Vừa rồi tôi được tham gia một lớp học về quản lý. Giảng viên vừa vào lớp đã đặt lên bàn một cái
chai thủy tinh rỗng. Ông soạn ra một túi nylon đựng các viên cuội tròn. Một vài
người được ông gọi lên đưa các viên cuội vào chai. Khi chai đã đầy cuội, ông hỏi
học viên, “Chúng ta có thể bỏ thêm gì nữa vào chai không? Thấy học viên ngơ
ngác chưa kịp trả lời, ông lấy thêm trong túi ra một lọ cát. Ông vừa rót vừa lắc cho những hạt cát len lõi
chèn vào khoảng trống những viên cuội. Một
lát sau, khi cát đã đầy, ông lại nêu câu hỏi, chúng ta còn rót thêm gì nữa? Cả
lớp lần này đồng thanh la to, “Nước!”. Một
học viên nhanh nhẩu lấy chai nước uống của mình xin phép được đổ nước vào chai.
“Chúng ta học được điều gì từ việc làm này?”, giảng viên cầm
cái chai đầy cuội, cát và nuớc đưa lên và hỏi cả lớp. Nhiều câu trả lời vẫn chưa làm ông thỏa mãn,
giảng viên ôn tồn kết luận, “Đa số các ý kiến của các anh chị đều tập trung làm
sao cho công việc được giải quyết nhanh nhất, ngắn nhất, nhưng thực ra để đạt
được điều này cần phải biết xếp thứ tự ưu tiên các công việc trước khi giải quyết
chúng. Chẳng hạn, nếu chúng ta được giao đưa các vật liệu vừa rồi vào chai thủy
tinh, nếu đổ nước vào chai trước, chúng sẽ tràn ra đầy bàn khi đưa cát hay cuội
vào sau đó. Nếu ta đưa cát vào trước, sẽ rất khó, hoặc gần như không thể để đưa
tiếp các viên cuội tròn xinh xắn kia vào chai được. Từ ví dụ này ông dẫn giải, trong một doanh
nghiệp, thậm chí ở phạm vi xã hội, luôn luôn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải
quyết. Nếu có một “nhạc trưởng” hay một
tập thể các nhà quản lý giỏi, biết sử dụng trí tuệ tập thể, cùng thảo luận và
thống nhất xếp thứ tự ưu tiên từng việc để giải quyết, tổ chức sẽ vượt qua khó
khăn, phát triển ổn định. Nhiều doanh
nghiệp khi đối mặt nhiều khó khăn, do chọn sai vấn đề để ưu tiên giải quyết có
thể sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, không có lối thoát hoặc thậm chí gây đổ vỡ.
Theo ông, một trong những vấn đề nóng hổi của doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay là làm gì để tồn tại qua cơn khủng hoảng. Một số doanh nghiệp mạnh dạn tạm ngừng một số
hoạt động đầu tư dài hạn để tập trung nguồn lực vào các phân khúc thị trường hẹp,
đưa ra thị trường các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng để có dòng tiền tốt,
hiệu suất sinh lợi cao. Một số ngân hàng
thay vì tập trung cho vay, họ chú trọng cung cấp nhiều hơn các dịch vụ tài
chính để giảm rủi ro.
Ông cũng dí dỏm giải thích thành
công của Andy Muray tại giải Wimbledon vừa qua. Với chiến thắng này, nước Anh
đã kết thúc 77 năm dài chờ đợi với chiến thắng của tay vợt nước chủ nhà. Theo ông, nếu quan sát các giải liên tiếp trước
đó, chúng ta sẽ thấy Andy đã không xuất hiện liên tiếp ở nhiều cuộc tranh
tài. Rõ ràng, Andy đã đặt mục tiêu vô địch
Wimbledon vào thứ tự ưu tiên cao nhất, tập trung vào một giải đấu quan trọng
cho sự nghiệp của anh và của cả nước Anh.
No comments:
Post a Comment