Thursday, September 27, 2012

Một vài câu chuyện về dự báo kinh tế

Rockwell là công ty chuyên sản xuất trục truyền động ô tô của Mỹ. Là một công ty hàng đầu trong ngành chế tạo cơ khí, nhưng CEO Willard Rockwell rất lo xa.  Ông khuyên con trai nên học luôn hai bằng cử nhân ở đại học Penn State, một bằng kỹ thuật và một bằng kế toán. Ông nói, “Khi kinh tế bùng phát, ông chủ nào cũng cần kỹ sư, nhưng khi kinh tế lao dốc, kỹ sư là người sẽ bị họ sa thải đầu tiên và thay vào đó, các ông chủ sẽ đi tìm các chuyên viên kế toán để tìm cách cắt giảm chi phí bất cứ khoản nào có thể được.”
Việc lo xa này đã rất ứng nghiệm, khi thay cha làm giám đốc công ty, kết hợp với hiểu biết kỷ thuật và kiến thức kế toán, Rockwell con đã tiến hành sát nhập công ty của mình với Hãng Hàng không Bắc Mỹ, mặc dầu lúc đó hãng này đang phải đối mặt tình huống mất khoảng một triệu đô la Mỹ mỗi ngày.  Việc sát nhập thành công đã giúp Rockwell đưa công ty của mình  bước vào kỹ nghệ hàng không, sau này chế tạo hỏa tiển cho các chuyến bay Apollo, máy bay ném bom B1...và về sau đi xa và sâu hơn trong ngành hàng không vũ trụ như việc chế tạo tàu con thoi hiện nay.
Gia đình mục sư tin lành Trung Quốc, Tống Gia Thụ, người sinh ra các cô gái nổi tiếng như Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh,… di cư  sang Mỹ từ thế kỷ 17. Nhờ hoạt động phát hành và phân phối kinh thánh ở Trung Quốc gia đình này đã trở nên giàu có.  Ngoài việc nuôi dạy con cái trở thành những người phụ nữ nổi tiếng, làm vợ của những anh hùng hào kiệt Trung Hoa như Tống Khánh Linh, làm vợ của Tôn Trung Văn, Tống Mỹ Linh làm vợ của Tưởng Giới Thạch, những thành viên gia đình họ Tống này còn giao một phần vốn tích lũy của mình cho các trường đại học Mỹ quản lý để lấy lãi cấp học bổng cho sinh viên Trung Quốc. Nhờ cách làm này, một số sinh viên ưu tú của Trung Quốc có điều kiện vào học tại các trường danh tiếng của Mỹ như Harvard, Vanderbilt, MIT...
Chính phủ Trung quốc thời mở của cũng đã tạo điều kiện để sinh viên du học và không đặt điều kiện bắt buột phải trở về phục vụ nước nhà. Giờ đây, khi các công ty lớn của nước này bành trướng hoạt động quốc tế như ở Canada, Úc, Mỹ…chính những sinh viên này lại là đầu mối để phục vụ kinh doanh cho các công ty Trung Quốc trên toàn cầu.
Không chỉ lo xa về giáo dục, gần đây thế giới còn rộ lên chuyện chính phủ Trung Quốc mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và cổ phiếu các công ty hàng đầu của Mỹ và Châu Âu.  Bằng biện pháp này, các công ty nước này có thể nắm bắt kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh.  Về mặt vĩvmô, bất cứ biện pháp tài chính nào của chính phủ Mỹ và EU nhắm vào Trung Quốc đều phải cân nhắc thiệt hơn.  Chẳng hạn, chính sách phá giá đồng bạc để hàng hóa xuất khẩu của Mỹ dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế sẽ làm cho nợ nước ngoài (chẳng hạn, Trung Quốc) của nước này thêm áp lực và ngược lại.  Ngay cả trong đối ngoại, việc gia tăng quyền lợi thương mại của Mỹ ở Trung Quốc  sẽ làm cho mối quan hệ đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ với các quốc gia ít ảnh hưởng hơn bị lung lay, nếu không nói là có thể giảm tác dụng.
Không chỉ người Mỹ hay Trung Quốc mới giỏi vè dự báo kinh tế. Các quốc gia đang phát triển luôn bị ám ảnh bởi việc tranh dành quyền lực của các nhóm quyền lợi.  Nước láng giềng Miến Điện, nơi có hơn 100 sắc tộc sinh sống, cũng đã luôn xãy ra tranh giành quyền lực và bất ổn. Bà Aung San Suu Kyi trong một phát biểu mới đây ở Mỹ đã chỉ ra nguyên nhân tham nhũng, hối lộ của giới quyền lực nước này vì sự tranh giành quyền lực. Vì thế, chủ trương lập một chính phủ hòa hợp hòa giải, quản trị minh bạch đã đưa đến thành công của Bà.
Ở Việt Nam, chúng ta còn nhớ câu chuyện nổi tiếng trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.  Chúa Nguyễn Hoàng tư vấn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi đâu là chốn dung thân.  Trạng Trình đã phán một câu, “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.”  Chính câu nói ấy đã tạo ra một cuộc di dân ào ạt từ Thanh Hóa vào các tỉnh phía Nam, góp phần định hình nên mảnh đất chữ S của chúng ta ngày nay.

Không chỉ lo về chiến tranh, nhiều nước ở Châu Phi hiện nay còn ám ảnh bởi nạn đói.  Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu diễn tiến phức tạp, nỗ lực xóa đói giảm nghèo của nhân loại càng khó khăn thêm. Mặc dù Việt Nam ngày nay trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo trong hệ thống giao thương quốc tế, nạn xâm thực bờ biển, ngập mặn sẽ đe dọa rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.  Vì thế, cần phải chú trọng công tác dự báo khí tượng cũng như có kế hoạch nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế để đối phó với vấn nạn này.

No comments:

Post a Comment