Thế nhưng, ở xã hội nước ta hiện nay, chuyện chạy trường mẫu
giáo cho con, chuyện thi hộ, mua bằng, xin điểm trong giáo dục gần như trở
thành tập quán xã hội. Chuyện hối lộ để mua vị trí làm việc, thậm chí chuyện quan
chức dùng bằng dõm để thăng tiến, chuyện doanh nhân làm từ thiện nhưng nợ nông
dân bạc tỉ… xãy ra nhan nhãn. Trách nhiệm xuất phát từ các đấng cha mẹ.
Một người bạn đang công tác trong ngành giáo dục đã nhận định,
“Chúng ta đã quen thuộc với những thói hư tật xấu trong xã hội đến nỗi không còn
phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai trái để chỉ dạy cho con cái.”
Nhớ lại, lúc con tôi còn học cấp hai, vì muốn cho cháu được
chuyển trường sang một nơi có chương trình trao đổi văn hóa với Singapore, tôi
đã thay mặt cháu viết thư cho thầy hiệu trưởng.
Trong thư nêu bật các ưu điểm cá nhân của cháu để dễ thuyết phục. Tôi
còn nhớ, cháu đã không ký đơn khi tôi viết rằng nó là một thành viên của đội
bóng chuyền của nhà trường. Nó yêu cầu tôi sửa lại, “là một cổ động viên tích cực”
mới ký đơn. Tương tự như thế, một người
bạn khác kể rằng, khi đưa con đến một khu vui chơi của trẻ bên Mỹ, vì thấy con
mình thấp, nhỏ nhắn, nên khi được hỏi con bà bao nhiêu tuổi, bà nói rằng cháu
12 tuổi để khỏi phải mua vé vào cửa. Đứa trẻ nghe câu trả lời đã không chịu đi
vào, yêu cầu mẹ mua vé, vì nó đã 15 tuổi.
Không những không phân biệt sai trái, chúng ta đôi khi còn
quên cả những thói quen tốt được dạy dỗ và làm quen từ nhỏ. Vừa qua, khi đến Đà
Lạt, tôi rất ngạc nhiên vì thấy người bạn hẹn gặp đang đi đến cổng khách sạn bỗng
dừng lại. Tôi ngơ ngác không hiểu tại sao. Chợt thấy một đám ma đang đi ngang
trước nhà thờ, tôi mới chợt hiểu rằng ngày còn nhỏ, chúng tôi được dạy, mỗi khi
thấy đám ma đi qua phải dừng lại ngã mũ chào vĩnh biệt người chết. Ước gì con cái chúng ta lại sống trong một môi
trường như thế.
No comments:
Post a Comment