Trang Facebook của bạn tôi đăng một câu chuyện về quả
mít như thế này, “Thứ bảy tuần trước Thu Nga có nhận được một trái mít
mà không biết ai đã tặng. Lòng thật vuiA nhưng cũng thật áy náy vì sợ người ta
tặng nhầm nên không dám cắt ra ăn. Mùi hương thơm ngào ngạt không kiềm chế được
nên sáng hôm sau đem ra xử. Mít múi thật to, giòn tan và ngọt lịm. Bóc múi ra
cái thì để ngăn mát ăn tươi, cái thì để đông đá ăn dần, cái thì làm kem chuối dừa
mít, còn xơ thì phơi héo để kho với cá bống thệ.
Hiện tại thì mít cũng hết, kem cũng không còn
nhưng lòng vẫn áy náy không biết ai là người cho mít để cảm ơn một tiếng. Thôi
thì nhờ bác Facebook cho Thu Nga đăng mấy dòng để cảm ơn ai đó đã có lòng thơm
thảo (hi vọng là còn nhận được lần sau!?). Một lần nữa gia đình Nam Nga xin cảm
ơn người đã cho mít nhé!”
Hiện tại thì mít cũng hết, kem cũng không còn
nhưng lòng vẫn áy náy không biết ai là người cho mít để cảm ơn một tiếng. Thôi
thì nhờ bác Facebook cho Thu Nga đăng mấy dòng để cảm ơn ai đó đã có lòng thơm
thảo (hi vọng là còn nhận được lần sau!?). Một lần nữa gia đình Nam Nga xin cảm
ơn người đã cho mít nhé!”Mấy ngày sau, TN đã chia sẽ mẫu chuyện này vào trang Facebook của tôi vì đã tìm ra người biếu quả mít.
Hồi tháng 6, chúng tôi có dịp hội ngộ ở Huế nhân ngày giỗ của cha tôi. Nhìn cây mít trước nhà sai quả, chúng tôi bàn với nhau những món ăn dân dã từ quả mít. Mít non trộn tôm thịt xúc bánh tráng, canh mít non nấu với lá lốt, xơ mít phơi héo kho cá bống thệ, …
Câu chuyện các món ăn từ quả mít bỗng dưng đã làm không khí cuộc gặp mặt trở nên đầm ấm. Tôi quay sang chú Tư hỏi, “Em có thể tặng mỗi người một quả mít non khi ra về được không?” Tư bảo, những quả mít này đã hơi già, làm các món ăn từ mít non không còn phù hợp, hẹn dịp khác vậy.
Nhân nói về quả mít, ở trong vườn nhà, tôi nhớ lại hồi còn nhỏ, chúng tôi đã lớn lên với nhiều câu chuyện về nó.
Ngõ vào nhà tôi khá dài, hai bên đường, Cha tôi đã trồng cây mít với nhiều giống khác nhau. Chúng không chỉ có hai loại mít, mít ướt và mít ráo. Mít ướt khi chín, múi mít trở nên mềm, khi ăn phải dùng đũa để gắp hoặc phải dùng tay bàn tay để bóc ăn. Mít ráo, khi chín khô ráo, có thể ăn từng múi, từng sợi xơ cái, hoặc ăn luôn cả lớp đệm sát vỏ (gọi là đợn), xơ mít có thể phơi héo để kho với cá. Không chỉ có hai loại mít kể trên, chúng tôi còn đặt tên cho từng cây mít tùy theo đặc điểm của quả mít khi chín. Chẳng hạn, cây mít đầu tiên từ ngõ vào phía bên phải được đặt tên là mít đài. Quả mít không lớn, tròn, da căng mịn khi già, giống như đáy của cái om đất dùng để rang muối hay kho cá. Cây mít tiếp theo trồng ở bên phải gọi là mít dừa vì múi mít khi chín dòn như cơm dừa. Do đặc điểm của múi mít khi chín ăn rất ngon, mặc dầu ra quả ít, nó đã không bị đốn hạ khi Cha tôi mở rộng ngõ cho xe máy cày vào ra. Hậu quả là nó đứng trơ trọi khi toàn bộ ngõ vào nhà được mở rộng.
Cây mít trẻ nhất trong hàng quân danh dự là cây mít nghệ. Mặc dầu không sai quả như mẹ của nó ở vườn nhà ngoại, nhưng vì màu múi mít khi chín có màu vàng nghệ rất đẹp nên nó vẫn được giữ lại trong vườn. Nghe Mẹ tôi kể lại, hồi mới quen nhau, Cha tôi đã xin giống đem về ươm trồng.
Gần sát sân nhà, còn hai cây mít khác được đặt tên và đối xử với rất khác biệt. Cây mít ướt được yêu quý vì ra quả rất lớn. Quả ra không nhiều nhưng to và dài cỡ bằng thùng dầu hôi 20 lít. Vì thế, cha tôi đã dùng dây và nạng để chống đỡ. Mặc dù mít ướt, khi chín, chúng tôi có thể ăn luôn cả xơ. Mỗi lần mít chín, Mẹ tôi thường mang ra chợ bán vì được giá. Tuy vậy, chúng tôi vẫn có dịp thưởng thức món ngon vì cha tôi yêu cầu cắt ra một khoanh để vừa ăn vừa chọn ra những hột mít đầy đặn làm giống. Mẹ tôi cũng rất vui vì người mua có thể bị hấp dẫn khi nhìn thấy được bên trong của quả mít.
Còn một cây mít nữa, chúng tôi cho là ‘có ma’ vì không những thân nó mọc thẳng vươn cao nhất ở trong vườn mà còn có những đặc điểm khác lạ so với những cây mít khác. Năm nào, đến mùa xuân, nó cũng đều nở hoa, ra quả, nhưng sau đó đều rụng hết. Thấy nó vô tích sự, ai cũng khuyên Cha tôi đốn bỏ, nhưng ông nói, để sau này lấy gỗ làm cột nhà thay cho cột nhà rường làm nơi thờ tự tổ tiên.
Nói về những món ăn từ quả mít, còn hai món nữa gắn liền với tuổi thơ của chúng tôi, đó là hột mít và mít dái.
Do vườn nhà nhiều mít, bạn bè trong lớp từ tiểu học cho đến đại học của tôi đều không bao giờ quên món hột mít do Mẹ tôi đãi. Cho đến lần hội ngộ này, chúng tôi đứa nào cũng xấp xỉ 60 tuổi. Vậy mà khi họp lại đều nhắc kỷ niệm nhổ trộm sắn nấu chung với hột mít mỗi lần tụ tập ở nhà tôi.
Món mít dái có tên hơi tục tỉu vì hoa mít không được thụ phấn để thành trái trông giống hòn dái. Mít dái phải ăn với muối ớt vì có vị chát. Món này tôi thường phải theo mấy bà chị ra vườn để ăn vì phải qua chế biến.
Mùa hè năm 1971, Cha tôi bị tai nạn mất. Tất cả cây trái trong vườn đều được cột một dải vải trắng gọi là để tang. Tôi nhớ lại, chỉ có một vài cây trong vườn bị chết. Vườn mít vẫn xanh tươi. Nhưng một buổi sáng, chị tôi la lên thất thanh, “Ba ơi ra mà xem!” Tôi thức dậy nhìn ra vườn, cây mít vươn cao nhất vườn lá đổi màu vàng rụng đầy quanh gốc. Hồi đó, chị em tôi cho rằng cây mít muốn chết theo Cha tôi. Về sau này, khi tìm hiểu, tôi mới nhận ra, vườn mít đã bị dính thuốc khai quang của Mỹ rãi ở trên rừng Trường Sơn. Bây giờ, nhớ lại hồi còn nhỏ, chúng tôi đã ăn những cây trái trong vườn như mít dái,ổi, khế…một cách trực tiếp mà không biết trên vỏ của nó đôi khi còn đọng lại chất độc màu da cam.
Nghĩ đến đây, tôi bỗng rùng mình.
No comments:
Post a Comment