KHỔNG, LÃO và QUẢN LÝ
Tạp chí Fortune trong số ra hồi trung tuần tháng Ba đã có một loạt bài tìm hiểu những bí mật sử dụng thời gian nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả, đạt được sự nghiệp chính trị hay kinh doanh lẫy lừng của một số các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà quản lý danh tiếng như Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Công ty Starbucks Howard Schultz, Tổng giám đốc Nissan và Renault Carlos Ghosn, Tổng giám đốc Goldman Sachs Hank Paulson…. Sự đúc kết đơn giản đến bất ngờ: Để có được sự vĩ đại, mỗi người chúng ta luôn phải tự hỏi mình: Nhiệm vụ công việc của ta nhằm đạt được điều gì? Ta thật sự sử dụng thời gian của mình vào việc gì? Và cuối cùng, ta đã ngộ được vô vi chưa? Suy gẫm mới hay những nhà quản lý danh tiếng nêu trên thành công nhờ áp dụng triết lý Khổng Tử và Lão Tử vào trong sự nghiệp kinh doanh của mình!
Nhiệm vụ công việc của bạn nhằm đạt được điều gì?
Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, vào khoảng năm 479-221 trước Công Nguyên, Khổng Tử đã viết, “Giống như các thiên thể không ngừng tuân theo quỹ đạo của mình, một người giỏi giang luôn xác định rõ và cố gắng để đạt mục tiêu cuộc đời mình.” Điều này có nghĩa, muốn cho cuộc sống có ý nghĩa, mỗi người nên làm hết sức mình để theo đuổi, khắc phục, phấn đấu và tìm tòi, không bao giờ bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn và trở ngại nhằm đạt được những mục tiêu của mình, giống như những vì sao đi theo con đường đã vạch ở trên trời. Khổng Tử viết “một người giỏi” nhằm ám chỉ một thiểu số quân tử thời xưa. Nếu tái sinh trong thời đại tri thức ngày nay, ngài sẽ vui sướng biết bao vì thiểu số thời ấy bây giờ có lẽ trở thành đại đa số. Tuy vậy, số người hiểu được nhiệm vụ công việc của mình nhằm đạt được điều gì cho bản thân, cho tổ chức và cộng đồng xã hội có lẽ vẫn không hề tăng lên cùng chiều! Nhìn hẹp trong khía cạnh kinh doanh, đáng buồn hơn cho các quốc gia con cháu của Khổng Tử ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, khi các doanh nghiệp phương Tây coi việc xác định mục tiêu kinh doanh là bước khởi đầu của sự nghiệp, con cháu của Ngài vẫn còn rất mơ hồ về tầm nhìn, về sứ mệnh kinh doanh của tổ chức! Đáng lo lắng nhất là các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước hiện nay, thay vì tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm chuyển đổi vấn đề hiệu quả của tổ chức xuống từng công nhân để họ giúp họ làm việc thông minh và chăm chỉ hơn, cũng như tiếp nhận, xử lý và truyền tải thông tin kinh doanh cần thiết để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, hầu như người ta xác định nhiệm vu công việc nhằm đạt được nhiều quyền lợi vật chất cho riêng cá nhân mình!
Bạn thật sự đang dùng thời gian vào việc gì?
Bạn có bao giờ ghi nhật ký công việc hàng ngày chưa? Hãy chịu khó ghi chép nhật ký thời gian từng giờ mỗi ngày trong khoảng vài tuần và đừng có ngạc nhiên khi thấy bạn đang thật sự sử dụng thời gian vào những việc gì! Một trưởng phòng hành chính bức xúc kêu lên, “Em phát ốm vì theo dõi điện thoại, chit chat, thư điện tử, tin nhắn qua máy điện thoại di động, chè chén, cà phê sáng, ăn trưa với khách và … họp!” Bắt chước tạp chí Fortune, tôi đã khảo sát vài lần về số lần cà phê tiếp khách, số lần nhận và gửi thư điện tử, số lần gọi điện thoại và số lần họp so sánh giữa các giám đốc Việt
Bạn đã ngộ được vô vi chưa?
Vô vi là khái niệm triết học của
Tôi, Thái Hùng Tâm, xin trich đăng ở đây một đoạn trong cuôn sách về cuộc đời của Steve Jobs mà tôi đang biên soạn, STEVE JOBS, NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA TRÁI TÁO APPLE.
ReplyDeleteĐoạn văn này chỉ mang tính tham khảo và gợi ý mở rộng hơn nữa ý thức Vô Vi, Vô ngã hay Vô Ngôn, v.v...
… Niềm đam mê của Steve với các luận thuyết triết học Đông phương cũng say mê không kém gì sự đam mê với khoa học và điện tử và dù sao thì đó cũng là một phần tính cách của anh – một người đam mê và luôn hết lòng với những đam mê của mình. “Anh ta đã xác quyết là sẽ đi Ấn Độ,” Kottke nói về chuyến đi đã định của họ. “Trong thời gian này, anh ta cũng đang mướn một thám tử tư để tìm kiếm mẹ ruột của mình. Dù sao, Steve vẫn luôn cảm nhận một nỗi đau về việc mình là một đứa con bị bỏ rơi. Anh ta đã có một thời gian dài phải chịu đựng sự ám ảnh này.”
“Có một vấn đề đối với đề nghị đi Ấn Độ của Steve, tôi không có tiền,” Kottke nói tiếp, “Steve có một việc làm tốt với Atari và anh ta có nhiều ngàn Đô la cho chuyến đi đó nhưng tôi thì không có được một số tiền như vậy.” Và thế là Steve đã đề nghị sẽ trả tiền cho toàn bộ chuyến đi của chúng tôi, một đề nghị hết sức hào phóng. “Nếu không có đề nghị hào phóng này của Steve dành cho tôi, tôi đã không thể có được chuyến đi tuyệt vời này,” Kottke nói tiếp. “Steve đã nói, ‘tôi sẽ bao cả chuyến đi’ vì anh ta muốn có tôi đi cùng với anh. Thế là tôi gọi cho ba mẹ tôi để báo cho họ biết là tôi sẽ đi Ấn Độ với bạn tôi và người bạn này sẽ mua vé cho tôi đi. Và đương nhiên thôi, ba má tôi đã gởi tiền cho tôi vì e ngại rằng có thể con trai của họ sẽ không quay trở về.” Kottke kể lại với một nụ cười.
Sau khi dừng chân ở Đức để hoàn thành công việc được giao của mình, Jobs đã đi đến Ấn Độ trong bộ quần áo cũ rách và đôi chân trần! “Anh ta muốn đến Ấn Độ trong bộ dạng như vậy để biểu lộ lý tưởng của mình về cái Đẹp,” Kottke nói. Và lần đầu tiên trong đời mình, Steve được biết những người nghèo khổ thực sự vì số phận buộc họ phải như thế chứ không phải như những người hippy tự quyết định phải nghèo nàn ở California. Thực tế này đã mở mắt và làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của Steve về cuộc đời. Anh ta đang mặc quần áo rách rưới nhưng dù sao đó cũng vẫn là những bộ quần áo phương Tây quá tốt, Steve chợt nhận ra là phương châm “trở về với thiên nhiên” của những người hippy Mỹ dường như có phần không thật và cũng không thực tế một chút nào.
Thế là Steve đã hành động đúng theo kiểu Steve, anh mua một cái áo khoác Ấn, loại áo mà những người ăn xin Ấn thường mặc và đem cho tất cả những bộ quần áo phương tây của mình đi. Cùng với Kottke, hai người rời khỏi Delhi và nhắm thẳng hướng Bắc để đến với dẫy Hy Mã Lạp Sơn – vùng núi huyền thoại của tinh thần Ấn Độ.
Họ đi ban ngày và tối đến ngủ trên vỉa hè hay trong các ngôi nhà bỏ hoang đây đó dọc đường. Họ mua thức ăn ở các ngôi làng mà họ đi ngang và vẫn thể hiện đúng tính cách của mình, ở đâu Steve cũng trả giá để có được những thứ mình muốn với một giá đúng nhất có thể. “Anh ta không bao giờ muốn bị bóc lột, dù là ở Ấn Độ,” Kottke hồi tưởng lại chuyến đi của họ. “Và chúng tôi đã gần như phải bỏ chạy khỏi một ngôi làng khi Steve cố tranh luận với một phụ nữ Ấn để có được một bát sữa dê đúng giá. Đúng là Steve, dù ở Ấn hay ở đâu đi nữa thi anh ta cũng vẫn là anh ta.”
Và rồi hoàn toàn tình cờ, hai người đã gặp được một guru và các tín đồ của ông này trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Dưới đây là lời của Steve kể về cuộc gặp gỡ này.
“Chúng tôi đang đi vòng qua một ngọn núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn thì gặp một đám đông, hóa ra đó là một buổi lễ của người Ấn đang diễn ra. Và ở đó tôi đã gặp một guru, một phúc nhân với một đám đông những đệ tử của ông này. Tôi có thể ngửi thấy mùi thức ăn thơm lừng mà đã khá lâu tôi và Kottke không có cơ hội được thưởng thức. Thế là tôi nhập vào đám đông, đến gần vị guru để bày tỏ lòng kính trọng của mình và để được một bữa ăn ngon mà đã lâu rồi chúng tôi không được ăn.
“Trong lúc ngồi ở trên cao nhìn chúng tôi ăn, không hiểu vì lý do gì vị guru đó đã bước xuống đến gần và ngồi xuống cạnh tôi rồi cười phá lên. Ông ta không nói được bao nhiêu tiếng Anh và tôi cũng chẳng nói được bao nhiêu tiếng Ấn, nhưng ông này vẫn cố nói với tôi và cuối cùng ông ta đã cười đến mức ngã lăn ra đất. Rồi vị guru đứng lên nắm tay kéo tôi đứng dậy đi theo ông về phía con đường mòn dẫn lên đỉnh núi ở gần đó. Thật lạ lùng, ở đây có đến hàng ngàn người Ấn đã khổ công tìm đến đây với mong muốn được nói chuyện với vị guru này trong vài phút. Và tôi, một người phương tây chỉ vô tình đi ngang và đã nhập bọn chỉ vì một bữa ăn lại được ông ta chọn. Ông dẫn tôi đi, khoảng nửa tiếng sau chúng tôi lên đến đỉnh ngọn núi đó. Ở đó có một hồ nước trong vắt, vị guru này kéo tôi quỳ xuống bên bờ hồ, ấn đầu tôi xuống nước cho ướt và lấy ra một lưỡi dao cạo rồi bắt đầu cạo đầu của tôi. Tôi hoàn toàn sững sờ. Tôi, một gã trai mười chín tuổi đến đây, một đất nước xa lạ và bị một vị guru chọn và dắt lên đỉnh núi để cạo đầu cho mình!”
Sự việc có phần đặc biệt này đã làm Steve ngộ ra những điều mà trước đó anh chưa bao giờ nghĩ đến. “Có được một guru chọn và cạo đầu cho mình hay không cũng không làm cho bạn được khác biệt hơn chút nào,” Steve nói, “đó là lần đầu tiên mà tôi chợt nhận ra điều mà tôi cho là chân lý. Tôi tin rằng những việc làm của Thomas Edison đã đem lại cho con người nhiều điều thực sự tốt đẹp hơn là những gì có vẻ siêu tuyệt mà những triết gia hay những người được tôn là ‘guru’ đã thực hiện nhiều lần.”
Thế là hai người bạn phương Tây lại cùng nhau rời khỏi dẫy Hy Mã Lạp Sơn sớm hơn là họ đã dự tính. Lúc đó đang là thời gian nóng nực nhất của mùa Hè ở Ấn Độ. Với hai người lữ hành trẻ tuổi này, Ấn Độ được lưu lại trong tâm trí họ như một đất nước với đầy rắc rối và phức tạp không khác gì những cuộc sống khốn khổ nghèo nàn mà họ hầu như nhìn thấy ở mọi nơi trên đất nước phương Đông thần bí này. Cái nóng như thui chín hai chàng trai, môi miệng, mắt mũi, thịt da, đầu tóc và thân thể của họ như lúc nào cũng ngập chìm trong cát bụi nhưng cuối cùng hai chàng trai này cũng sống sót sau những điều đáng sợ mà họ có dịp được trải nghiệm trong cuộc hành trình này của họ.
Đó là những kinh nghiệm hoàn toàn lạ lùng và khác thường mà Steve từng được trải nghiệm trong cuộc đời của mình. Những kinh nghiệm thực tế và hoàn toàn khác hẳn với những gì mà Steve từng dự kiến là mình sẽ trải nghiệm. Nhưng những thứ lạ thường đó vẫn chưa phải là câu trả lời mà Steve những tưởng là sẽ tìm được trong chuyến đi này. Ngọn lửa nung nấu trong tâm hồn anh vẫn không thể được xoa dịu. Cuối cùng anh trở về với lòng xác quyết là sẽ làm việc một cách khác hẳn và suy nghĩ cũng sẽ là khác hẳn. Anh hôm nay là một Steve Jobs hoàn toàn mới mẻ…
Thái Hùng Tâm, 360.yahoo/hungmbook2002