Bay ra Tuy Hòa trên chiếc phi cơ ATR72 cánh quạt trong thời tiết giá lạnh cùng gió mạnh khiến bạn đồng hành của tôi lo lắng. Ông cho biết đã thoát chết một lần trong chuyến bay cùng hiệu từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pnompenh năm nào, vì bị nhỡ chuyến bay do quá chén đêm trước đó.
Máy bay rời đường băng cất cánh, cô tiếp viên hàng không bật ghế, ngồi chắn giữa khoang lái và khoang hành khách gây cho tôi sự chú ý. Trẻ như những tiếp viên thường gặp trên máy bay của Việt Nam Airlines, nhưng cô có sự khác biệt đó là dáng vẻ chất phác với khuôn mặt được trang điểm hơi vụng về hoặc có lẻ phải thực hiện theo yêu cầu của công ty.
"Em quê Cái Bè, Tiền Giang." Nghe câu trả lời của cô ấy khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm động. Nếu bạn biết chuyện nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan đã sửng sốt như thế nào khi biết rằng người phi công điều khiển chuyến bay xuyên đại lục châu Phi của ông là một người da đen. Tôi không nghĩ mình có cảm xúc mạnh như thế, nhưng lòng mừng thầm, vì cô ấy là minh chứng sống cho những gì tôi đang kỳ vọng về lớp trẻ ở vùng đất chín rồng này.
Trong một lần trao đổi với doanh nhân đồng bằng Sông Cửu Long ở Cần Thơ nhân Ngày Doanh Nhân, tôi đã nhấn mạnh đến vai trò giáo dục trong việc tìm cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng. Ai cũng biết, là vựa lúa gạo và nông thủy sản của cả nước và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu trên thế giới, người dân vùng này vẫn đang có trình độ văn hóa giáo dục thấp nhất so với cả nước. Người dân còn thiếu nước sạch, hạ tầng cầu, đường, cảng chưa đủ để phục vụ phát triển kinh tế. Phụ nữ vùng này phân tán khắp nơi do nhiều nguyên nhân, một số đi lấy chồng ngoại như là một giải pháp cải thiện kinh tế gia đình.
Hôm nay tôi đã gặp một cô gái trẻ "Miền Tây" bay trên bầu trời Việt. Năm tới, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đi vào khai thác sẽ chắp cánh cho em bay cao và xa hơn. Dù là một tiếp viên hàng không khiêm tốn, hy vọng cũng đã nhóm lên. Con đường em đi sẽ mở ra cơ hội cho nhiều bạn gái trẻ khác, những người chọn cách cùng quê hương cưỡi rồng bay lên bằng con đường học vấn.
Sunday, December 19, 2010
Saturday, December 11, 2010
Đường mòn Hồ Chí Minh ở Mỹ và Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc ở Việt Nam
Nhiều năm rồi tôi mới trở lại thăm Đà Lạt. Thành phố có những bước phát triển rõ rệt về mặt kinh tế. Nhà cửa của cư dân được phủ lên những gam màu tươi sáng. Đường sá sạch, mới và giao thông có vẻ thông thoáng hơn. Các khu phố quanh thành phố có nhiều trại trồng rau và hoa theo công nghệ mới. Chưa có dịp xem các thành tích phát triển kinh tế của Đà Lạt, nhưng tôi tin chắc rằng từ quan sát thực tế, có vẻ du lịch và nông nghiệp đang vươn lên thành thế mạnh dẫn đầu của Đà Lạt.
Viếng Đồi Mộng Mơ khiến tôi giật mình về tính bền vững của tương lai phát triển của kinh tế du lịch của Đà Lạt. Khu "Đồi Mộng Mơ" của Đà Lạt có vẻ không tận dụng được cảnh sắc xinh tươi của thiên nhiên để làm du lịch văn hóa. Thay vào đó là một căn nhà cổ được mua từ miền Trung chuyển vào lắp dựng trở lại. Có lẽ những chủ nhân của Đồi Mộng Mơ chưa hiểu văn hóa nhà vườn ở Huế hoặc của Việt Nam nói chung. Căn nhà của người Việt chúng ta sẽ vô hồn nếu nó không gắn với một mảnh vườn hoặc chí ít là một đám rau thơm, vài cây ớt, sả cạnh nhà. Đằng sau khu nhà là một "Vạn Lý Trường Thành" thu nhỏ chạy vòng quanh khu du lịch với các tượng lính gác, voi, ngựa Trung Hoa. Nhà hát ca nhạc dân tộc miền núi dựng bên triền đồi với nhạc cụ hiện đại đàn organ điện và guitar. Không hiểu tên "Mộng Mơ" có ý nghĩa gì.
Không khí trong lành, khí trời se lạnh, màu sắc tươi thắm của hoa Đà Lạt khiến tôi chợt nhớ lại cảnh vật ở Đại học Colorado ở thành phố Boulder, bang Colorado, Mỹ. Nơi đó tôi đã bất ngờ khám phá "Đường mòn Hồ Chí Minh" do thầy trò trường đại học Colorado xây dựng. Con đường hẹp chỉ dành cho một hai người đi chuyển, chạy dọc theo con suối nhỏ uốn lượn quanh co trong khuôn viên thành phố đại học xinh đẹp.
Tôi nhớ lại, bạn S, người Hà Nội, vừa đi vừa lẩm bẩm, tự trách mình vì đã hiểu sai tinh thần cầu tiến và yêu hòa bình của đại bộ phận người dân Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Quả vậy, với cha là một vị tướng lỗi lạc, nhưng thế hệ trẻ của anh ấy chưa được trải bước trên con đường mòn lịch sử này trong chiến tranh. Khi phát hiện ra bảng tên, "Đường mòn Hồ Chí Minh" trong khuôn viên đại học của quốc gia đã một thời là "kẻ thù" khiến anh ấy ngạc nhiên và hết lòng kính trọng.
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới, khách du lịch có thể đến đó để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đến Việt Nam, mỗi người đều kỳ vọng thấy được những gì thể hiện lịch sử văn hóa của đất nước này. Với những gì quan sát tôi đang lo cho tương lai phát triển bền vững của du lịch Đà Lạt. Giá như con đường quanh co trong khu du lịch "Đồi Mộng Mơ" này được đặt tên là "Đường mòn Hồ Chí Minh" thì thật thú vị xiết bao!
Viếng Đồi Mộng Mơ khiến tôi giật mình về tính bền vững của tương lai phát triển của kinh tế du lịch của Đà Lạt. Khu "Đồi Mộng Mơ" của Đà Lạt có vẻ không tận dụng được cảnh sắc xinh tươi của thiên nhiên để làm du lịch văn hóa. Thay vào đó là một căn nhà cổ được mua từ miền Trung chuyển vào lắp dựng trở lại. Có lẽ những chủ nhân của Đồi Mộng Mơ chưa hiểu văn hóa nhà vườn ở Huế hoặc của Việt Nam nói chung. Căn nhà của người Việt chúng ta sẽ vô hồn nếu nó không gắn với một mảnh vườn hoặc chí ít là một đám rau thơm, vài cây ớt, sả cạnh nhà. Đằng sau khu nhà là một "Vạn Lý Trường Thành" thu nhỏ chạy vòng quanh khu du lịch với các tượng lính gác, voi, ngựa Trung Hoa. Nhà hát ca nhạc dân tộc miền núi dựng bên triền đồi với nhạc cụ hiện đại đàn organ điện và guitar. Không hiểu tên "Mộng Mơ" có ý nghĩa gì.
Không khí trong lành, khí trời se lạnh, màu sắc tươi thắm của hoa Đà Lạt khiến tôi chợt nhớ lại cảnh vật ở Đại học Colorado ở thành phố Boulder, bang Colorado, Mỹ. Nơi đó tôi đã bất ngờ khám phá "Đường mòn Hồ Chí Minh" do thầy trò trường đại học Colorado xây dựng. Con đường hẹp chỉ dành cho một hai người đi chuyển, chạy dọc theo con suối nhỏ uốn lượn quanh co trong khuôn viên thành phố đại học xinh đẹp.
Tôi nhớ lại, bạn S, người Hà Nội, vừa đi vừa lẩm bẩm, tự trách mình vì đã hiểu sai tinh thần cầu tiến và yêu hòa bình của đại bộ phận người dân Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Quả vậy, với cha là một vị tướng lỗi lạc, nhưng thế hệ trẻ của anh ấy chưa được trải bước trên con đường mòn lịch sử này trong chiến tranh. Khi phát hiện ra bảng tên, "Đường mòn Hồ Chí Minh" trong khuôn viên đại học của quốc gia đã một thời là "kẻ thù" khiến anh ấy ngạc nhiên và hết lòng kính trọng.
Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới, khách du lịch có thể đến đó để chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, đến Việt Nam, mỗi người đều kỳ vọng thấy được những gì thể hiện lịch sử văn hóa của đất nước này. Với những gì quan sát tôi đang lo cho tương lai phát triển bền vững của du lịch Đà Lạt. Giá như con đường quanh co trong khu du lịch "Đồi Mộng Mơ" này được đặt tên là "Đường mòn Hồ Chí Minh" thì thật thú vị xiết bao!
Subscribe to:
Posts (Atom)