Thăm Angkor Wat khiến tôi suy nghĩ nhiều về lịch sử văn minh của nhân loại. Không có máy móc thiết bị, dụng cụ đo đạc, không có các lý thuyết về tổ chức quản lý nhân công, làm thế nào các triều đại Khmer xưa có thể kiến tạo nên những công trình có đường nét kỹ và mỹ thuật tinh xảo đến thế.
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi có thể kết luận, công trình Angkor Wat sở dĩ có thể tạo dựng là do niềm tin của con người vào tôn giáo. Các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đưa đạo Hindu đến Cambodia, tiếp theo là đạo Phật thông qua con đường giao thương bằng đường biển và đường sông.
Không thể sử dụng quyền lực để tạo nên những nét vẽ trên đá điêu luyện như đã khắc họa ở Angkor. Chỉ có đức tin mới giúp con người tạo ra nó. Có thể đế chế Khmer cổ do người có gốc đến từ Ấn Độ xâm chiếm và tạo dựng nên. Về sau, do chiến tranh với các bộ tộc khác đến từ Thái Lan hay Champa, đế chế này bị thất bại và bị dẹp bỏ.
Ngoài ra, có thể do thay đổi thời tiết, thay đổi dòng chảy, canh tác nông nghiệp và đi lại bằng thuyền không còn thích hợp khiến người Khmer phải dời nơi sinh sống về phía hạ lưu sông Mekong ngày nay. Vì thế, Angkor đã bị lãng quên.
Wednesday, May 26, 2010
Tuesday, May 25, 2010
Văn hóa cư xử
Sống giữa hai luồng văn hóa Việt - Mỹ, tôi có nhiều khám phá và trải nghiệm sự khác biệt trong cách cư xử. Xin chia sẻ với các bạn những mẫu chuyện sau đây về sự khác biệt ấy.
1. Lúc còn học ở Đại học Vanderbilt, tôi cùng một anh bạn Mỹ nhận làm một đề án cuối khóa thay vì thi tốt nghiệp. Đề án này sẽ được trình bày trước lớp, được giáo sư cho điểm thông qua cách trình bày, trả lời các câu hỏi của các bạn sinh viên khác.
Chúng tôi đã thức khá nhiều đêm ở thư viện, tranh thủ ăn trưa, ăn tối chung để triển khai. Trung thực mà nói, khi đụng đến viết lách, phát biểu, người bạn Mỹ tham gia có phần trội hơn tôi nhiều do có lợi thế về ngôn ngữ. Hơn nữa, ngoài môn học này, tôi còn lấy thêm bốn môn khác nên chương trình rất nặng. Biết rằng mình được hưởng lợi từ công lao của bạn, tôi thầm nghĩ, thi xong học kỳ sẽ mời anh ta một bữa ăn.
Tuy vậy, sau khi thi học kỳ, mọi người ai về nhà nấy. Anh bạn của tôi cũng đi đâu mất. Học kỳ sau, khi gặp lại, anh ta và tôi lại tất bật, khi gặp nhau trong trường chỉ chào nhau một tiếng đơn giản, "Hi" là xong. Tôi luôn nghĩ mình còn nợ anh ta cái gì đó. Còn anh ta, tôi chỉ đọc được trên khuôn mặt ấy dầu hiệu như người Việt thường nói, "Hết xôi, rồi việc."
2. Có một người bạn Việt Nam sang Mỹ thăm gia đình. Tôi gửi thư báo cho một người bạn Mỹ. Anh này đề nghị sắp xếp cho bạn tôi đi thăm một cơ sở nghiện cứu. Anh cũng không quên gửi email nhắc ký hợp đồng, tính phí rồi mới triển khai. Nếu tôi không nhắc nhỡ, chắc chắn anh bạn Việt Nam và Mỹ đều sẽ giận tôi. Anh bạn Việt Nam sẽ nghĩ, "Bạn bè gì mà kỳ thế, đi chơi mà cũng tính tiền thời gian?" Còn nếu không nhận được tiền, anh bạn Mỹ sẽ thắc mắc, "Thời gian là tiền bạc, vậy tiền của tôi đâu?"
còn tiếp...
1. Lúc còn học ở Đại học Vanderbilt, tôi cùng một anh bạn Mỹ nhận làm một đề án cuối khóa thay vì thi tốt nghiệp. Đề án này sẽ được trình bày trước lớp, được giáo sư cho điểm thông qua cách trình bày, trả lời các câu hỏi của các bạn sinh viên khác.
Chúng tôi đã thức khá nhiều đêm ở thư viện, tranh thủ ăn trưa, ăn tối chung để triển khai. Trung thực mà nói, khi đụng đến viết lách, phát biểu, người bạn Mỹ tham gia có phần trội hơn tôi nhiều do có lợi thế về ngôn ngữ. Hơn nữa, ngoài môn học này, tôi còn lấy thêm bốn môn khác nên chương trình rất nặng. Biết rằng mình được hưởng lợi từ công lao của bạn, tôi thầm nghĩ, thi xong học kỳ sẽ mời anh ta một bữa ăn.
Tuy vậy, sau khi thi học kỳ, mọi người ai về nhà nấy. Anh bạn của tôi cũng đi đâu mất. Học kỳ sau, khi gặp lại, anh ta và tôi lại tất bật, khi gặp nhau trong trường chỉ chào nhau một tiếng đơn giản, "Hi" là xong. Tôi luôn nghĩ mình còn nợ anh ta cái gì đó. Còn anh ta, tôi chỉ đọc được trên khuôn mặt ấy dầu hiệu như người Việt thường nói, "Hết xôi, rồi việc."
2. Có một người bạn Việt Nam sang Mỹ thăm gia đình. Tôi gửi thư báo cho một người bạn Mỹ. Anh này đề nghị sắp xếp cho bạn tôi đi thăm một cơ sở nghiện cứu. Anh cũng không quên gửi email nhắc ký hợp đồng, tính phí rồi mới triển khai. Nếu tôi không nhắc nhỡ, chắc chắn anh bạn Việt Nam và Mỹ đều sẽ giận tôi. Anh bạn Việt Nam sẽ nghĩ, "Bạn bè gì mà kỳ thế, đi chơi mà cũng tính tiền thời gian?" Còn nếu không nhận được tiền, anh bạn Mỹ sẽ thắc mắc, "Thời gian là tiền bạc, vậy tiền của tôi đâu?"
còn tiếp...
Subscribe to:
Posts (Atom)