Bay ra Tuy Hòa trên chiếc phi cơ ATR72 cánh quạt trong thời tiết giá lạnh cùng gió mạnh khiến bạn đồng hành của tôi lo lắng. Ông cho biết đã thoát chết một lần trong chuyến bay cùng hiệu từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pnompenh năm nào, vì bị nhỡ chuyến bay do quá chén đêm trước đó.
Máy bay rời đường băng cất cánh, cô tiếp viên hàng không bật ghế, ngồi chắn giữa khoang lái và khoang hành khách gây cho tôi sự chú ý. Trẻ như những tiếp viên thường gặp trên máy bay của Việt Nam Airlines, nhưng cô có sự khác biệt đó là dáng vẻ chất phác với khuôn mặt được trang điểm hơi vụng về hoặc có lẻ phải thực hiện theo yêu cầu của công ty.
"Em quê Cái Bè, Tiền Giang." Nghe câu trả lời của cô ấy khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm động. Nếu bạn biết chuyện nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan đã sửng sốt như thế nào khi biết rằng người phi công điều khiển chuyến bay xuyên đại lục châu Phi của ông là một người da đen. Tôi không nghĩ mình có cảm xúc mạnh như thế, nhưng lòng mừng thầm, vì cô ấy là minh chứng sống cho những gì tôi đang kỳ vọng về lớp trẻ ở vùng đất chín rồng này.
Trong một lần trao đổi với doanh nhân đồng bằng Sông Cửu Long ở Cần Thơ nhân Ngày Doanh Nhân, tôi đã nhấn mạnh đến vai trò giáo dục trong việc tìm cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng. Ai cũng biết, là vựa lúa gạo và nông thủy sản của cả nước và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu trên thế giới, người dân vùng này vẫn đang có trình độ văn hóa giáo dục thấp nhất so với cả nước. Người dân còn thiếu nước sạch, hạ tầng cầu, đường, cảng chưa đủ để phục vụ phát triển kinh tế. Phụ nữ vùng này phân tán khắp nơi do nhiều nguyên nhân, một số đi lấy chồng ngoại như là một giải pháp cải thiện kinh tế gia đình.
Hôm nay tôi đã gặp một cô gái trẻ "Miền Tây" bay trên bầu trời Việt. Năm tới, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đi vào khai thác sẽ chắp cánh cho em bay cao và xa hơn. Dù là một tiếp viên hàng không khiêm tốn, hy vọng cũng đã nhóm lên. Con đường em đi sẽ mở ra cơ hội cho nhiều bạn gái trẻ khác, những người chọn cách cùng quê hương cưỡi rồng bay lên bằng con đường học vấn.
Sunday, December 19, 2010
Saturday, December 11, 2010
Đường mòn Hồ Chí Minh ở Mỹ và Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc ở Việt Nam
Nhiều năm rồi tôi mới trở lại thăm Đà Lạt. Thành phố có những bước phát triển rõ rệt về mặt kinh tế. Nhà cửa của cư dân được phủ lên những gam màu tươi sáng. Đường sá sạch, mới và giao thông có vẻ thông thoáng hơn. Các khu phố quanh thành phố có nhiều trại trồng rau và hoa theo công nghệ mới. Chưa có dịp xem các thành tích phát triển kinh tế của Đà Lạt, nhưng tôi tin chắc rằng từ quan sát thực tế, có vẻ du lịch và nông nghiệp đang vươn lên thành thế mạnh dẫn đầu của Đà Lạt.
Viếng Đồi Mộng Mơ khiến tôi giật mình về tính bền vững của tương lai phát triển của kinh tế du lịch của Đà Lạt. Khu "Đồi Mộng Mơ" của Đà Lạt có vẻ không tận dụng được cảnh sắc xinh tươi của thiên nhiên để làm du lịch văn hóa. Thay vào đó là một căn nhà cổ được mua từ miền Trung chuyển vào lắp dựng trở lại. Có lẽ những chủ nhân của Đồi Mộng Mơ chưa hiểu văn hóa nhà vườn ở Huế hoặc của Việt Nam nói chung. Căn nhà của người Việt chúng ta sẽ vô hồn nếu nó không gắn với một mảnh vườn hoặc chí ít là một đám rau thơm, vài cây ớt, sả cạnh nhà. Đằng sau khu nhà là một "Vạn Lý Trường Thành" thu nhỏ chạy vòng quanh khu du lịch với các tượng lính gác, voi, ngựa Trung Hoa. Nhà hát ca nhạc dân tộc miền núi dựng bên triền đồi với nhạc cụ hiện đại đàn organ điện và guitar. Không hiểu tên "Mộng Mơ" có ý nghĩa gì.
Không khí trong lành, khí trời se lạnh, màu sắc tươi thắm của hoa Đà Lạt khiến tôi chợt nhớ lại cảnh vật ở Đại học Colorado ở thành phố Boulder, bang Colorado, Mỹ. Nơi đó tôi đã bất ngờ khám phá "Đường mòn Hồ Chí Minh" do thầy trò trường đại học Colorado xây dựng. Con đường hẹp chỉ dành cho một hai người đi chuyển, chạy dọc theo con suối nhỏ uốn lượn quanh co trong khuôn viên thành phố đại học xinh đẹp.
Tôi nhớ lại, bạn S, người Hà Nội, vừa đi vừa lẩm bẩm, tự trách mình vì đã hiểu sai tinh thần cầu tiến và yêu hòa bình của đại bộ phận người dân Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Quả vậy, với cha là một vị tướng lỗi lạc, nhưng thế hệ trẻ của anh ấy chưa được trải bước trên con đường mòn lịch sử này trong chiến tranh. Khi phát hiện ra bảng tên, "Đường mòn Hồ Chí Minh" trong khuôn viên đại học của quốc gia đã một thời là "kẻ thù" khiến anh ấy ngạc nhiên và hết lòng kính trọng.
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới, khách du lịch có thể đến đó để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đến Việt Nam, mỗi người đều kỳ vọng thấy được những gì thể hiện lịch sử văn hóa của đất nước này. Với những gì quan sát tôi đang lo cho tương lai phát triển bền vững của du lịch Đà Lạt. Giá như con đường quanh co trong khu du lịch "Đồi Mộng Mơ" này được đặt tên là "Đường mòn Hồ Chí Minh" thì thật thú vị xiết bao!
Viếng Đồi Mộng Mơ khiến tôi giật mình về tính bền vững của tương lai phát triển của kinh tế du lịch của Đà Lạt. Khu "Đồi Mộng Mơ" của Đà Lạt có vẻ không tận dụng được cảnh sắc xinh tươi của thiên nhiên để làm du lịch văn hóa. Thay vào đó là một căn nhà cổ được mua từ miền Trung chuyển vào lắp dựng trở lại. Có lẽ những chủ nhân của Đồi Mộng Mơ chưa hiểu văn hóa nhà vườn ở Huế hoặc của Việt Nam nói chung. Căn nhà của người Việt chúng ta sẽ vô hồn nếu nó không gắn với một mảnh vườn hoặc chí ít là một đám rau thơm, vài cây ớt, sả cạnh nhà. Đằng sau khu nhà là một "Vạn Lý Trường Thành" thu nhỏ chạy vòng quanh khu du lịch với các tượng lính gác, voi, ngựa Trung Hoa. Nhà hát ca nhạc dân tộc miền núi dựng bên triền đồi với nhạc cụ hiện đại đàn organ điện và guitar. Không hiểu tên "Mộng Mơ" có ý nghĩa gì.
Không khí trong lành, khí trời se lạnh, màu sắc tươi thắm của hoa Đà Lạt khiến tôi chợt nhớ lại cảnh vật ở Đại học Colorado ở thành phố Boulder, bang Colorado, Mỹ. Nơi đó tôi đã bất ngờ khám phá "Đường mòn Hồ Chí Minh" do thầy trò trường đại học Colorado xây dựng. Con đường hẹp chỉ dành cho một hai người đi chuyển, chạy dọc theo con suối nhỏ uốn lượn quanh co trong khuôn viên thành phố đại học xinh đẹp.
Tôi nhớ lại, bạn S, người Hà Nội, vừa đi vừa lẩm bẩm, tự trách mình vì đã hiểu sai tinh thần cầu tiến và yêu hòa bình của đại bộ phận người dân Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Quả vậy, với cha là một vị tướng lỗi lạc, nhưng thế hệ trẻ của anh ấy chưa được trải bước trên con đường mòn lịch sử này trong chiến tranh. Khi phát hiện ra bảng tên, "Đường mòn Hồ Chí Minh" trong khuôn viên đại học của quốc gia đã một thời là "kẻ thù" khiến anh ấy ngạc nhiên và hết lòng kính trọng.
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới, khách du lịch có thể đến đó để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đến Việt Nam, mỗi người đều kỳ vọng thấy được những gì thể hiện lịch sử văn hóa của đất nước này. Với những gì quan sát tôi đang lo cho tương lai phát triển bền vững của du lịch Đà Lạt. Giá như con đường quanh co trong khu du lịch "Đồi Mộng Mơ" này được đặt tên là "Đường mòn Hồ Chí Minh" thì thật thú vị xiết bao!
Friday, November 19, 2010
National Geographic: Nha Trang, Vietnam, "overdevelopment without a watchful eye"
Locals gather on an overcrowded beach in Nha Trang, Vietnam, where "overdevelopment without a watchful eye" has plummeted the region to the bottom of this year's "Destinations Rated" scorecard, an annual ratings list compiled by the National Geographic Society's Center for Sustainable Destinations.
To create the ratings, the center convened an independent panel of 340 experts in fields from historic preservation and sustainable tourism to travel writing and archaeology. The panel was asked to score 99 coastal hot spots around the world, using categories such as "top rated," "doing well," "in the balance," "facing trouble," and "bottom rated." (See pictures of 2009's best and worst destinations.)
As in previous years, the panel based its decisions on six criteria: environmental and ecological quality, social and cultural integrity, condition of historic buildings and archaeological sites, aesthetic appeal, quality of tourism management, and outlook for the future. (Read more about the survey method.) The results appear in the November/December 2010 issue of National Geographic Traveler magazine. (Both National Geographic News and Traveler are part of the National Geographic Society.)
In Nha Trang, the resort town is "fast becoming ruined by rampant commercial development," one anonymous panelist noted. "The once nice beaches are packed with hotels and bars. I would not return."
Published November 12, 2010
Here is my observation "Nha Trang the day I come back" posted in 2007 on my blog:
"Nếu bạn đã từng sống nhiều năm ở Nha Trang và cùng tôi đi dọc các đường phố của nó hôm nay, ắt bạn cũng sẽ nhận ra thêm một điều nữa là con người và cảnh quan Nha Trang của chị Liên ngày xưa giờ đây không còn nữa.
Sáng nay, khi đi ra biển Nha Trang để tìm lại thói quen đi bộ thể dục trước đây của mình, tôi đã nhận ra thêm vài lí do vì sao chị Liên không muốn ở lại thành phố này: Nha Trang của chị Liên mất mát nhiều quá! Những hàng cây xa cừ cổ thụ, như đoạn đường trước trường Võ Tánh cũ, nay là trường phổ thông cấp 3 Lý Tự Trọng, đã biến mất, thay bằng những dãy phố bê tông phô diễn sự giàu có vô hồn.
Tôi còn nhớ, lúc mới ra trường, về Nha Trang công tác, tôi thậm chí không có một chiếc xe đạp để đi làm. Sau này, anh Thọ để lại với giá hữu nghị cho tôi một chiếc xe đạp mini, với lý do để các ông anh khỏi chở tôi theo trên những chiếc xe đạp cà tàng mỗi lần đi nhậu lai rai bên Hà Ra, Xóm Bóng hay xa hơn, Cầu Đá, Mã Vòng. Khi biết tôi có chiếc xe mini ấy, chị Liên đã hoan hỉ đạp xe cùng tôi đi khắp những con đường tuyệt đẹp, xanh mát của Nha Trang.
Những con đường như thế giờ chỉ còn trong kỷ niệm."
To create the ratings, the center convened an independent panel of 340 experts in fields from historic preservation and sustainable tourism to travel writing and archaeology. The panel was asked to score 99 coastal hot spots around the world, using categories such as "top rated," "doing well," "in the balance," "facing trouble," and "bottom rated." (See pictures of 2009's best and worst destinations.)
As in previous years, the panel based its decisions on six criteria: environmental and ecological quality, social and cultural integrity, condition of historic buildings and archaeological sites, aesthetic appeal, quality of tourism management, and outlook for the future. (Read more about the survey method.) The results appear in the November/December 2010 issue of National Geographic Traveler magazine. (Both National Geographic News and Traveler are part of the National Geographic Society.)
In Nha Trang, the resort town is "fast becoming ruined by rampant commercial development," one anonymous panelist noted. "The once nice beaches are packed with hotels and bars. I would not return."
Published November 12, 2010
Here is my observation "Nha Trang the day I come back" posted in 2007 on my blog:
"Nếu bạn đã từng sống nhiều năm ở Nha Trang và cùng tôi đi dọc các đường phố của nó hôm nay, ắt bạn cũng sẽ nhận ra thêm một điều nữa là con người và cảnh quan Nha Trang của chị Liên ngày xưa giờ đây không còn nữa.
Sáng nay, khi đi ra biển Nha Trang để tìm lại thói quen đi bộ thể dục trước đây của mình, tôi đã nhận ra thêm vài lí do vì sao chị Liên không muốn ở lại thành phố này: Nha Trang của chị Liên mất mát nhiều quá! Những hàng cây xa cừ cổ thụ, như đoạn đường trước trường Võ Tánh cũ, nay là trường phổ thông cấp 3 Lý Tự Trọng, đã biến mất, thay bằng những dãy phố bê tông phô diễn sự giàu có vô hồn.
Tôi còn nhớ, lúc mới ra trường, về Nha Trang công tác, tôi thậm chí không có một chiếc xe đạp để đi làm. Sau này, anh Thọ để lại với giá hữu nghị cho tôi một chiếc xe đạp mini, với lý do để các ông anh khỏi chở tôi theo trên những chiếc xe đạp cà tàng mỗi lần đi nhậu lai rai bên Hà Ra, Xóm Bóng hay xa hơn, Cầu Đá, Mã Vòng. Khi biết tôi có chiếc xe mini ấy, chị Liên đã hoan hỉ đạp xe cùng tôi đi khắp những con đường tuyệt đẹp, xanh mát của Nha Trang.
Những con đường như thế giờ chỉ còn trong kỷ niệm."
Sunday, November 07, 2010
Từ Ai Cập nghĩ về Việt Nam
Chuyến đi thăm thủ đô Cairo và Khu nghỉ dưỡng Domina Coral Bay ở Sharm El Sheik, Ai Cập quả là một sự kỳ diệu của cuộc sống dành cho cá nhân tôi.
Là một người thích học hỏi, tôi coi chuyến đi này là một chuyến du học ngắn hạn về điều hành và quản trị khu nghỉ dưỡng cao cấp. Chuyến đi này còn giúp tôi "mở trí" thấy được người thật, việc thật, tận mắt chứng kiến cách phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp trên thực tế diễn ra như thế nào. Tôi nhận ra một thực tế đầy mỉa mai trong xã hội loài người, chúng ta đôi khi là nạn nhân của sự thành công của chính mình. Chẳng hạn, khu nghỉ dưỡng và khách sạn Domina đã bị bao vây ba phía, trừ mặt biển, sau 20 năm hoạt động. Giá phòng của Domina từ khoảng 1000 euro/phòng những năm đầu tiên đã bị kéo xuống 300-400 euro/phòng hiện nay do cạnh tranh.
Sự kỳ diệu thứ đến là được tham quan Phức hợp Kim Tự Tháp ở Giza và Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo. Ở Giza, tôi đã may mắn xem câu chuyện lịch sử Kim Tự Tháp kể bằng ánh sáng lazer vào ban đêm và được chui vào hầm mộ của một Kim Tự Tháp và tham quan tượng nhân sư, đầu người mình sư tử Sprinx vào ban ngày. Tất cả vật liệu xây dựng các công trình của Kim Tự Tháp đều xây bằng đá hoa. Riêng Kim Tự Tháp của vị vua thứ ba, phần đáy được xây bằng đá granit màu đỏ. Các tảng đá có chiều ngang dài hơn một sải tay và cao đến 3-4 mét được cắt xẻ vuông vức, sắc cạnh cho dù đã mấy ngàn năm qua. Thật thán phục khả năng ứng dụng tính toán số học và hình học của người Ai Cập cổ đại trong xác định tọa độ công trình xây dựng. Chẳng hạn, 4 mặt và các góc của Kim Tự Tháp đại diện cho 4 phương, 8 hướng. Tim của xác ướp nhà vua đặt trong hầm mộ được chỉnh sao cho đúng vào tâm của mặt đáy hình vuông và trọng tâm của Kim Tự Tháp tính từ đỉnh. Tòa tháp thứ nhất của vua cha Khufu cao khoảng 145 mét. Các đỉnh tháp của hai đời vua kế tiếp, tức là đời con và cháu, có độ cao lệch nhau đúng 1 mét.
Do không có nhiều thời gian để thăm hết Bảo tàng Ai Cập, người hướng dẫn và cũng là một nhà Ai Cập học đưa chúng tôi đến thăm các mẫu vật khai quật được trong hầm mộ vua Tutankhamun. Theo người hướng dẫn này, các đời sau của vua Ai Cập không tiếp tục xây Kim Tự Tháp mà trái lại họ cho xây các nhà mồ bí mật ẩn trong núi đá để ngăn chặn nạn trộm cắp. Xác ướp của vua Tut và khoảng 5000 cổ vật bằng đá, bằng vàng và ngọc, được chế tác hết sức tỉ mỉ và đầy sáng tạo. Việc khai quật hầm mộ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất của ông đã giúp loài người ngày nay hiểu biết sâu hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Chẳng hạn, xác ướp của nhà vua quyét qua máy cộng hưởng từ trường của Mỹ đã giúp xác định nguyên nhân cái chết của vì vua trẻ. Ông đã bị thương (không rõ do chiến đấu hay lúc đi săn) và đã mất do bị nhiễm trùng.
Trước công trình Kim Tự Tháp vĩ đại và các mẫu vật tinh xảo của vua Ai Cập cổ đại, tôi thầm nghĩ, ngày nay con người vẫn chưa giải quyết trọn vẹn câu hỏi, sau khi chết sẽ con người sẽ về đâu. Niềm tin vào sự sống lại về sau đã dẫn dắt người Ai Cập cổ đại làm nên những công trình kỹ, mỹ thuật tuyệt vời. Tôi cũng nhận ra một điều rằng ngày nay, mặc dù chúng ta có các công cụ thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, nhưng cách giải các bài toán số học và hình học căn bản vẫn không hơn gì cách đây hàng ngàn năm. Suy nghĩ sáng tạo và cảm nhận cái đẹp của loài người thời nay cũng không hơn gì người xưa từ mấy ngàn năm lịch sử.
Nền văn minh Ai Cập đến sớm nhưng con cháu họ ngày nay vẫn chưa làm gì cho xúng đáng để tự hào. Ai Cập vẫn là nước đang phát triển. Từ quan sát chiều cao của ba tòa Kim Tự Tháp, tôi phát hiện ra người Ai Cập cổ đặt ra một ẩn dụ đáng ngại cho sự phát triển của xã hội: con phải thấp hơn cha. Quan sát chiều cao của các khu phố quanh các đền thờ Hồi giáo tôi cũng có một nhận xét tương tự.
Nghĩ về đất nước chúng ta. Tổ tiên của chúng ta dù không để lại gia tài lớn lao gì cho hậu thế nhưng câu truyền miệng, "Con hơn cha, nhà có phúc." luôn giúp chúng ta nỗ lực phấn đấu, xây dựng cuộc sống hướng về tương lai để mỗi người, mỗi gia đình và đất nước một ngày mỗi tươi đẹp hơn. Thật đáng mừng khi nhận ra được chân lý này.
Võ đắc Khôi
Mời bạn xem thư viện ảnh của hầm mộ vua Tutankhamun: http://www.touregypt.net/museum/tuta.htm
Một vài hình ảnh của chuyến đi: http://www.facebook.com/home.php?#!/vodaco
Là một người thích học hỏi, tôi coi chuyến đi này là một chuyến du học ngắn hạn về điều hành và quản trị khu nghỉ dưỡng cao cấp. Chuyến đi này còn giúp tôi "mở trí" thấy được người thật, việc thật, tận mắt chứng kiến cách phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp trên thực tế diễn ra như thế nào. Tôi nhận ra một thực tế đầy mỉa mai trong xã hội loài người, chúng ta đôi khi là nạn nhân của sự thành công của chính mình. Chẳng hạn, khu nghỉ dưỡng và khách sạn Domina đã bị bao vây ba phía, trừ mặt biển, sau 20 năm hoạt động. Giá phòng của Domina từ khoảng 1000 euro/phòng những năm đầu tiên đã bị kéo xuống 300-400 euro/phòng hiện nay do cạnh tranh.
Sự kỳ diệu thứ đến là được tham quan Phức hợp Kim Tự Tháp ở Giza và Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo. Ở Giza, tôi đã may mắn xem câu chuyện lịch sử Kim Tự Tháp kể bằng ánh sáng lazer vào ban đêm và được chui vào hầm mộ của một Kim Tự Tháp và tham quan tượng nhân sư, đầu người mình sư tử Sprinx vào ban ngày. Tất cả vật liệu xây dựng các công trình của Kim Tự Tháp đều xây bằng đá hoa. Riêng Kim Tự Tháp của vị vua thứ ba, phần đáy được xây bằng đá granit màu đỏ. Các tảng đá có chiều ngang dài hơn một sải tay và cao đến 3-4 mét được cắt xẻ vuông vức, sắc cạnh cho dù đã mấy ngàn năm qua. Thật thán phục khả năng ứng dụng tính toán số học và hình học của người Ai Cập cổ đại trong xác định tọa độ công trình xây dựng. Chẳng hạn, 4 mặt và các góc của Kim Tự Tháp đại diện cho 4 phương, 8 hướng. Tim của xác ướp nhà vua đặt trong hầm mộ được chỉnh sao cho đúng vào tâm của mặt đáy hình vuông và trọng tâm của Kim Tự Tháp tính từ đỉnh. Tòa tháp thứ nhất của vua cha Khufu cao khoảng 145 mét. Các đỉnh tháp của hai đời vua kế tiếp, tức là đời con và cháu, có độ cao lệch nhau đúng 1 mét.
Do không có nhiều thời gian để thăm hết Bảo tàng Ai Cập, người hướng dẫn và cũng là một nhà Ai Cập học đưa chúng tôi đến thăm các mẫu vật khai quật được trong hầm mộ vua Tutankhamun. Theo người hướng dẫn này, các đời sau của vua Ai Cập không tiếp tục xây Kim Tự Tháp mà trái lại họ cho xây các nhà mồ bí mật ẩn trong núi đá để ngăn chặn nạn trộm cắp. Xác ướp của vua Tut và khoảng 5000 cổ vật bằng đá, bằng vàng và ngọc, được chế tác hết sức tỉ mỉ và đầy sáng tạo. Việc khai quật hầm mộ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất của ông đã giúp loài người ngày nay hiểu biết sâu hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Chẳng hạn, xác ướp của nhà vua quyét qua máy cộng hưởng từ trường của Mỹ đã giúp xác định nguyên nhân cái chết của vì vua trẻ. Ông đã bị thương (không rõ do chiến đấu hay lúc đi săn) và đã mất do bị nhiễm trùng.
Trước công trình Kim Tự Tháp vĩ đại và các mẫu vật tinh xảo của vua Ai Cập cổ đại, tôi thầm nghĩ, ngày nay con người vẫn chưa giải quyết trọn vẹn câu hỏi, sau khi chết sẽ con người sẽ về đâu. Niềm tin vào sự sống lại về sau đã dẫn dắt người Ai Cập cổ đại làm nên những công trình kỹ, mỹ thuật tuyệt vời. Tôi cũng nhận ra một điều rằng ngày nay, mặc dù chúng ta có các công cụ thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, nhưng cách giải các bài toán số học và hình học căn bản vẫn không hơn gì cách đây hàng ngàn năm. Suy nghĩ sáng tạo và cảm nhận cái đẹp của loài người thời nay cũng không hơn gì người xưa từ mấy ngàn năm lịch sử.
Nền văn minh Ai Cập đến sớm nhưng con cháu họ ngày nay vẫn chưa làm gì cho xúng đáng để tự hào. Ai Cập vẫn là nước đang phát triển. Từ quan sát chiều cao của ba tòa Kim Tự Tháp, tôi phát hiện ra người Ai Cập cổ đặt ra một ẩn dụ đáng ngại cho sự phát triển của xã hội: con phải thấp hơn cha. Quan sát chiều cao của các khu phố quanh các đền thờ Hồi giáo tôi cũng có một nhận xét tương tự.
Nghĩ về đất nước chúng ta. Tổ tiên của chúng ta dù không để lại gia tài lớn lao gì cho hậu thế nhưng câu truyền miệng, "Con hơn cha, nhà có phúc." luôn giúp chúng ta nỗ lực phấn đấu, xây dựng cuộc sống hướng về tương lai để mỗi người, mỗi gia đình và đất nước một ngày mỗi tươi đẹp hơn. Thật đáng mừng khi nhận ra được chân lý này.
Võ đắc Khôi
Mời bạn xem thư viện ảnh của hầm mộ vua Tutankhamun: http://www.touregypt.net/museum/tuta.htm
Một vài hình ảnh của chuyến đi: http://www.facebook.com/home.php?#!/vodaco
Wednesday, October 06, 2010
Lợi thế du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Yên, Khánh Hòa đang giảm
Nhiều năm rồi tôi mới có cơ hội trở về vùng duyên hải hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. So với sự trong lành của môi trường nhiều năm trước đây, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển công nghiệp đang phá họai nghiêm trọng lợi thế du lịch của vùng này.
Sự thay đổi sâu sắc nhất có thể nhận thấy ở Vịnh Đầm Môn. Cảng Đầm Môn đang xây dựng, mặt nước loáng dầu do tàu thuyền hoạt động nhiều trong vịnh.
Ở Tuy Hòa, Đầm Ô Loan ngày càng ô nhiễm nặng do hoạt động nuôi trồng quanh bờ. Mầu nước trong đầm chuyền sang màu lục khác với màu xanh trong của nước biển chỉ cách vùng bờ đầm vài trăm mét. Mật độ đi lại của thuyền đánh cá, tàu vận tải qua vùng này cũng góp phần gây ô nhiễm.
Vịnh Vũng Rô trở thành ngư trường nuôi cá mú, tôm đã lấy mất cơ hội phát triển du lịch (xem ảnh).
Sự thay đổi sâu sắc nhất có thể nhận thấy ở Vịnh Đầm Môn. Cảng Đầm Môn đang xây dựng, mặt nước loáng dầu do tàu thuyền hoạt động nhiều trong vịnh.
Ở Tuy Hòa, Đầm Ô Loan ngày càng ô nhiễm nặng do hoạt động nuôi trồng quanh bờ. Mầu nước trong đầm chuyền sang màu lục khác với màu xanh trong của nước biển chỉ cách vùng bờ đầm vài trăm mét. Mật độ đi lại của thuyền đánh cá, tàu vận tải qua vùng này cũng góp phần gây ô nhiễm.
Vịnh Vũng Rô trở thành ngư trường nuôi cá mú, tôm đã lấy mất cơ hội phát triển du lịch (xem ảnh).
Saturday, October 02, 2010
Thiên đường du lịch
25-29 tháng 9, tôi cùng Kiến trúc sư Luigi Tamini của Ernesto Preatoni lên núi xuống biển ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa để tìm ra một địa điểm có thể tạo dựng nên một thiên đường du lịch sinh thái ở Việt Nam. Dưới đây là một số hình ảnh giới thiệu cùng bạn bè.
Biển lặng (Ảnh Gino)
Đôi thuyền (ảnh Gino)
Đèn biển (Ảnh Gino)
Thuyền đánh cá
Nhà thờ Mằng Lăng
Núi Chóp Chài
Câu cá
Đường làng
Ninh Vân Bay - Khánh Hòa
Sunday, September 12, 2010
Một ngày với "Bố" Ernesto Preatoni
Chúng tôi đón "Bố Già" tại phía Bắc cầu Ngân Sơn, Huyện Tuy An, Phú Yên. Bố nghỉ qua đêm ở Life Resort, Quy Nhơn. Nhân viên của Bố chê resort đó chỉ đáng hai sao. Tôi đã không trở lại đấy từ lâu lắm. Những lần trước đó tôi đều có ấn tượng tốt về resort này, đặc biệt là thiên nhiên kỳ vĩ của vùng đất nơi sinh ra nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Chúng tôi qua cầu Lò Gốm, nơi tôi đã khảo sát nền móng gần hai tháng vào khoảng năm 1983. Chiếc cầu mới đang xây dỡ dang. Tôi giới thiệu Bố và đoàn công tác đến nhà thờ Mằng Lăng, nơi cất giữ cuốn sách Việt Ngữ đầu tiên do Giám mục Alexandre Rhodes in ở Rome năm 1642. Mằng Lăng cũng là nơi cất giữ tóc của vị thánh tử đạo đầu tiên của Việt Nam người Phú Yên, Andre.
Chúng tôi thăm Ghềnh Đá Đĩa, một thắng cảnh đá phún trào núi lửa dạng cột, hình ngũ giác duy nhất chỉ có hai nơi trên thế giới: ở Phú Yên và ở Bắc Ireland. Maso, Chủ tịch Hội Thương mại Ý nhận xét, vùng đất Tuy An giống quê hương của ông bên Ý.
Bố vừa ăn hải sản vừa chất vấn về quyết định đầu tư của Công ty HBC ở Phú Yên. Bố nói xẳng giọng, kẻ cả như kiểu Giáo sư trường Chicago Business School nhận xét về học trò của ông và cũng là thầy tôi, Bill Christie ở Owen Vanderbilt. Tôi chấp nhận đẳng cấp của Bố. Chúng tôi chỉ là những gã chân quê tập tành vào nghề BĐS so với kinh nghiệm phát triển bất động sản quốc tế của Bố.
Bố vào UBND Tỉnh Phú Yên, đến ngồi trên chiếc ghế dành cho thượng khách. Bố mặc quần jean, áo thun, chỉ phát biểu một câu ngắn gọn rằng hai chục cây số dọc vùng biển Tuy An, nếu chỉ giao cho một mình Bố thì Bố mới yên tâm đầu tư. Bố cho biết, Khu Resort Coral Bay của Bố bên Ai Cập vẫn được bảo tồn nguyên vẹn vì do Bố quản lý. Những nhà đầu tư ăn theo xung quanh resort của Bố đã phá hỏng môi trường biển. Tôi biết Bố nói thật, nói là làm.
Phải chăng đây là cơ may của tôi, của Hòa Bình, của Phú Yên và của Việt Nam khi Bố quyết định đầu tư vào đây? Những gì Bố đã làm ở Coral Bay, Ai Cập khiến tôi linh cảm rằng Bố sẽ làm như thế ở Tuy An khi có cơ hội đầu tư.
Chúng tôi qua cầu Lò Gốm, nơi tôi đã khảo sát nền móng gần hai tháng vào khoảng năm 1983. Chiếc cầu mới đang xây dỡ dang. Tôi giới thiệu Bố và đoàn công tác đến nhà thờ Mằng Lăng, nơi cất giữ cuốn sách Việt Ngữ đầu tiên do Giám mục Alexandre Rhodes in ở Rome năm 1642. Mằng Lăng cũng là nơi cất giữ tóc của vị thánh tử đạo đầu tiên của Việt Nam người Phú Yên, Andre.
Chúng tôi thăm Ghềnh Đá Đĩa, một thắng cảnh đá phún trào núi lửa dạng cột, hình ngũ giác duy nhất chỉ có hai nơi trên thế giới: ở Phú Yên và ở Bắc Ireland. Maso, Chủ tịch Hội Thương mại Ý nhận xét, vùng đất Tuy An giống quê hương của ông bên Ý.
"Bố Già" - người đeo kính ở phía sau
Bố vừa ăn hải sản vừa chất vấn về quyết định đầu tư của Công ty HBC ở Phú Yên. Bố nói xẳng giọng, kẻ cả như kiểu Giáo sư trường Chicago Business School nhận xét về học trò của ông và cũng là thầy tôi, Bill Christie ở Owen Vanderbilt. Tôi chấp nhận đẳng cấp của Bố. Chúng tôi chỉ là những gã chân quê tập tành vào nghề BĐS so với kinh nghiệm phát triển bất động sản quốc tế của Bố.
Bố vào UBND Tỉnh Phú Yên, đến ngồi trên chiếc ghế dành cho thượng khách. Bố mặc quần jean, áo thun, chỉ phát biểu một câu ngắn gọn rằng hai chục cây số dọc vùng biển Tuy An, nếu chỉ giao cho một mình Bố thì Bố mới yên tâm đầu tư. Bố cho biết, Khu Resort Coral Bay của Bố bên Ai Cập vẫn được bảo tồn nguyên vẹn vì do Bố quản lý. Những nhà đầu tư ăn theo xung quanh resort của Bố đã phá hỏng môi trường biển. Tôi biết Bố nói thật, nói là làm.
Phải chăng đây là cơ may của tôi, của Hòa Bình, của Phú Yên và của Việt Nam khi Bố quyết định đầu tư vào đây? Những gì Bố đã làm ở Coral Bay, Ai Cập khiến tôi linh cảm rằng Bố sẽ làm như thế ở Tuy An khi có cơ hội đầu tư.
Centre found training thousands of MBA’s illegally
September 8, 2010 about In depth, Reports
There’s a joint training program that’s not appraised or authorized by Vietnam’s Ministry of Education and Training.
The southern office of the Centre for International Training Cooperation in HCM City
The Vietnamese partner is the Centre for International Training Cooperation (CIEC), which was established under the umbrella of the prestigious, semi-official Vietnam Study Encouragement Society (Hội Khuyến Học). The American partner is ‘Columbia Southern University’ (CSU), a for-profit distance learning institution.
CSU – what is it?
Googling reveals that CSU was established in 1993 in the US to provide online training to people who want to earn degrees but cannot take time to study at schools. CSU claims to have a current enrollment of 23,000 students and to have developed “since 2004, Learning Partnerships with hundreds of companies, cities, and police and fire organizations around the world.” It also says that it is approved to provide training at US Department of Defense expense, and that about half of its students were previously in the American armed forces.
It appears that in contrast to some foreign training institutions exposed recently by the Vietnamese press, CSU is not a total fraud. However, according to College Board, a university entrance testing organization in the US, CSU has not been recognized by any prestigious accreditation organizations in the US. Only the ‘Distance Education and Training Council (DETC)’ recognizes CSU as a distance training establishment.
In principle, people who want to study in the US for a Master of Business Administration (MBA) degree ought to score at least 600 points on the Test of English as a Foreign Language (TOEFL), have two years’ experience, get good scores on the GMAT (Graduated Management Admission Test), and have letters of recommendation from their undergraduate university professors.
CSU’s standards are considerably lower. Learners just need to have a TOEFL score of 530 or score 6.0 on the IELTS. The requirements for following the MBA training course at CSU are easier than the requirements set by an average traditional university in the US.
Although the study can help improve knowledge of learners, the degrees and certificates provided by such online training schools do not have much value. However, as will be seen, CSU had ideal conditions in Vietnam to develop its training programme.
CITC’s Role. Not revealing his identity, a Tien Phong reporter approached a representative of the Centre for International Training Cooperation (CITC), saying he wanted to register for the CSU master’s programme. Nguyen Ngoc Nha Truc of CITC told the reporter-learner that if learners cannot meet the English skills requirements, they can take a supplementary English class organized by CITC which would last three weeks and cost 1.5 million dong. After participating in that course, Truc said, the learners will be capable of joining the regular training programme.
The CSU training programme is not listed among the 121 foreign training programmes that the Ministry of Education and Training allows to operate in Vietnam.
The courses are lucrative as well as illegal
CITC says the legal basis that allows it to carry out the joint training programme is Dispatch No 8621 (September 27, 2002) of the Ministry of Education and Training.
However, Tien Phong learned that in the document, the Ministry only authorized the centre to “provide consultancy, introduce and provide information to Vietnamese learners about online training programmes of prestigious domestic and international training establishments.”
This time identifying themselves as reporters, Tien Phong staff contacted CITC’s southern office at 7 Nguyen Binh Khiem Street in HCM City. Nguyen Ba Dat, an official there, said the office only introduces training programmes and provides enrolment information to learners.
However, the incognito reporter who met Nguyen Ngoc Nha Truc, got quite different information from the centre. Learners have to enroll with CITC and pay tuition directly to the centre. Tuition for the MBA programme is $8230, which does not include the cost of textbooks, $600.
Tien Phong reports that since 2002, CITC has organized 20 training courses in both the north and south of the country for a total of 2000 learners, many of whom were staff of State agencies.
Source: Tien phong
There’s a joint training program that’s not appraised or authorized by Vietnam’s Ministry of Education and Training.
The southern office of the Centre for International Training Cooperation in HCM City
The Vietnamese partner is the Centre for International Training Cooperation (CIEC), which was established under the umbrella of the prestigious, semi-official Vietnam Study Encouragement Society (Hội Khuyến Học). The American partner is ‘Columbia Southern University’ (CSU), a for-profit distance learning institution.
CSU – what is it?
Googling reveals that CSU was established in 1993 in the US to provide online training to people who want to earn degrees but cannot take time to study at schools. CSU claims to have a current enrollment of 23,000 students and to have developed “since 2004, Learning Partnerships with hundreds of companies, cities, and police and fire organizations around the world.” It also says that it is approved to provide training at US Department of Defense expense, and that about half of its students were previously in the American armed forces.
It appears that in contrast to some foreign training institutions exposed recently by the Vietnamese press, CSU is not a total fraud. However, according to College Board, a university entrance testing organization in the US, CSU has not been recognized by any prestigious accreditation organizations in the US. Only the ‘Distance Education and Training Council (DETC)’ recognizes CSU as a distance training establishment.
In principle, people who want to study in the US for a Master of Business Administration (MBA) degree ought to score at least 600 points on the Test of English as a Foreign Language (TOEFL), have two years’ experience, get good scores on the GMAT (Graduated Management Admission Test), and have letters of recommendation from their undergraduate university professors.
CSU’s standards are considerably lower. Learners just need to have a TOEFL score of 530 or score 6.0 on the IELTS. The requirements for following the MBA training course at CSU are easier than the requirements set by an average traditional university in the US.
Although the study can help improve knowledge of learners, the degrees and certificates provided by such online training schools do not have much value. However, as will be seen, CSU had ideal conditions in Vietnam to develop its training programme.
CITC’s Role. Not revealing his identity, a Tien Phong reporter approached a representative of the Centre for International Training Cooperation (CITC), saying he wanted to register for the CSU master’s programme. Nguyen Ngoc Nha Truc of CITC told the reporter-learner that if learners cannot meet the English skills requirements, they can take a supplementary English class organized by CITC which would last three weeks and cost 1.5 million dong. After participating in that course, Truc said, the learners will be capable of joining the regular training programme.
The CSU training programme is not listed among the 121 foreign training programmes that the Ministry of Education and Training allows to operate in Vietnam.
The courses are lucrative as well as illegal
CITC says the legal basis that allows it to carry out the joint training programme is Dispatch No 8621 (September 27, 2002) of the Ministry of Education and Training.
However, Tien Phong learned that in the document, the Ministry only authorized the centre to “provide consultancy, introduce and provide information to Vietnamese learners about online training programmes of prestigious domestic and international training establishments.”
This time identifying themselves as reporters, Tien Phong staff contacted CITC’s southern office at 7 Nguyen Binh Khiem Street in HCM City. Nguyen Ba Dat, an official there, said the office only introduces training programmes and provides enrolment information to learners.
However, the incognito reporter who met Nguyen Ngoc Nha Truc, got quite different information from the centre. Learners have to enroll with CITC and pay tuition directly to the centre. Tuition for the MBA programme is $8230, which does not include the cost of textbooks, $600.
Tien Phong reports that since 2002, CITC has organized 20 training courses in both the north and south of the country for a total of 2000 learners, many of whom were staff of State agencies.
Source: Tien phong
Saturday, August 28, 2010
Chuyện của Hùng
Hùng ra đi đột ngột tuần rồi. Hùng và tôi nhận học bổng Fulbright sang Mỹ du học vào năm 1994. Tuy vậy, chúng tôi chỉ gặp nhau sau khi tốt nghiệp về nước. Năm 1999 tôi gia nhập TLSQ Mỹ, Hùng công tác ở Trung tâm Thông tin Tư liệu và Trung tâm Học liệu Đại học Đà Nẵng. Từ đó đến tháng Sáu năm 2010, Hùng và tôi vừa là bạn vửa là đối tác.
Điểm tương đồng của chúng tôi khi làm việc với nhau là nỗ lực thực hiện những gì mình đã được học và được đối xử khi còn trong các trường đại học ở Mỹ. Tâm thế đó khiến Hùng trở thành một nhà quản lý luôn coi trọng tri thức của nhân viên và đề cao tinh thần phục vụ trong hoạt động thư viện. Sau hơn mười năm công tác, Trung tâm Tư liệu Đại học Đà Nẵng trở thành một điểm tham quan học hỏi của ngành thư viện trong cả nước. Thư viện có kho sách mở (open stack) và ứng dụng phần mềm quản lý sách có lẽ được áp dụng khá sớm tại Trung tâm của Hùng so với nhiều trường đại học trên cả nước. Điều đáng nói là, nhờ có sự giúp đỡ cuả Hùng và lãnh đạo ĐH Đà Nẵng, duy nhất ở Trung tâm của Hùng tồn tại Góc Nghiên cứu Việt Nam - Hoa Kỳ.
Góc nước Mỹ (American Corner) được tôi giới thiệu và Hùng đổi tên thành Góc Thư viện Hoa Kỳ. Sau khi bị "phát hiện", phải thuận theo Bộ Văn hóa, rồi được đổi tên thành Góc Nghiên cứu Việt Nam - Hoa Kỳ. Nếu Hùng và tôi không có những lãnh đạo dám chịu rủi ro như Hiệu trưởng Phan Quang Xưng, Tham tán Văn hóa Robert Ogburn và TLS Emy Yamauchi, chúng tôi cũng chẳng làm được gì trong bối cảnh ngoại giao hai nước Việt Mỹ còn ở trong giai đoạn chưa thật sự thân thiện.
Đại học Đà Nẵng và quê hương nơi Hùng sinh ra và lớn lên thật có duyên nợ với Hùng nhiều lắm. Với tấm bằng thạc sĩ về quản lý công nghệ, Hùng xếp lại để học thêm thạc sĩ thư viện. Học xong, được đề bạt giám đốc không bao lâu thì mất. Hùng ra đi là một mất mát lớn cho những người thân và bạn bè ở lại. Bản thân anh đã hy sinh cho họ thật nhiều. Giờ đây anh không còn gì để cho nữa ngoài xác thân gửi lại trong lòng đất mẹ bao dung.
Điểm tương đồng của chúng tôi khi làm việc với nhau là nỗ lực thực hiện những gì mình đã được học và được đối xử khi còn trong các trường đại học ở Mỹ. Tâm thế đó khiến Hùng trở thành một nhà quản lý luôn coi trọng tri thức của nhân viên và đề cao tinh thần phục vụ trong hoạt động thư viện. Sau hơn mười năm công tác, Trung tâm Tư liệu Đại học Đà Nẵng trở thành một điểm tham quan học hỏi của ngành thư viện trong cả nước. Thư viện có kho sách mở (open stack) và ứng dụng phần mềm quản lý sách có lẽ được áp dụng khá sớm tại Trung tâm của Hùng so với nhiều trường đại học trên cả nước. Điều đáng nói là, nhờ có sự giúp đỡ cuả Hùng và lãnh đạo ĐH Đà Nẵng, duy nhất ở Trung tâm của Hùng tồn tại Góc Nghiên cứu Việt Nam - Hoa Kỳ.
Góc nước Mỹ (American Corner) được tôi giới thiệu và Hùng đổi tên thành Góc Thư viện Hoa Kỳ. Sau khi bị "phát hiện", phải thuận theo Bộ Văn hóa, rồi được đổi tên thành Góc Nghiên cứu Việt Nam - Hoa Kỳ. Nếu Hùng và tôi không có những lãnh đạo dám chịu rủi ro như Hiệu trưởng Phan Quang Xưng, Tham tán Văn hóa Robert Ogburn và TLS Emy Yamauchi, chúng tôi cũng chẳng làm được gì trong bối cảnh ngoại giao hai nước Việt Mỹ còn ở trong giai đoạn chưa thật sự thân thiện.
Đại học Đà Nẵng và quê hương nơi Hùng sinh ra và lớn lên thật có duyên nợ với Hùng nhiều lắm. Với tấm bằng thạc sĩ về quản lý công nghệ, Hùng xếp lại để học thêm thạc sĩ thư viện. Học xong, được đề bạt giám đốc không bao lâu thì mất. Hùng ra đi là một mất mát lớn cho những người thân và bạn bè ở lại. Bản thân anh đã hy sinh cho họ thật nhiều. Giờ đây anh không còn gì để cho nữa ngoài xác thân gửi lại trong lòng đất mẹ bao dung.
Monday, July 26, 2010
Diễn văn của Steve Jobs người sáng lập Cty Máy tính Apple
Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới.
Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học. Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học.
Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu chuyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu chuyện.
Câu chuyện thứ nhất là về việc kết nối những dấu chấm (Connecting the dots – nối những dấu chấm từ hàng vạn cái chấm hỗn độn - để thấy con đường mình sẽ phải đi)
Tôi đã bỏ học chỉ sau sáu tháng theo học trường cao đẳng Reed, tôi lưu lại đó tạm thời trong vòng 18 tháng nữa trước khi tôi chính thức rời trường Reed. Tại sao tôi lại bỏ học?
Tôi đã bắt đầu điều đó khi tôi mới được sinh ra. Mẹ ruột của tôi là một nữ sinh viên trẻ, độc thân và bà đã quyết định cho tôi đi làm con nuôi. Bà thực sự muốn tôi được làm con nuôi của những người đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, tất cả mọi chuyện đã được sắp đặt để tôi trở thành con nuôi của một cặp vợ chồng luật sư.
Tuy nhiên, tất cả chuyện đó đã bị thay đổi ở phút cuối cùng khi tôi vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã đổi ý và muốn nhận một đứa bé gái làm con nuôi chứ không phải tôi.
Chính vì thế, bố mẹ nuôi của tôi hiện giờ đã nhận được một cú điện thoại vào lúc nửa đêm hỏi có muốn nhận tôi, một đứa bé trai được sinh ra không mong đợi, làm con nuôi hay không. Bố mẹ tôi đã trả lời rằng tất nhiên rồi. Tuy nhiên, sau đó, mẹ ruột của tôi biết được mẹ nuôi tương lai của tôi chưa tốt nghiệp đại học và bố nuôi của tôi chưa tốt nghiệp trung học, bà đã từ chối ký vào giấy tờ giao nhận con nuôi. Một vài tháng sau bà mới đồng ý khi bố mẹ nuôi của tôi hứa sẽ cho tôi đi học đại học.
17 năm sau, tôi cũng vào đại học, nhưng tôi đã rất ngây thơ khi chọn một trường đại học danh giá ngang hàng với Stanford. Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi đã phải dành để đóng học phí cho tôi.
Sau sáu tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi đã tiêu tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học.
Vì vậy tôi đã quyết định bỏ học và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi. Tại thời điểm đó, mọi việc dường như có vẻ rất khó khăn nhưng khi nhìn lại, tôi lại thấy rằng đó là một quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút mà tôi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà tôi không hề thích, thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ như thú vị hơn rất nhiều.
Mọi chuyện không diễn ra nhẹ nhàng một chút nào. Tôi không có phòng trọ vì thế, tôi phải ngủ nhờ dưới sàn nhà trong phòng trọ của các bạn tôi. Tôi kiếm tiền mua đồ ăn bằng 5$ tiền công trả lại các chai Coca-cola và mối tuần tôi đi bộ 7 dặm qua phía bên kia thành phố để có được một bữa ăn ngon ở trại Hare Krishna. Tôi rất thích những món ăn ở đó.
Sau này, tôi mới biết được rằng những gì mà tôi đã phải trải qua khi cố gắng theo đuổi niềm đam mê của mình là vô giá. Tôi sẽ lấy một ví dụ cho các bạn:
Có lẽ ở thời điểm đó, trường Reed là trường duy nhất của cả nước giới thiệu nghệ thuật viết chữ đẹp. Ở tất các các khu học xá, tất cả các poster, tiêu đề của tất cả các tranh vẽ đều được viết tay rất đẹp.
Vì tôi đã thôi học và không phải tham gia vào những khóa học bắt buộc thông thường nên tôi đã quyết định tham gia khóa học nghệ thuật viết chữ đẹp. Tôi học cách viết các chữ có nét ở chân, những biến đổi về khoảng cách giữa các nét chữ, học cách trình bầy một bản in lớn sao cho đẹp. Tôi nhận thấy rằng đây là một môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử và đẹp một cách tinh vi mà khoa học không thể làm được.
Những thứ đó dường như chẳng có ý nghĩa thực tế gì cho cuộc sống của tôi. Tuy nhiên, 10 năm sau này, khi chúng tôi đang thiết kế thế hệ đầu tiền của máy tính Machintosh, tất cả những điều đó dường như lại trở lại với tôi và chúng tôi đã thiết kế để cài đặt tất cả những mẫu chữ đó vào máy tính, Machintosh là máy tính đầu tiên có những mẫu chữ nghệ thuật rất đẹp. Nếu như tôi không tham gia vào khóa học đó ở trường thì Mac sẽ chẳng bao giờ có nhiều phông chữ như vậy.
Kể từ khi Windows copy những mẫu chữ đó của Mac thì không có một máy tính cá nhân nào không có những phông chữ đó. Nếu tôi không bỏ học và không tham gia vào khóa học viết chữ đẹp thì tất cả các máy tính cá nhân bây giờ có thể chẳng có được chúng.
Tất nhiên là khi tôi đang ở trường đại học thì tôi không thể kết nối những điểm mốc đó khi nó còn đang ở tương lai phía trước. Nhưng 10 năm sau thì những điều đó rất, rất rõ ràng.
Một lần nữa tôi muốn nói với các bạn rằng, chúng ta không thể biết những điểm mốc có nối kết với nhau trong tương lai không, các bạn chỉ có thể biết những điều đó khi nhìn lại mà thôi. Vì thế, các bạn hãy tin tưởng
rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn.
rằng, theo một cách nào nó, những điểm mốc sẽ nối kết với nhau trong tương lai của bạn.
Các bạn cũng cần phải tin vào một số thứ khác như: sự quyết tâm, vận mệnh, cuộc sống, nhân quả hoặc bất cứ cái gì. Phương pháp đó chưa bao giờ làm tôi thất vọng và nó đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của tôi.
Câu chuyện thứ hai của tôi là về tình yêu và sự mất mát.
Tôi đã rất may mắn khi tôi đã muốn bắt đầu làm việc từ rất sớm. Woz và tôi đã bắt đầu những trang đầu tiên cho lịch sử của Apple trong gara của bố mẹ tôi khi tôi mới 20 tuổi.
Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ để sau 10 năm, từ chỗ chỉ có 2 người, trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với hơn 4000 nhân viên. Một năm trước đây, chúng tôi vừa mới sáng tạo đầu tiên của mình, máy tính Macintosh và tôi vừa mới bước sang tuổi 30. Sau đó, tôi bị sa thải.
Làm sao mà bạn lại có thể bị sa thải bởi một công ty mà bạn đã sáng lập ra nó ? Oh, khi mà Apple đã phát triển lớn hơn, tôi đã thuê một người mà tôi đánh giá là có khả năng cùng tôi lãnh đạo công ty. Khoảng một năm gì đó, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng sau đó, quan điểm của chúng tôi về tương lai bắt đầu khác nhau, thậm chí chúng tôi còn trở nên bất hòa. Khi có mối bất hòa đó xẩy ra giữa chúng tôi, hội đồng quản trị đã đứng về phía anh ta, và tôi, ở tuổi 30, đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.
Trong một vài tháng, tôi đã thực sự chẳng biết phải làm cái gì. Tôi cảm giác rằng mình đã làm cho những thế hệ đi trước tôi thất vọng và rằng tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó đã được chuyền đến tay tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi cho việc cư xử không hay của mình.
Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí, tôi đã có ý định bỏ cuộc. Nhưng có một cái gì đó bắt đầu chậm chậm sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xẩy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì thế, tôi đã quyết định bắt đầu lại.
Ngay lúc đó tôi không nhận thấy, nhưng sau này, tôi mới biết rằng việc tôi bị Apple sa thải hóa ra lại là một việc tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Gánh nặng của sự thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của sự bắt đầu mới tuy không có điều gì chắc chắn. Tôi đã để cho mình tự do bước vào một quãng đời đầy những sáng tạo của cuộc đời mình.
Trong khoảng 5 năm sau đó, tôi đã bắt đầu xây dựng công ty NeXT và một công ty khác tên là Pixar.
Tôi gặp và đã yêu một người phụ nữ tuyệt vời, chính là vợ tôi sau này.Pixar đã sáng tạo ra phim truyện hoạt hình máy tính đầu tiên trên thế giới, câu chuyện đồ chơi. Hiện tại, nó đã trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới.
Một sự kiện thay đổi đáng ghi nhớ đã xẩy ra khi Apple mua NeXT, tôi trở lại Apple, những kỹ thuật mà NeXT đã phát triển trở thành nguồn sinh khí cho thời kỳ phục hồi của Apple.
Tôi và Laurene cũng có một gia đình hạnh phúc.
Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả những điều đó sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là một viên thuốc đắng nhưng tôi chắc bệnh nhân sẽ rất cần đến nó.
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý.
Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm.
Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm
tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.
Câu chuyện thứ ba của tôi là về cái chết.
Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu châm ngôn như sau: Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của cuộc đời mình, một ngày nào đó bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng bạn đã đúng. Câu châm ngôn đó đã để lại ấn tượng rất sâu trong tôi và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: nếu ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm gì và tôi chuẩn bị làm gì hôm nay?
Và nếu trong nhiều ngày, câu trả lời vẫn là “không” thì tôi biết, tôi cần phải thay đổi điều gì đó.
Suy nghĩ rằng mình sắp chết chính là điều quan trọng đã động viên tôi tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều từ sự kỳ vọng của mọi người vào bạn, tất cả mọi niềm tự hào cho đến nỗi sợ phải đổi mặt với sự xấu hổ hay thất bại, tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đổi mặt với cái chết.
Khi đó, chỉ còn lại điều gì thực sự quan trọng.Ý nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với cái chết, khi chúng ta sắp chẳng còn gì nữa, là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi việc chúng ta cảm thấy sợ hãi khi sắp đánh mất đi thứ gì đó. Chẳng có lý do gì để bạn không lắng nghe sự mách bảo của trái tim mình.
Khoảng một năm trước đây tôi đã bị chẩn đoán là bị ung thư. Tôi đã chụp cắt lớp lúc 7:30 sáng và trên phim hiện rõ ràng một khối u trong tuyến tụy. Thậm chí tôi chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Các bác sỹ nói với tôi rằng đây là một dạng của ung thư và bệnh này không chữa được, rằng tôi nên chuẩn bị tinh thần mình sẽ chỉ sống được từ 3 đến 6 tháng nữa thôi.
Bác sỹ của tôi khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại các công việc của mình, đó là cách họ nói khi khuyên bệnh nhân chuẩn bị cho cái chết.
Điều đó có nghĩa là hãy về và sử dụng mấy tháng còn lại để nói với các con bạn những gì mà bạn dự định sẽ nói với chúng trong khoảng mười năm tới. Điều đó cũng có nghĩa là hãy cố gắng kín đáo để gia đình bạn có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là bạn hãy nói lời vĩnh biệt.
Tất cả mọi ngày tôi đều sống với sự chẩn đoán đó. Sau đó, vào một buổi tối, tôi tiến hành kiểm tra sinh thiết, họ đút một cái ống qua cổ họng tôi, luồn sâu xuống dạ dày, sâu xuống ruột, ấn một cái kim vào tuyến tụy của tôi để lấy mẫu một số tế bào của khối u.
Khi đó, tôi rất bình thản, nhưng vợ tôi, người có mặt lúc đó đã kể với tôi rằng khi các bác sỹ phân tích những tế bào đó dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện ra rằng đây là một trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng cách phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là cảm giác mà tôi đã có khi phải đối mặt với cái chết và tôi cũng hy vọng tôi sẽ còn cái cảm giác đó một vài thập kỹ nữa. Khi đã từng trải qua điều đó, tôi có thể nói với các bạn một cách chắn chắn hơn là chỉ đơn thuần nhắc đến cái chết như là một điều hữu ích nhưng chỉ hoàn toàn là một nội dung mang tính trí tuệ mà thôi.
Không ai muốn chết. Thâm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết chỉ vì muốn được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ.
Tôi xin lỗi vì có vẻ như tôi hơi xúc động nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đứng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng nhốt mình trong những tín điều nào đó, sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.
Điều quan trọng nhất là bạn hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Những điều khác chỉ là thứ yếu.
Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách kỳ lạ được xuất bản với cái tên Cẩm nang toàn thế giới, cuốn sách này giống như kinh thánh của thế hệ chúng tôi. Người sáng tạo ra cuốn sách này là Steward Brand, một nghiên cứu sinh ở Menlo Park , cách đây không xa. Anh ta đã tạo ra nó bằng cảm giác đầy tính thi sỹ của mình. Thời điểm đó là vào cuối thập kỷ 60, trước khi có máy tính cá nhân và máy tính sách tay. Tất cả cuốn sách được đánh bằng máy chữ, cắt bằng kéo và bằng máy ảnh. Nó giống như trang Google trên giấy vậy, 35
năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.
năm trước khi có trang Google. Nó thực sự mang tính duy tâm, được tạo ra từ những công cụ tinh xảo và những ý tưởng vĩ đại.
Steward và các đồng sự của ông đã xuất bản một số tập của Cẩm nang toàn thế giới và sau đó, họ xuất bản tập cuối cùng.
Thời gian đó vào khoảng giữa những năm 70 và tôi chỉ bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở trang bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường vùng nông thôn trong ánh bình minh, điều mà bạn có thể tìm thấy sự an bình nếu bạn là người ưa mạo hiểm. Bên dưới tấm ảnh có dòng chữ: “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“
Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ”. Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình.
Ngày hôm nay, các bạn đã tốt nghiệp và chuẩn bị bước vào con đường mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Steve Jobs
Sunday, July 11, 2010
Trí tuệ Harvard
Thật thú vị khi bạn có những người bạn đã tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard. Chỉ trong 30' thảo luận ba lựa chọn về phát triển nghề nghiệp trong tương lai của tôi, L đã cho ra một giải pháp thật bất ngờ và đầy thuyết phục. Tôi chấp nhận lựa chọn ấy.
Thế mới biết câu nói của người xưa, "Giàu vì bạn, sang vì vợ." Tôi đã thấm thía chữ "giàu" này gần một tháng qua và nhận ra bản thân đã hiểu quá nông cạn về câu nói ấy.
Thật ra, tổ tiên ta không chỉ đề cập đến giàu tiền bạc vì tiền bạc cho chính mỗi người làm ra. "Giàu vì bạn" ở đây ám chỉ khi ta sống tốt và hết mình vì bạn, họ sẽ hiểu và giúp cho ta các giải pháp, lời khuyên, cách ứng xử khi cần thiết giúp chúng ta có các lựa chọn sáng suốt khả dĩ gặt hái thành công trong cuộc sống tương lai.
Xin cảm ơn Lộc, Chung, Sơn, Mỹ... các bạn là những người bạn tốt.
Thế mới biết câu nói của người xưa, "Giàu vì bạn, sang vì vợ." Tôi đã thấm thía chữ "giàu" này gần một tháng qua và nhận ra bản thân đã hiểu quá nông cạn về câu nói ấy.
Thật ra, tổ tiên ta không chỉ đề cập đến giàu tiền bạc vì tiền bạc cho chính mỗi người làm ra. "Giàu vì bạn" ở đây ám chỉ khi ta sống tốt và hết mình vì bạn, họ sẽ hiểu và giúp cho ta các giải pháp, lời khuyên, cách ứng xử khi cần thiết giúp chúng ta có các lựa chọn sáng suốt khả dĩ gặt hái thành công trong cuộc sống tương lai.
Xin cảm ơn Lộc, Chung, Sơn, Mỹ... các bạn là những người bạn tốt.
Monday, June 28, 2010
Triết lý làm quan
TRIẾT LÝ LÀM QUAN
Bên Tàu có hai quân sư nổi tiếng, ai đọc huyền sử Trung Quốc đều biết đó là Tôn Vũ và Khổng Minh. Hai quân sư có cách hành xử khác biệt.
Truyện Tam Quốc mô tả Lưu Bị phải ba lần đến mời, Khổng Minh mới chấp nhận về làm quân sư. Qua câu chuyện này, nhiều người ca ngợi Lưu Bị là người biết tôn sư trọng đạo chiêu mộ nhân tài. Câu chuyện này cũng góp phần tô điểm cho tài danh của Khổng Minh. Hẵn là người tài năng lỗi lạc mới được chiếu cố đặc biệt như thế. Ngoài ra, theo dõi những chiến công của Lưu Bị sau khi có Khổng Minh về giúp thấy việc cầu hiền tài của Lưu Bị quả không phí chút nào. Khổng Minh đã phục vụ Lưu Bị cho đến lúc tàn hơi.
Còn Tôn Vũ, sống vào thời Xuân Thu chiến quốc lại có ứng xử hoàn toàn khác Khổng Minh. Ông nhận lời ngay về giúp cho nhà Ngô sau khi Ngũ Viên thay vua Ngô đến mời. Về kinh thành không bao lâu đã ra lệnh chém hai ái vương của vua Ngô vì họ không chấp hành quân lệnh. Chinh phục nước Sở mang về cho nhà Ngô xong lại xin từ quan về quê ẩn dật. Vàng bạc vua Ngô tặng đem phát hết cho dân nghèo rồi biệt tích trên chốn giang hồ. Tôn Vũ ra đi để lại 10 sách lược quân sự nhưng ngày nay vẫn áp dụng rất phù hợp trong kinh doanh để đối phó với chuyện cạnh tranh trên thương trường.
1. Thủ lợi: Lấy lợi để thúc đẩy nhân viên làm việc. Lấy lợi để chinh phục đối thủ cạnh tranh.
2. Kế hoạch: Phải có kế hoạch chu đáo, bí mật cả trong ngắn hạn và dài hạn.
3. Tiên liệu: Phải thu thập và phân tích thông tin để dự đoán chiêu thức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh và có kế hoạch đối phó.
4. Thần tốc: Khi đã tính toán kỹ lưỡng, cần đánh nhanh rút gọn.
5. Tự tin: Giữ vững tinh thần đoàn kết, tự tin và quyết thắng. Không thắng thì hòa chứ không được thua ngược.
6. Bảo mật: Tìm cách không cho đối thủ cạnh tranh biết được năng lực của mình.
7. Chủ động: Nắm thế chủ động, buột đối thủ cạnh tranh phải chống đỡ theo ý đồ của ta.
8. Bảo toàn: Tránh mất nhân viên trong mọi tình huống.
9. Tự nhiên: Biết vận dụng các yếu tố thiên thời-địa lợi-nhân hòa một cách hợp lý.
10. Linh hoạt: Biết biến hóa, lúc công, lúc thủ để đối thủ cạnh tranh không biết được thực lực của mình.
Vì sao Tôn Vũ lại nhanh chóng nhận lời làm tướng cho vua Ngô? Nếu quan sát hành xử của ông sau khi thắng quân Sở ta có thể đoán, tham gia quan trường là cơ hội để Tôn Vũ áp dụng lý thuyết quân sự của mình. Khi đã ứng dụng thành công, ông không có lý do gì để nấn ná ở chốn quan trường hưởng lộc. Vì thế, ông đã ra đi.
Tôi mới gặp một người như thế ở Việt Nam là anh H.Đ. H. Anh H. cùng học Đại học Vanderbilt với tôi bên Mỹ, nhưng học trước tôi một năm. Anh đã từ bỏ chức Giám đốc Holt International Việt Nam ở Hà Nội về Sài Gòn dạy học. Anh nói, "Công việc của mình đã qua 10 năm, tất cả đã trở nên quen thuộc. Mỗi sáng mình đến cơ quan, chiều lại về. Đầu óc không có gì phải suy nghĩ. Mình có cảm giác như đang sử dụng uy tín, kinh nghiệm để hưởng lợi của tổ chức. Mình phải ra đi để tổ chức có thay đổi và bản thân mình cũng thay đổi. Vì thế, mình quyết định xin nghỉ."
H. đã học các sách lược kinh doanh từ một trường nổi tiếng ở Mỹ. Về nước, anh đem sở học của mình ứng dụng thành công trong quản trị một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. 10 năm đã qua, giờ đây, cũng như Tôn Vũ, anh lại đi trên con đường mới. Tôi không dám so sánh H với bậc vĩ nhân như Tôn Vũ, nhưng ước gì ở nước ta có những cán bộ quản lý đầy sĩ khí, mạnh mẽ trong cách nghĩ cách làm như thế để thế hệ trẻ hơn có thêm cơ hội thử thách chính mình!
Bên Tàu có hai quân sư nổi tiếng, ai đọc huyền sử Trung Quốc đều biết đó là Tôn Vũ và Khổng Minh. Hai quân sư có cách hành xử khác biệt.
Truyện Tam Quốc mô tả Lưu Bị phải ba lần đến mời, Khổng Minh mới chấp nhận về làm quân sư. Qua câu chuyện này, nhiều người ca ngợi Lưu Bị là người biết tôn sư trọng đạo chiêu mộ nhân tài. Câu chuyện này cũng góp phần tô điểm cho tài danh của Khổng Minh. Hẵn là người tài năng lỗi lạc mới được chiếu cố đặc biệt như thế. Ngoài ra, theo dõi những chiến công của Lưu Bị sau khi có Khổng Minh về giúp thấy việc cầu hiền tài của Lưu Bị quả không phí chút nào. Khổng Minh đã phục vụ Lưu Bị cho đến lúc tàn hơi.
Còn Tôn Vũ, sống vào thời Xuân Thu chiến quốc lại có ứng xử hoàn toàn khác Khổng Minh. Ông nhận lời ngay về giúp cho nhà Ngô sau khi Ngũ Viên thay vua Ngô đến mời. Về kinh thành không bao lâu đã ra lệnh chém hai ái vương của vua Ngô vì họ không chấp hành quân lệnh. Chinh phục nước Sở mang về cho nhà Ngô xong lại xin từ quan về quê ẩn dật. Vàng bạc vua Ngô tặng đem phát hết cho dân nghèo rồi biệt tích trên chốn giang hồ. Tôn Vũ ra đi để lại 10 sách lược quân sự nhưng ngày nay vẫn áp dụng rất phù hợp trong kinh doanh để đối phó với chuyện cạnh tranh trên thương trường.
10 nguyên tắc của Tôn Vũ ứng dụng trong kinh doanh
1. Thủ lợi: Lấy lợi để thúc đẩy nhân viên làm việc. Lấy lợi để chinh phục đối thủ cạnh tranh.
2. Kế hoạch: Phải có kế hoạch chu đáo, bí mật cả trong ngắn hạn và dài hạn.
3. Tiên liệu: Phải thu thập và phân tích thông tin để dự đoán chiêu thức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh và có kế hoạch đối phó.
4. Thần tốc: Khi đã tính toán kỹ lưỡng, cần đánh nhanh rút gọn.
5. Tự tin: Giữ vững tinh thần đoàn kết, tự tin và quyết thắng. Không thắng thì hòa chứ không được thua ngược.
6. Bảo mật: Tìm cách không cho đối thủ cạnh tranh biết được năng lực của mình.
7. Chủ động: Nắm thế chủ động, buột đối thủ cạnh tranh phải chống đỡ theo ý đồ của ta.
8. Bảo toàn: Tránh mất nhân viên trong mọi tình huống.
9. Tự nhiên: Biết vận dụng các yếu tố thiên thời-địa lợi-nhân hòa một cách hợp lý.
10. Linh hoạt: Biết biến hóa, lúc công, lúc thủ để đối thủ cạnh tranh không biết được thực lực của mình.
Vì sao Tôn Vũ lại nhanh chóng nhận lời làm tướng cho vua Ngô? Nếu quan sát hành xử của ông sau khi thắng quân Sở ta có thể đoán, tham gia quan trường là cơ hội để Tôn Vũ áp dụng lý thuyết quân sự của mình. Khi đã ứng dụng thành công, ông không có lý do gì để nấn ná ở chốn quan trường hưởng lộc. Vì thế, ông đã ra đi.
Tôi mới gặp một người như thế ở Việt Nam là anh H.Đ. H. Anh H. cùng học Đại học Vanderbilt với tôi bên Mỹ, nhưng học trước tôi một năm. Anh đã từ bỏ chức Giám đốc Holt International Việt Nam ở Hà Nội về Sài Gòn dạy học. Anh nói, "Công việc của mình đã qua 10 năm, tất cả đã trở nên quen thuộc. Mỗi sáng mình đến cơ quan, chiều lại về. Đầu óc không có gì phải suy nghĩ. Mình có cảm giác như đang sử dụng uy tín, kinh nghiệm để hưởng lợi của tổ chức. Mình phải ra đi để tổ chức có thay đổi và bản thân mình cũng thay đổi. Vì thế, mình quyết định xin nghỉ."
H. đã học các sách lược kinh doanh từ một trường nổi tiếng ở Mỹ. Về nước, anh đem sở học của mình ứng dụng thành công trong quản trị một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. 10 năm đã qua, giờ đây, cũng như Tôn Vũ, anh lại đi trên con đường mới. Tôi không dám so sánh H với bậc vĩ nhân như Tôn Vũ, nhưng ước gì ở nước ta có những cán bộ quản lý đầy sĩ khí, mạnh mẽ trong cách nghĩ cách làm như thế để thế hệ trẻ hơn có thêm cơ hội thử thách chính mình!
Wednesday, May 26, 2010
Suy gẫm về Angkor
Thăm Angkor Wat khiến tôi suy nghĩ nhiều về lịch sử văn minh của nhân loại. Không có máy móc thiết bị, dụng cụ đo đạc, không có các lý thuyết về tổ chức quản lý nhân công, làm thế nào các triều đại Khmer xưa có thể kiến tạo nên những công trình có đường nét kỹ và mỹ thuật tinh xảo đến thế.
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi có thể kết luận, công trình Angkor Wat sở dĩ có thể tạo dựng là do niềm tin của con người vào tôn giáo. Các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đưa đạo Hindu đến Cambodia, tiếp theo là đạo Phật thông qua con đường giao thương bằng đường biển và đường sông.
Không thể sử dụng quyền lực để tạo nên những nét vẽ trên đá điêu luyện như đã khắc họa ở Angkor. Chỉ có đức tin mới giúp con người tạo ra nó. Có thể đế chế Khmer cổ do người có gốc đến từ Ấn Độ xâm chiếm và tạo dựng nên. Về sau, do chiến tranh với các bộ tộc khác đến từ Thái Lan hay Champa, đế chế này bị thất bại và bị dẹp bỏ.
Ngoài ra, có thể do thay đổi thời tiết, thay đổi dòng chảy, canh tác nông nghiệp và đi lại bằng thuyền không còn thích hợp khiến người Khmer phải dời nơi sinh sống về phía hạ lưu sông Mekong ngày nay. Vì thế, Angkor đã bị lãng quên.
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi có thể kết luận, công trình Angkor Wat sở dĩ có thể tạo dựng là do niềm tin của con người vào tôn giáo. Các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đưa đạo Hindu đến Cambodia, tiếp theo là đạo Phật thông qua con đường giao thương bằng đường biển và đường sông.
Không thể sử dụng quyền lực để tạo nên những nét vẽ trên đá điêu luyện như đã khắc họa ở Angkor. Chỉ có đức tin mới giúp con người tạo ra nó. Có thể đế chế Khmer cổ do người có gốc đến từ Ấn Độ xâm chiếm và tạo dựng nên. Về sau, do chiến tranh với các bộ tộc khác đến từ Thái Lan hay Champa, đế chế này bị thất bại và bị dẹp bỏ.
Ngoài ra, có thể do thay đổi thời tiết, thay đổi dòng chảy, canh tác nông nghiệp và đi lại bằng thuyền không còn thích hợp khiến người Khmer phải dời nơi sinh sống về phía hạ lưu sông Mekong ngày nay. Vì thế, Angkor đã bị lãng quên.
Tuesday, May 25, 2010
Văn hóa cư xử
Sống giữa hai luồng văn hóa Việt - Mỹ, tôi có nhiều khám phá và trải nghiệm sự khác biệt trong cách cư xử. Xin chia sẻ với các bạn những mẫu chuyện sau đây về sự khác biệt ấy.
1. Lúc còn học ở Đại học Vanderbilt, tôi cùng một anh bạn Mỹ nhận làm một đề án cuối khóa thay vì thi tốt nghiệp. Đề án này sẽ được trình bày trước lớp, được giáo sư cho điểm thông qua cách trình bày, trả lời các câu hỏi của các bạn sinh viên khác.
Chúng tôi đã thức khá nhiều đêm ở thư viện, tranh thủ ăn trưa, ăn tối chung để triển khai. Trung thực mà nói, khi đụng đến viết lách, phát biểu, người bạn Mỹ tham gia có phần trội hơn tôi nhiều do có lợi thế về ngôn ngữ. Hơn nữa, ngoài môn học này, tôi còn lấy thêm bốn môn khác nên chương trình rất nặng. Biết rằng mình được hưởng lợi từ công lao của bạn, tôi thầm nghĩ, thi xong học kỳ sẽ mời anh ta một bữa ăn.
Tuy vậy, sau khi thi học kỳ, mọi người ai về nhà nấy. Anh bạn của tôi cũng đi đâu mất. Học kỳ sau, khi gặp lại, anh ta và tôi lại tất bật, khi gặp nhau trong trường chỉ chào nhau một tiếng đơn giản, "Hi" là xong. Tôi luôn nghĩ mình còn nợ anh ta cái gì đó. Còn anh ta, tôi chỉ đọc được trên khuôn mặt ấy dầu hiệu như người Việt thường nói, "Hết xôi, rồi việc."
2. Có một người bạn Việt Nam sang Mỹ thăm gia đình. Tôi gửi thư báo cho một người bạn Mỹ. Anh này đề nghị sắp xếp cho bạn tôi đi thăm một cơ sở nghiện cứu. Anh cũng không quên gửi email nhắc ký hợp đồng, tính phí rồi mới triển khai. Nếu tôi không nhắc nhỡ, chắc chắn anh bạn Việt Nam và Mỹ đều sẽ giận tôi. Anh bạn Việt Nam sẽ nghĩ, "Bạn bè gì mà kỳ thế, đi chơi mà cũng tính tiền thời gian?" Còn nếu không nhận được tiền, anh bạn Mỹ sẽ thắc mắc, "Thời gian là tiền bạc, vậy tiền của tôi đâu?"
còn tiếp...
1. Lúc còn học ở Đại học Vanderbilt, tôi cùng một anh bạn Mỹ nhận làm một đề án cuối khóa thay vì thi tốt nghiệp. Đề án này sẽ được trình bày trước lớp, được giáo sư cho điểm thông qua cách trình bày, trả lời các câu hỏi của các bạn sinh viên khác.
Chúng tôi đã thức khá nhiều đêm ở thư viện, tranh thủ ăn trưa, ăn tối chung để triển khai. Trung thực mà nói, khi đụng đến viết lách, phát biểu, người bạn Mỹ tham gia có phần trội hơn tôi nhiều do có lợi thế về ngôn ngữ. Hơn nữa, ngoài môn học này, tôi còn lấy thêm bốn môn khác nên chương trình rất nặng. Biết rằng mình được hưởng lợi từ công lao của bạn, tôi thầm nghĩ, thi xong học kỳ sẽ mời anh ta một bữa ăn.
Tuy vậy, sau khi thi học kỳ, mọi người ai về nhà nấy. Anh bạn của tôi cũng đi đâu mất. Học kỳ sau, khi gặp lại, anh ta và tôi lại tất bật, khi gặp nhau trong trường chỉ chào nhau một tiếng đơn giản, "Hi" là xong. Tôi luôn nghĩ mình còn nợ anh ta cái gì đó. Còn anh ta, tôi chỉ đọc được trên khuôn mặt ấy dầu hiệu như người Việt thường nói, "Hết xôi, rồi việc."
2. Có một người bạn Việt Nam sang Mỹ thăm gia đình. Tôi gửi thư báo cho một người bạn Mỹ. Anh này đề nghị sắp xếp cho bạn tôi đi thăm một cơ sở nghiện cứu. Anh cũng không quên gửi email nhắc ký hợp đồng, tính phí rồi mới triển khai. Nếu tôi không nhắc nhỡ, chắc chắn anh bạn Việt Nam và Mỹ đều sẽ giận tôi. Anh bạn Việt Nam sẽ nghĩ, "Bạn bè gì mà kỳ thế, đi chơi mà cũng tính tiền thời gian?" Còn nếu không nhận được tiền, anh bạn Mỹ sẽ thắc mắc, "Thời gian là tiền bạc, vậy tiền của tôi đâu?"
còn tiếp...
Monday, May 03, 2010
Tuesday, April 27, 2010
A mosaic about Vietnam
Madam Om's lake - Tra Vinh Province 2002
A waterfall in Buon Me Thuot
VO's family temple in Hue
A boating contest in Thua Thien Hue Province
NGUYEN Dynasty's Temple in Hue Citadel
A local food court
A tea shop in Ha Noi
A Chinese minority temple in Saigon
Mac Cuu's Temple in Ha Tien City, Kien Giang Province
O Loan Lagoon in Phu Yen Province
Bamboo in Binh Dinh Province
A church in Da Lat City Lam Dong Province
A Khmer's Pagoda in Long Xuyen Province
Boating kid in Ha Long Bay
A Champa Tower in Tuy Hoa City
Temple Island in Nha Trang City
Monday, April 26, 2010
Tuesday, March 23, 2010
Hữu Loan
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh
Tôi người vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như yêu người người em gái.
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về.. thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê..
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuốiKhông được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lầnNgày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa simNgày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lênNgỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu vàng cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa
(Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…)
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh
Tôi người vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như yêu người người em gái.
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về.. thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê..
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuốiKhông được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lầnNgày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa simNgày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lênNgỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu vàng cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa
(Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…)
Sunday, March 14, 2010
Thursday, March 11, 2010
Saturday, March 06, 2010
Ý hay và thực tiễn
Hãy cứ để con em đi học nước ngoài tự quyết định việc về hay ở. Nếu ở xứ người giúp họ tích lũy được kiến thức và cơ hội phát triển tốt hơn, tại sao phải kéo họ về nước trong khi môi trường ứng dụng những gì họ học vẫn chưa có.
Đọc thêm:
Nhịp cầu đầu tư
Đọc thêm:
Nhịp cầu đầu tư
Saturday, February 20, 2010
Tours in Vietnam
It still has a long way for Vietnamese tourist companies to be named "professional". I made this conclusion after using a tour going to Nha Trang City provided by The Sing, one of well-known tour companies in HCMC. Below is a restaurant where the tour company stopped our bus for lunch at 2:00pm in Ham Thuan Nam district, Phan Thiet province.
Dear Director of The Sinh Tourist Company,
I am Vo Dac Khoi, a Vietnamese citizen. During the Tet Holiday, I had a chance to use your company service taking a tour Saigon-NhaTrang-Saigon. Following the instruction on your website, on January 29, I agreed to pay a tour for 5 passengers with a total cost of 427.07USD by credit card. My booking number: 29012010000038163139 and booking code WB-DL1001-16108. The service I would received including 2 double (twin) rooms and one single room and travel back and forth by sleeping bus.
On February 04, 2010, I called you office to change the day for the trip back to Saigon from NhaTrang, moving from February 18 to February 20. The receptionist (Ms. Thu) agreed and asked us to pay a compensation of 250,000 VND but she said we would pay when coming to The Sinh Office.
On February 16, we took the bus and your office did not receive 250.000 VND without any explanations. The trip went well until we came to NhaTrang. First, we received only two rooms: one room for three and one room for two passengers. There was a foreigner in my group, he was supposed to have a single room, but Hoang Dang Hotel could not arrange for it. He was angry.
On February 20, we took the trip back to Saigon, but it was a seating bus. We did not have that explanation in advance. The foreigner had a feeling of cheating. I'm shame for this. The bus took us to Saigon and only stopped by on the way back at the same local restaurant that it had stopped on way to NhaTrang. It was 2:00PM. The reason for being late because it must drop 4 passengers in Mui Ne and receive two passengers in PhanThiet City. NganDinh is the name of restaurant in Ham Thuan Nam. When we arrived, food was run out and very dirty. As you see the picture of its menu, this restaurant presents a wrong translation menu in English.
We all know that Vietnamese companies in general have several disadvantages in comparison with foreign counterparts. We know that during the Tet, your company was overwhelming. I did not want to blame for it. But, the foreign passenger told that he must have the answers from you, as well as a compensation of the different services that your company offered.
Thank you very much for your attention and consideration.
Best Regards,
Dear Director of The Sinh Tourist Company,
I am Vo Dac Khoi, a Vietnamese citizen. During the Tet Holiday, I had a chance to use your company service taking a tour Saigon-NhaTrang-Saigon. Following the instruction on your website, on January 29, I agreed to pay a tour for 5 passengers with a total cost of 427.07USD by credit card. My booking number: 29012010000038163139 and booking code WB-DL1001-16108. The service I would received including 2 double (twin) rooms and one single room and travel back and forth by sleeping bus.
On February 04, 2010, I called you office to change the day for the trip back to Saigon from NhaTrang, moving from February 18 to February 20. The receptionist (Ms. Thu) agreed and asked us to pay a compensation of 250,000 VND but she said we would pay when coming to The Sinh Office.
On February 16, we took the bus and your office did not receive 250.000 VND without any explanations. The trip went well until we came to NhaTrang. First, we received only two rooms: one room for three and one room for two passengers. There was a foreigner in my group, he was supposed to have a single room, but Hoang Dang Hotel could not arrange for it. He was angry.
On February 20, we took the trip back to Saigon, but it was a seating bus. We did not have that explanation in advance. The foreigner had a feeling of cheating. I'm shame for this. The bus took us to Saigon and only stopped by on the way back at the same local restaurant that it had stopped on way to NhaTrang. It was 2:00PM. The reason for being late because it must drop 4 passengers in Mui Ne and receive two passengers in PhanThiet City. NganDinh is the name of restaurant in Ham Thuan Nam. When we arrived, food was run out and very dirty. As you see the picture of its menu, this restaurant presents a wrong translation menu in English.
We all know that Vietnamese companies in general have several disadvantages in comparison with foreign counterparts. We know that during the Tet, your company was overwhelming. I did not want to blame for it. But, the foreign passenger told that he must have the answers from you, as well as a compensation of the different services that your company offered.
Thank you very much for your attention and consideration.
Best Regards,
Sunday, January 31, 2010
A 10-year service at Public Affairs Office
It's amazing that I got a certificate of recognition for a ten-year service at PAS last week. My job has passed as if it was done just yesterday and many things that I would like do for both countries, are still awaiting ahead.
Subscribe to:
Posts (Atom)