Last year, I wrote 36 posts on my blog, and that was biggest number ever. Most of my stories were published on the Saigon Economic Times Online.
I delivered three training sessions for HBC and SSC and three talks at VNU International University, Van Lang University and Foreign Trade University. My job also brought me to make several presentations on behalf of the CEO of HBC. The most exciting presentation was in Philippine at the ASEAN Contractors Federation (ACF) Council Meeting where I was representing for Vietnam Association of Construction Contractors (VACC).
Saturday, January 28, 2012
Wednesday, January 25, 2012
Tản mạn chuyện năm Thìn
Chẩn đoán về thời tiết
Trái với người Trung Quốc, Thìn không phải là năm được người Việt ở phương Nam ưa thích. Tại sao? Bởi năm Thìn thường mang đến tai họa hơn là hồng phúc đối với đời sống của đại bộ phận dân chúng ngàn đời hầu hết là nông dân. Theo nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc, "Người dân miền Nam sợ năm Thìn vì tin tưởng truyền khẩu cho biết rằng năm Thìn có thể là năm dữ về mặt thiên tai". Đó là hai cơn bão dữ gây thiệt hại rất lớn vào năm 1904 ở Gò Công và 1952 ở Bình Thuận.
Năm Thìn 2012 đã đến. Tuy chưa có dự báo về thời tiết bão dông sẽ ra sao trong năm nay nhưng trong thiên nhiên, mọi hiện tượng thời tiết diễn ra khi hội đủ các điều kiện thích hợp về địa hình, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, dòng chảy trong không khí, dưới biển và cả dưới lòng đất...Vì thế, quy luật thiên nhiên về thời tiết trong quá khứ lập lại trong năm nay cũng là điều bình thường và không thể tránh khỏi.
Lời khuyên: Cần phải đề phòng. tai họa thiên nhiên.
Chẩn đoán về kinh tế
Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Liên đoàn Nhà thầu ASEAN, tiến sĩ Antonio Emilio của Viện REIT, Philippine, cho biết, nền kinh tế Việt Nam hiện có 5 điều "nhất" bất thường so với kinh tế các nước Singapore, Malaysia, Philippine, Thái Lan và Indonesia.
Đó là,
1. Lạm phát cao nhất,
2. Nhập siêu cao nhất,
3. Lãi suất cao nhất,
4. Đồng tiền yếu nhất,
5. Lệ thuộc vào dòng vốn bên ngoài nhất trong phát triển kinh tế.
5 cái "nhất" này là 5 thành phần tạo ra cơn bão tài chính đang quần thảo trên đầu của chúng ta trong năm Thìn.
Lời khuyên: Cần bình tĩnh đối mặt một năm khó khăn đang đến.
Trái với người Trung Quốc, Thìn không phải là năm được người Việt ở phương Nam ưa thích. Tại sao? Bởi năm Thìn thường mang đến tai họa hơn là hồng phúc đối với đời sống của đại bộ phận dân chúng ngàn đời hầu hết là nông dân. Theo nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc, "Người dân miền Nam sợ năm Thìn vì tin tưởng truyền khẩu cho biết rằng năm Thìn có thể là năm dữ về mặt thiên tai". Đó là hai cơn bão dữ gây thiệt hại rất lớn vào năm 1904 ở Gò Công và 1952 ở Bình Thuận.
Năm Thìn 2012 đã đến. Tuy chưa có dự báo về thời tiết bão dông sẽ ra sao trong năm nay nhưng trong thiên nhiên, mọi hiện tượng thời tiết diễn ra khi hội đủ các điều kiện thích hợp về địa hình, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, dòng chảy trong không khí, dưới biển và cả dưới lòng đất...Vì thế, quy luật thiên nhiên về thời tiết trong quá khứ lập lại trong năm nay cũng là điều bình thường và không thể tránh khỏi.
Lời khuyên: Cần phải đề phòng. tai họa thiên nhiên.
Chẩn đoán về kinh tế
Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Liên đoàn Nhà thầu ASEAN, tiến sĩ Antonio Emilio của Viện REIT, Philippine, cho biết, nền kinh tế Việt Nam hiện có 5 điều "nhất" bất thường so với kinh tế các nước Singapore, Malaysia, Philippine, Thái Lan và Indonesia.
Đó là,
1. Lạm phát cao nhất,
2. Nhập siêu cao nhất,
3. Lãi suất cao nhất,
4. Đồng tiền yếu nhất,
5. Lệ thuộc vào dòng vốn bên ngoài nhất trong phát triển kinh tế.
5 cái "nhất" này là 5 thành phần tạo ra cơn bão tài chính đang quần thảo trên đầu của chúng ta trong năm Thìn.
Lời khuyên: Cần bình tĩnh đối mặt một năm khó khăn đang đến.
Saturday, January 21, 2012
Xuân nghĩ về tuổi trẻ
Việt Nam được giới đầu tư quốc tế chú ý vì nhiều lý do, nhưng theo tôi một trong những lý do thu hút dòng vốn trung dài hạn là do Việt Nam có phần đông dân số là lớp trẻ. Hãy nhìn vào phân bố cơ cấu dân số có độ tuổi 0-14 của năm 2011-2012 của các nước sau đây sẽ thấy rõ:
Việt Nam: 25,2%
Mỹ: 20.1%
Pháp: 18.5%
Trung Quốc: 17,6%
Hàn Quốc: 15,7%
Đài Loan: 15,6%
Nhật: 13,1%
Quốc gia có cơ cấu dân số trẻ cao là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho phát triển kinh tế theo hướng chọn những ngành sử dụng nhiều lao động. Các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật... có xu hướng thiết lập các khu công nghiệp, các xưởng gia công ở Việt Nam có lẽ họ cũng đang nhắm đến yếu tố này. Thiết nghĩ, đây cũng là lựa chọn phát triển trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi vốn tài chính còn hạn chế.
Ở góc độ vĩ mô, nhà nước cần tiếp tục chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo hướng khai thác tài nguyên lao động dồi dào. Một trong những việc cấp bách cần làm là điều chỉnh giá thuê đất để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp và ưu đãi về giá thuê đất cho các dự án xây nhà cho công nhân để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội mua nhà, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư vào giáo dục cấp cơ sở, dạy nghề cho người lao động để từng bước nâng cao tay nghề cho người lao động. Đây cũng chính là cơ sở nền tảng để đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp vào 2020.
Cũng cần nói thêm, về mặt kinh tế học, quốc gia có cơ cấu dân số trẻ cao chịu áp lực giải quyết công ăn việc làm, giáo dục, y tế nặng nề. Vì nếu không đáp ứng nhu cầu này của giới trẻ sẽ dẫn đến nạn trộm cắp, băng đảng, mầm mống của bất ổn xã hội.
Việt Nam: 25,2%
Mỹ: 20.1%
Pháp: 18.5%
Trung Quốc: 17,6%
Hàn Quốc: 15,7%
Đài Loan: 15,6%
Nhật: 13,1%
Quốc gia có cơ cấu dân số trẻ cao là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho phát triển kinh tế theo hướng chọn những ngành sử dụng nhiều lao động. Các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật... có xu hướng thiết lập các khu công nghiệp, các xưởng gia công ở Việt Nam có lẽ họ cũng đang nhắm đến yếu tố này. Thiết nghĩ, đây cũng là lựa chọn phát triển trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi vốn tài chính còn hạn chế.
Ở góc độ vĩ mô, nhà nước cần tiếp tục chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo hướng khai thác tài nguyên lao động dồi dào. Một trong những việc cấp bách cần làm là điều chỉnh giá thuê đất để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp và ưu đãi về giá thuê đất cho các dự án xây nhà cho công nhân để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội mua nhà, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư vào giáo dục cấp cơ sở, dạy nghề cho người lao động để từng bước nâng cao tay nghề cho người lao động. Đây cũng chính là cơ sở nền tảng để đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp vào 2020.
Cũng cần nói thêm, về mặt kinh tế học, quốc gia có cơ cấu dân số trẻ cao chịu áp lực giải quyết công ăn việc làm, giáo dục, y tế nặng nề. Vì nếu không đáp ứng nhu cầu này của giới trẻ sẽ dẫn đến nạn trộm cắp, băng đảng, mầm mống của bất ổn xã hội.
Subscribe to:
Posts (Atom)