọi lại tớ ngâm thơ cho nghe!
ReplyDelete