Chiếc bánh toàn cầu hóa (văn hóa)
Thầy Hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng, Nguyễn Mạnh Hùng cho nhân viên gửi hai chiếc bánh chưng biếu cho hai người quen là cán bộ ngoại giao nước ngoài ở lại Việt Nam ăn Tết. Ý của ông muốn ‘xuất khẩu tại chỗ’ văn hóa Việt Nam đến với các nhà ngoại giao quốc tế.
Là người Việt, chúng ta ai cũng biết rằng mỗi khi Tết đến, dân Việt thường làm bánh Dầy và bánh Chưng (ở trong Nam, bánh Dầy được thay bằng bánh Tét) để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Vì thế, bánh Dầy (bánh Tét) và bánh Chưng, thể hiện lối sống văn hóa đạo đức của dân Việt: Gia đình là cái gốc của xã hội Việt Nam; con cái hiếu thảo với cha mẹ. Nhân ngày đầu năm, con cái dâng lên cha mẹ cả “Trời và Đất” để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục.
Tinh ý một chút, bạn sẽ thấy tổ tiên ta ngày xưa đã sai lầm khi cho rằng trái đất là hình vuông. Nếu thế, bánh Chưng không thể đại diện cho trái đất được vì ngày nay ai cũng biết trái đất có hình cầu. Không chỉ người Việt cổ mới sai lầm. Ý nghĩ trái đất bằng phẳng và có hình vuông ngự trị trong ý nghĩ của toàn bộ loài người hàng ngàn năm cho đến khi nhà thiên văn Galileo Galilei phát biểu trái đất không phải là trung tâm của thái dương hệ mà nó quay quanh mặt trời. Cũng chính từ suy nghĩ như thế, một đất nước hùng mạnh, to lớn như Trung Quốc đã không có những đội thương thuyền mạnh vượt đại dương vì cho rằng nếu rời bỏ đất liền ra đi sẽ không có cơ hội quay về chốn cũ. Nhờ sự phát triển của khoa học, các nước châu Âu đã dấy lên phong trào vượt đại dương tìm vùng đất mới. Christopher Columbus đã ra đi và trở về châu Âu bằng thuyền. Ông đã phát hiện ra châu Mỹ mà tưởng đó là đất nước Ấn Độ. Từ đó, các đội thương thuyền của các nước ở châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan… đã cập bến Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, đi xa tận Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi mang về hương liệu, tơ lụa, vàng bạc, châu báu từ những vùng đất xa xôi. Hơn thế nữa, châu Á, một thời hùng mạnh và có lịch sử văn hóa lâu đời đã trả giá cho sai lầm của mình với hàng chục thậm chí hàng trăm năm bị đặt dưới ách cai trị của thực dân các cường quốc châu Âu. Là quốc gia có bờ biển dài, Việt Nam cũng có chung số phận với gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp.
Trái đất không phải hình vuông nhưng mỗi điểm trên trái đất phải bằng phẳng để con người có thể sinh sống như thuở xa xưa. Bánh chưng khó có thể tin là biểu tượng của trái đất nhưng bề mặt bằng phẳng của nó có ý nghĩa thú vị về thế giới ngày nay. Thời đại toàn cầu hóa làm cho thế giới đang trở thành “thế giới phẳng.” Trong bối cảnh đó, chiếc bánh văn hóa của ông Hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng ấy càng có ý nghĩa hơn: Nếu biết tận dụng cuộc cách mạng công nghệ thông tin ngày nay, bất cứ ai trên trái đất, các nước tiên tiến hay các nước đang phát triển đều có cơ hội ngang nhau.
Với một xuất phát điểm thấp trong cuộc đua hội nhập, chúng ta cần phải ý thức rằng người dân Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu vượt bậc mới có thể ngang bằng các dân tộc khác trên thế giới. Lòng hiếu thảo với tổ tiên của mỗi người chúng ta ngày nay chính là nỗ lực học tập, làm việc vì mục tiêu cao cả đó. Không chỉ là biểu tượng của lòng hiếu thảo, chiếc bánh Chưng vì thế nên được tôn vinh là chiếc bánh toàn cầu hóa (văn hóa) của Việt Nam.
Thầy Hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng, Nguyễn Mạnh Hùng cho nhân viên gửi hai chiếc bánh chưng biếu cho hai người quen là cán bộ ngoại giao nước ngoài ở lại Việt Nam ăn Tết. Ý của ông muốn ‘xuất khẩu tại chỗ’ văn hóa Việt Nam đến với các nhà ngoại giao quốc tế.
Là người Việt, chúng ta ai cũng biết rằng mỗi khi Tết đến, dân Việt thường làm bánh Dầy và bánh Chưng (ở trong Nam, bánh Dầy được thay bằng bánh Tét) để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Vì thế, bánh Dầy (bánh Tét) và bánh Chưng, thể hiện lối sống văn hóa đạo đức của dân Việt: Gia đình là cái gốc của xã hội Việt Nam; con cái hiếu thảo với cha mẹ. Nhân ngày đầu năm, con cái dâng lên cha mẹ cả “Trời và Đất” để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục.
Tinh ý một chút, bạn sẽ thấy tổ tiên ta ngày xưa đã sai lầm khi cho rằng trái đất là hình vuông. Nếu thế, bánh Chưng không thể đại diện cho trái đất được vì ngày nay ai cũng biết trái đất có hình cầu. Không chỉ người Việt cổ mới sai lầm. Ý nghĩ trái đất bằng phẳng và có hình vuông ngự trị trong ý nghĩ của toàn bộ loài người hàng ngàn năm cho đến khi nhà thiên văn Galileo Galilei phát biểu trái đất không phải là trung tâm của thái dương hệ mà nó quay quanh mặt trời. Cũng chính từ suy nghĩ như thế, một đất nước hùng mạnh, to lớn như Trung Quốc đã không có những đội thương thuyền mạnh vượt đại dương vì cho rằng nếu rời bỏ đất liền ra đi sẽ không có cơ hội quay về chốn cũ. Nhờ sự phát triển của khoa học, các nước châu Âu đã dấy lên phong trào vượt đại dương tìm vùng đất mới. Christopher Columbus đã ra đi và trở về châu Âu bằng thuyền. Ông đã phát hiện ra châu Mỹ mà tưởng đó là đất nước Ấn Độ. Từ đó, các đội thương thuyền của các nước ở châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan… đã cập bến Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, đi xa tận Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi mang về hương liệu, tơ lụa, vàng bạc, châu báu từ những vùng đất xa xôi. Hơn thế nữa, châu Á, một thời hùng mạnh và có lịch sử văn hóa lâu đời đã trả giá cho sai lầm của mình với hàng chục thậm chí hàng trăm năm bị đặt dưới ách cai trị của thực dân các cường quốc châu Âu. Là quốc gia có bờ biển dài, Việt Nam cũng có chung số phận với gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp.
Trái đất không phải hình vuông nhưng mỗi điểm trên trái đất phải bằng phẳng để con người có thể sinh sống như thuở xa xưa. Bánh chưng khó có thể tin là biểu tượng của trái đất nhưng bề mặt bằng phẳng của nó có ý nghĩa thú vị về thế giới ngày nay. Thời đại toàn cầu hóa làm cho thế giới đang trở thành “thế giới phẳng.” Trong bối cảnh đó, chiếc bánh văn hóa của ông Hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng ấy càng có ý nghĩa hơn: Nếu biết tận dụng cuộc cách mạng công nghệ thông tin ngày nay, bất cứ ai trên trái đất, các nước tiên tiến hay các nước đang phát triển đều có cơ hội ngang nhau.
Với một xuất phát điểm thấp trong cuộc đua hội nhập, chúng ta cần phải ý thức rằng người dân Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu vượt bậc mới có thể ngang bằng các dân tộc khác trên thế giới. Lòng hiếu thảo với tổ tiên của mỗi người chúng ta ngày nay chính là nỗ lực học tập, làm việc vì mục tiêu cao cả đó. Không chỉ là biểu tượng của lòng hiếu thảo, chiếc bánh Chưng vì thế nên được tôn vinh là chiếc bánh toàn cầu hóa (văn hóa) của Việt Nam.
No comments:
Post a Comment