Sunday, October 28, 2012

Khi bão tan

Một ngày nọ, tôi đón một nhà đầu tư bất động sản người Ý để đưa ông đi xem vùng đất đã được một tỉnh ở miền Trung cấp phép đầu tư.  Đến nơi cũng vừa quá buổi trưa, nhà đầu tư vui vẻ dùng bữa ngay trên vùng đất hứa. Nhưng vừa ăn chưa xong, ông lại nằng nặc đòi đi ngay. Lo lắng và lúng túng  không hiểu có điều gì không đúng phép xã giao, tôi cố thuyết phục ông cho biết lý do và có lẽ cho rằng mình là một ông lão trên 70 nên ông chẳng cần lịch sự, nóng nảy hất hàm hỏi tôi,“Cậu đã làm gì trước khi đảm trách việc này?” Khi nghe tôi nói mình là một kỹ sư,  ông cười phá lên, “Tôi đi khắp các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, ở đâu cũng gặp kiểu người như cậu.” Đang ngơ gác chưa hiểu ông ngụ ý gì lại nghe ông nói. Các cậu là những thằng duy ý chí, gặp cơ hội thì muốn làm giàu cho nhanh, bất chấp điều gì xảy ra cho nhà đầu tư trong tương lai. Thử hỏi ai bỏ ra cả triệu đô để mua nhà ở của một resort tôi được giới thiệu và nghỉ qua đêm ngoài Đà Nẵng hay nếu cậu có vài trăm ngàn đô để xây nhà, cậu có xây trên bãi cát này hay xây nhà trên quả đồi kia?”.  Nhìn vẻ mặt ngơ ngác và vô tư có lẽ ông đoán được tôi không can dự trong việc tạo ra việc đầu tư này nên ông thay đổi thái độ và từ tốn giảng giải, “Các cậu hãy nghĩ đến nhà đầu tư khi họ mua sản phẩm, sau này bán lại họ có thể bán nhanh và có lãi không thì mới nên đi vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.”

Nhiều năm trước đây tôi có dịp làm việc với một sinh viên mới tốt nghiệp người Anh đến từ Hong Kong. Cậu ta học về kinh tế và luật nhưng còn rất trẻ nên chỉ được bố trí tìm hiểu luật ngân hàng của Việt Nam vừa mới được ban hành. Một hôm cậu cầm cuốn luật ngân hàng đặt trên bàn làm việc của tôi chỉ vào chỗ in đậm bằng bút dạ quang nói. “Chỗ này ngân hàng có thể kiếm rất nhiều tiền.”  Theo cậu ta, khi nhà nước cho phép ngân hàng thương mại mở công ty chứng khoán, nếu thị trường nóng lên, nhân viên ngân hàng có thể rút tiền vay từ ngân hàng đổ vào mua các mã chứng khoán tốt rồi chọn thời điểm thoát ra, trả lại phần vốn của ngân hàng.  Nhưng nếu ở tình thế ngược lại, chứng khoán tuột dốc, hết sức nguy hiểm cho ngân hàng. Đó là lý do tại sao các nước phát triển rất thận trọng trong việc cho phép kiểu hai trong một này.

...Đang đối mặt và tìm cách thoát ra tâm bão nhưng khi bão tan chúng ta cần sửa chữa ngay từ hệ thống bằng cách tìm các giải pháp để hạ giá đất và chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng.

No comments:

Post a Comment