Locals gather on an overcrowded beach in Nha Trang, Vietnam, where "overdevelopment without a watchful eye" has plummeted the region to the bottom of this year's "Destinations Rated" scorecard, an annual ratings list compiled by the National Geographic Society's Center for Sustainable Destinations.
To create the ratings, the center convened an independent panel of 340 experts in fields from historic preservation and sustainable tourism to travel writing and archaeology. The panel was asked to score 99 coastal hot spots around the world, using categories such as "top rated," "doing well," "in the balance," "facing trouble," and "bottom rated." (See pictures of 2009's best and worst destinations.)
As in previous years, the panel based its decisions on six criteria: environmental and ecological quality, social and cultural integrity, condition of historic buildings and archaeological sites, aesthetic appeal, quality of tourism management, and outlook for the future. (Read more about the survey method.) The results appear in the November/December 2010 issue of National Geographic Traveler magazine. (Both National Geographic News and Traveler are part of the National Geographic Society.)
In Nha Trang, the resort town is "fast becoming ruined by rampant commercial development," one anonymous panelist noted. "The once nice beaches are packed with hotels and bars. I would not return."
Published November 12, 2010
Here is my observation "Nha Trang the day I come back" posted in 2007 on my blog:
"Nếu bạn đã từng sống nhiều năm ở Nha Trang và cùng tôi đi dọc các đường phố của nó hôm nay, ắt bạn cũng sẽ nhận ra thêm một điều nữa là con người và cảnh quan Nha Trang của chị Liên ngày xưa giờ đây không còn nữa.
Sáng nay, khi đi ra biển Nha Trang để tìm lại thói quen đi bộ thể dục trước đây của mình, tôi đã nhận ra thêm vài lí do vì sao chị Liên không muốn ở lại thành phố này: Nha Trang của chị Liên mất mát nhiều quá! Những hàng cây xa cừ cổ thụ, như đoạn đường trước trường Võ Tánh cũ, nay là trường phổ thông cấp 3 Lý Tự Trọng, đã biến mất, thay bằng những dãy phố bê tông phô diễn sự giàu có vô hồn.
Tôi còn nhớ, lúc mới ra trường, về Nha Trang công tác, tôi thậm chí không có một chiếc xe đạp để đi làm. Sau này, anh Thọ để lại với giá hữu nghị cho tôi một chiếc xe đạp mini, với lý do để các ông anh khỏi chở tôi theo trên những chiếc xe đạp cà tàng mỗi lần đi nhậu lai rai bên Hà Ra, Xóm Bóng hay xa hơn, Cầu Đá, Mã Vòng. Khi biết tôi có chiếc xe mini ấy, chị Liên đã hoan hỉ đạp xe cùng tôi đi khắp những con đường tuyệt đẹp, xanh mát của Nha Trang.
Những con đường như thế giờ chỉ còn trong kỷ niệm."
Friday, November 19, 2010
Sunday, November 07, 2010
Từ Ai Cập nghĩ về Việt Nam
Chuyến đi thăm thủ đô Cairo và Khu nghỉ dưỡng Domina Coral Bay ở Sharm El Sheik, Ai Cập quả là một sự kỳ diệu của cuộc sống dành cho cá nhân tôi.
Là một người thích học hỏi, tôi coi chuyến đi này là một chuyến du học ngắn hạn về điều hành và quản trị khu nghỉ dưỡng cao cấp. Chuyến đi này còn giúp tôi "mở trí" thấy được người thật, việc thật, tận mắt chứng kiến cách phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp trên thực tế diễn ra như thế nào. Tôi nhận ra một thực tế đầy mỉa mai trong xã hội loài người, chúng ta đôi khi là nạn nhân của sự thành công của chính mình. Chẳng hạn, khu nghỉ dưỡng và khách sạn Domina đã bị bao vây ba phía, trừ mặt biển, sau 20 năm hoạt động. Giá phòng của Domina từ khoảng 1000 euro/phòng những năm đầu tiên đã bị kéo xuống 300-400 euro/phòng hiện nay do cạnh tranh.
Sự kỳ diệu thứ đến là được tham quan Phức hợp Kim Tự Tháp ở Giza và Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo. Ở Giza, tôi đã may mắn xem câu chuyện lịch sử Kim Tự Tháp kể bằng ánh sáng lazer vào ban đêm và được chui vào hầm mộ của một Kim Tự Tháp và tham quan tượng nhân sư, đầu người mình sư tử Sprinx vào ban ngày. Tất cả vật liệu xây dựng các công trình của Kim Tự Tháp đều xây bằng đá hoa. Riêng Kim Tự Tháp của vị vua thứ ba, phần đáy được xây bằng đá granit màu đỏ. Các tảng đá có chiều ngang dài hơn một sải tay và cao đến 3-4 mét được cắt xẻ vuông vức, sắc cạnh cho dù đã mấy ngàn năm qua. Thật thán phục khả năng ứng dụng tính toán số học và hình học của người Ai Cập cổ đại trong xác định tọa độ công trình xây dựng. Chẳng hạn, 4 mặt và các góc của Kim Tự Tháp đại diện cho 4 phương, 8 hướng. Tim của xác ướp nhà vua đặt trong hầm mộ được chỉnh sao cho đúng vào tâm của mặt đáy hình vuông và trọng tâm của Kim Tự Tháp tính từ đỉnh. Tòa tháp thứ nhất của vua cha Khufu cao khoảng 145 mét. Các đỉnh tháp của hai đời vua kế tiếp, tức là đời con và cháu, có độ cao lệch nhau đúng 1 mét.
Do không có nhiều thời gian để thăm hết Bảo tàng Ai Cập, người hướng dẫn và cũng là một nhà Ai Cập học đưa chúng tôi đến thăm các mẫu vật khai quật được trong hầm mộ vua Tutankhamun. Theo người hướng dẫn này, các đời sau của vua Ai Cập không tiếp tục xây Kim Tự Tháp mà trái lại họ cho xây các nhà mồ bí mật ẩn trong núi đá để ngăn chặn nạn trộm cắp. Xác ướp của vua Tut và khoảng 5000 cổ vật bằng đá, bằng vàng và ngọc, được chế tác hết sức tỉ mỉ và đầy sáng tạo. Việc khai quật hầm mộ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất của ông đã giúp loài người ngày nay hiểu biết sâu hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Chẳng hạn, xác ướp của nhà vua quyét qua máy cộng hưởng từ trường của Mỹ đã giúp xác định nguyên nhân cái chết của vì vua trẻ. Ông đã bị thương (không rõ do chiến đấu hay lúc đi săn) và đã mất do bị nhiễm trùng.
Trước công trình Kim Tự Tháp vĩ đại và các mẫu vật tinh xảo của vua Ai Cập cổ đại, tôi thầm nghĩ, ngày nay con người vẫn chưa giải quyết trọn vẹn câu hỏi, sau khi chết sẽ con người sẽ về đâu. Niềm tin vào sự sống lại về sau đã dẫn dắt người Ai Cập cổ đại làm nên những công trình kỹ, mỹ thuật tuyệt vời. Tôi cũng nhận ra một điều rằng ngày nay, mặc dù chúng ta có các công cụ thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, nhưng cách giải các bài toán số học và hình học căn bản vẫn không hơn gì cách đây hàng ngàn năm. Suy nghĩ sáng tạo và cảm nhận cái đẹp của loài người thời nay cũng không hơn gì người xưa từ mấy ngàn năm lịch sử.
Nền văn minh Ai Cập đến sớm nhưng con cháu họ ngày nay vẫn chưa làm gì cho xúng đáng để tự hào. Ai Cập vẫn là nước đang phát triển. Từ quan sát chiều cao của ba tòa Kim Tự Tháp, tôi phát hiện ra người Ai Cập cổ đặt ra một ẩn dụ đáng ngại cho sự phát triển của xã hội: con phải thấp hơn cha. Quan sát chiều cao của các khu phố quanh các đền thờ Hồi giáo tôi cũng có một nhận xét tương tự.
Nghĩ về đất nước chúng ta. Tổ tiên của chúng ta dù không để lại gia tài lớn lao gì cho hậu thế nhưng câu truyền miệng, "Con hơn cha, nhà có phúc." luôn giúp chúng ta nỗ lực phấn đấu, xây dựng cuộc sống hướng về tương lai để mỗi người, mỗi gia đình và đất nước một ngày mỗi tươi đẹp hơn. Thật đáng mừng khi nhận ra được chân lý này.
Võ đắc Khôi
Mời bạn xem thư viện ảnh của hầm mộ vua Tutankhamun: http://www.touregypt.net/museum/tuta.htm
Một vài hình ảnh của chuyến đi: http://www.facebook.com/home.php?#!/vodaco
Là một người thích học hỏi, tôi coi chuyến đi này là một chuyến du học ngắn hạn về điều hành và quản trị khu nghỉ dưỡng cao cấp. Chuyến đi này còn giúp tôi "mở trí" thấy được người thật, việc thật, tận mắt chứng kiến cách phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp trên thực tế diễn ra như thế nào. Tôi nhận ra một thực tế đầy mỉa mai trong xã hội loài người, chúng ta đôi khi là nạn nhân của sự thành công của chính mình. Chẳng hạn, khu nghỉ dưỡng và khách sạn Domina đã bị bao vây ba phía, trừ mặt biển, sau 20 năm hoạt động. Giá phòng của Domina từ khoảng 1000 euro/phòng những năm đầu tiên đã bị kéo xuống 300-400 euro/phòng hiện nay do cạnh tranh.
Sự kỳ diệu thứ đến là được tham quan Phức hợp Kim Tự Tháp ở Giza và Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo. Ở Giza, tôi đã may mắn xem câu chuyện lịch sử Kim Tự Tháp kể bằng ánh sáng lazer vào ban đêm và được chui vào hầm mộ của một Kim Tự Tháp và tham quan tượng nhân sư, đầu người mình sư tử Sprinx vào ban ngày. Tất cả vật liệu xây dựng các công trình của Kim Tự Tháp đều xây bằng đá hoa. Riêng Kim Tự Tháp của vị vua thứ ba, phần đáy được xây bằng đá granit màu đỏ. Các tảng đá có chiều ngang dài hơn một sải tay và cao đến 3-4 mét được cắt xẻ vuông vức, sắc cạnh cho dù đã mấy ngàn năm qua. Thật thán phục khả năng ứng dụng tính toán số học và hình học của người Ai Cập cổ đại trong xác định tọa độ công trình xây dựng. Chẳng hạn, 4 mặt và các góc của Kim Tự Tháp đại diện cho 4 phương, 8 hướng. Tim của xác ướp nhà vua đặt trong hầm mộ được chỉnh sao cho đúng vào tâm của mặt đáy hình vuông và trọng tâm của Kim Tự Tháp tính từ đỉnh. Tòa tháp thứ nhất của vua cha Khufu cao khoảng 145 mét. Các đỉnh tháp của hai đời vua kế tiếp, tức là đời con và cháu, có độ cao lệch nhau đúng 1 mét.
Do không có nhiều thời gian để thăm hết Bảo tàng Ai Cập, người hướng dẫn và cũng là một nhà Ai Cập học đưa chúng tôi đến thăm các mẫu vật khai quật được trong hầm mộ vua Tutankhamun. Theo người hướng dẫn này, các đời sau của vua Ai Cập không tiếp tục xây Kim Tự Tháp mà trái lại họ cho xây các nhà mồ bí mật ẩn trong núi đá để ngăn chặn nạn trộm cắp. Xác ướp của vua Tut và khoảng 5000 cổ vật bằng đá, bằng vàng và ngọc, được chế tác hết sức tỉ mỉ và đầy sáng tạo. Việc khai quật hầm mộ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất của ông đã giúp loài người ngày nay hiểu biết sâu hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Chẳng hạn, xác ướp của nhà vua quyét qua máy cộng hưởng từ trường của Mỹ đã giúp xác định nguyên nhân cái chết của vì vua trẻ. Ông đã bị thương (không rõ do chiến đấu hay lúc đi săn) và đã mất do bị nhiễm trùng.
Trước công trình Kim Tự Tháp vĩ đại và các mẫu vật tinh xảo của vua Ai Cập cổ đại, tôi thầm nghĩ, ngày nay con người vẫn chưa giải quyết trọn vẹn câu hỏi, sau khi chết sẽ con người sẽ về đâu. Niềm tin vào sự sống lại về sau đã dẫn dắt người Ai Cập cổ đại làm nên những công trình kỹ, mỹ thuật tuyệt vời. Tôi cũng nhận ra một điều rằng ngày nay, mặc dù chúng ta có các công cụ thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, nhưng cách giải các bài toán số học và hình học căn bản vẫn không hơn gì cách đây hàng ngàn năm. Suy nghĩ sáng tạo và cảm nhận cái đẹp của loài người thời nay cũng không hơn gì người xưa từ mấy ngàn năm lịch sử.
Nền văn minh Ai Cập đến sớm nhưng con cháu họ ngày nay vẫn chưa làm gì cho xúng đáng để tự hào. Ai Cập vẫn là nước đang phát triển. Từ quan sát chiều cao của ba tòa Kim Tự Tháp, tôi phát hiện ra người Ai Cập cổ đặt ra một ẩn dụ đáng ngại cho sự phát triển của xã hội: con phải thấp hơn cha. Quan sát chiều cao của các khu phố quanh các đền thờ Hồi giáo tôi cũng có một nhận xét tương tự.
Nghĩ về đất nước chúng ta. Tổ tiên của chúng ta dù không để lại gia tài lớn lao gì cho hậu thế nhưng câu truyền miệng, "Con hơn cha, nhà có phúc." luôn giúp chúng ta nỗ lực phấn đấu, xây dựng cuộc sống hướng về tương lai để mỗi người, mỗi gia đình và đất nước một ngày mỗi tươi đẹp hơn. Thật đáng mừng khi nhận ra được chân lý này.
Võ đắc Khôi
Mời bạn xem thư viện ảnh của hầm mộ vua Tutankhamun: http://www.touregypt.net/museum/tuta.htm
Một vài hình ảnh của chuyến đi: http://www.facebook.com/home.php?#!/vodaco
Subscribe to:
Posts (Atom)