Thăm Angkor Wat khiến tôi suy nghĩ nhiều về lịch sử văn minh của nhân loại. Không có máy móc thiết bị, dụng cụ đo đạc, không có các lý thuyết về tổ chức quản lý nhân công, làm thế nào các triều đại Khmer xưa có thể kiến tạo nên những công trình có đường nét kỹ và mỹ thuật tinh xảo đến thế.
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi có thể kết luận, công trình Angkor Wat sở dĩ có thể tạo dựng là do niềm tin của con người vào tôn giáo. Các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đưa đạo Hindu đến Cambodia, tiếp theo là đạo Phật thông qua con đường giao thương bằng đường biển và đường sông.
Không thể sử dụng quyền lực để tạo nên những nét vẽ trên đá điêu luyện như đã khắc họa ở Angkor. Chỉ có đức tin mới giúp con người tạo ra nó. Có thể đế chế Khmer cổ do người có gốc đến từ Ấn Độ xâm chiếm và tạo dựng nên. Về sau, do chiến tranh với các bộ tộc khác đến từ Thái Lan hay Champa, đế chế này bị thất bại và bị dẹp bỏ.
Ngoài ra, có thể do thay đổi thời tiết, thay đổi dòng chảy, canh tác nông nghiệp và đi lại bằng thuyền không còn thích hợp khiến người Khmer phải dời nơi sinh sống về phía hạ lưu sông Mekong ngày nay. Vì thế, Angkor đã bị lãng quên.
Con thấy rằng bao nhiêu nền văn minh rực rỡ đều có một điểm chung: Tất cả đều sụp đổ khi đạt đến đỉnh cao nhất của nó. Angkor Wat là một ví dụ, nền văn minh Mayan... cũng biết mất một cách khó hiểu.
ReplyDeleteCâu hỏi thú vị được đặt ra: Liệu nền văn minh chúng ta đang có này có sẽ biến mất như tổ tiên của nó không? Liệu nguyên nhân có giống nhau không?
Rất thích một cái nhìn rất rộng và rất sắc bén của bác.