Nếu ta hỏi tính chủ động là tính
dương (+), thì tính thụ động là tính âm (-).
Một tổ chức cũng như một cơ thể muốn khỏe mạnh, âm dương phải hài
hòa. Theo tôi, văn hóa đã góp phần làm
tăng tính thụ động vì các Sếp VN thích tính tuân thủ, tính khiêm nhường, gọi dạ bảo vâng, lòng trung thành của đội
ngủ quản lý.
Trong các tổ chức VN, để tăng tính
chủ động, sáng tạo, chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhiều giám đốc
đã đưa ra sách lược tuyển dụng cán bộ trẻ, tiến hành lưu chuyển cán bộ, chỉ
huy…để khuấy động tổ chức theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, việc làm này chưa thu được kết quả như mong muốn.
Ở các tổ chức quốc tế, khi tuyển
dụng, người lao động được tham gia làm bài kiểm tra tâm lý. Kết quả kiểm tra sẽ cho biết cá thể dự tuyển
thuộc nhóm “lý trí” hay “tình cảm” (chúng ta hay nói nôm na là “thuận tay trái”
hay “thuận tay phải”). Tay trái - tay phải;
lý trí - tình cảm đều rất quan trọng và có vai trò cân bằng cuộc sống của con
người và tổ chức. Vì thế, để tăng tính
chủ động, chúng ta cần phải tiến hành
nhiều biện pháp, từ khâu tuyển dụng đào tạo đến thiết lập các quy chế hoạt động
sao cho các ý kiến trái chiều được lắng nghe, tôn trọng. Quy trình hoạt động tiến tới mục tiêu trao
quyền nhiều hơn cho cấp dưới sau một quá trình theo dõi, dẫn dắt của cấp
trên.