Tuesday, October 31, 2006
Central Vietnam - Sands, Winds and Poems
Sunday, October 22, 2006
How Americans think about stability
Quan sát vũ trụ, người phương đông cổ phát hiện rằng vũ trụ thay đổi mỗi ngày. Mặc dầu vậy, vũ trụ cũng có các quy luật không thay đổi đó là các mùa và chu kỳ hàng năm. Là một quốc gia gồm những người di dân, các tiền nhân sáng lập nước Mỹ có lẽ đã vận dụng cơ chế này để tạo nên sự ổn định, phát triển và phồn vinh. Cơ chế tam quyền phân lập được vận hành trên nguyên lý cân bằng và đối trọng. Sự quản lý của nước Mỹ được phân ra ba nhánh, hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi nhánh đều có quyền nhưng vẫn bị hạn chế bởi các nhánh kia. Chẳng hạn, cuộc bầu cử tổng thống giữa Bush và Gore năm 2000. Bush thắng phiếu đại cử tri nhưng Gore thắng phiếu bầu phổ thông. Phía đảng dân chủ giằng co đòi kiểm lại phiếu ở bang Florida rồi yêu cầu tiếp tục trên phạm vi toàn liên bang. Tòa án tối cao Mỹ bảo ngưng và công nhận thắng lợi của Bush. Đảng Dân chủ và bản thân Gore phải chấp hành ngay lập tức. Luật do quốc hội Mỹ làm ra nhưng không thể thi hành nếu không được sự phê chuẩn của tổng thống. Ngược lại, tổng thống có thể tuyên bố chiến tranh với nước khác nhưng quốc hội kiểm soát ngân sách và nếu không được quốc hội chuẩn y, kế hoạch của tổng thống sẽ không có tiền để thực hiện.Những hiểu biết cơ bản trên đấy chỉ là bề mặt của hệ thống quản lý. Cơ chế bầu chọn và luân phiên nhân sự của các nhánh thể hiện một sự tinh vi trong việc theo đuổi mục tiêu “ổn định nhưng đổi mới.” Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm và tối đa được giữ hai nhiệm kỳ. Như vậy, ai cũng biết rằng Bill Clinton sẽ không bao giờ được làm tổng thống lại lần nữa cho dù ông vẫn muốn thế. Tương tự, đến năm 2008, Bush phải rời khỏi Nhà Trắng. Tuy nhiên, những điều các tổng thống đương nhiệm có thể gửi gắm cho hậu duệ thuộc đảng của mình tiếp tục, khi họ có cơ hội đề cử thẩm phán ở tòa án tối cao, gồm 9 vị ở nhánh tư pháp. Như trường hợp thẩm phán Samuel Anthony Alito vừa được tổng thống Bush đề cử và quốc hội chuẩn y năm nay khi thẩm phán Sandra Day O’Connor tự nguyện xin về hưu. Theo hiến pháp Mỹ, thẩm phán sẽ ngồi ở vị trí được đề cử suốt đời cho đến khi chết hoặc tự nguyện xin về hưu. Cơ chế bầu cử và sự luân phiên ở quốc hội cũng rất độc đáo. Hạ viện hai năm bầu một lần và số lượng đại biểu tỷ lệ thuận với dân số của tiểu bang. Tuy nhiên, thượng viện sáu năm bầu một lần và mỗi bang chỉ chọn ra hai người đại diện. Với cơ chế lưỡng đảng như ở Mỹ, tổng thống mạnh nhất là tổng thống và đảng của mình chiếm đa số ở quốc hội. Vì chu kỳ bầu hai năm một lần đối với hạ viện, cơ may điều chỉnh chính sách của tổng thống, nếu cử tri không đồng tình, sẽ đến khi xảy ra bầu cử hạ viện. Vì thế, nếu cuộc bầu cử hạ viện tháng 11 này, số nghế trong hạ viện nghiêng về phía đảng dân chủ, tổng thống Bush sẽ bị yếu đi vì mất hậu thuẫn đa số từ quốc hội. Quốc hội gồm hai viện, do so le lịch bầu cử hạ và thượng viện, các ông nghị mới sẽ mang thêm luồng sinh khí mới vào bộ máy lập pháp hòa trộn với kinh nghiệm điều hành quốc hội của các các ông nghị được bầu lại và cả các ông thượng nghị.Cơ chế hành pháp cũng tuân theo quy tắc trên. Chẳng hạn, bố trí luân phiên trong cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài cũng được thiết kế đan xen củ mới để tạo ổn định trong bộ máy quản lý, đồng thời đem thêm sinh khí mới vào hệ thống quản lý. Về nguyên tắc, đại sứ thường có nhiệm kỳ ba năm, nhưng vị phó đại sứ lại có nhiệm kỳ hai năm. Như vậy, khi vị này chuyển công tác, vị kia đã nắm chắc công việc quản lý của hệ thống và ngược lại. Tính ổn định nhờ vậy được củng cố, tính sáng tạo được bổ sung. Ngoài ra, sự chọn lựa quản lý còn dựa vào ý thích của cá nhân đối với nơi công tác theo lối tự nguyện. Chẳng hạn, người có tính cách cá nhân năng động thường chọn điểm công tác ở các nước có nền kinh tế chuyển tiếp hay các thị trường mới nỗi.