Lăng Cô ngày trước
Ngày trước, có khá nhiều câu chuyện viết về Lăng Cô, nhưng hầu như chuyện nào cũng buồn. Khi còn đi học ở Huế, tôi có vài người bạn quê gốc Lăng Cô. Họ học giỏi và rất chăm chỉ. Nhưng người nào cũng ít nói, giấu kín mình giữa đám đông. Hình như họ có mặc cảm về bản thân hoặc quê hương nên không thích nói về mình. Không mặc cảm tự ti sao được khi ngày ấy Lăng Cô quá nghèo. Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn viết về cuộc sống ở Lăng Cô hồi còn chiến tranh trong truyện ngắn Đừng đến sân ga.[1]”
…“Băng qua con đường cát lún đầy bụi rậm và cỏ dại hai bên, dọc theo bờ biển, anh đi về phía xóm nhà nhỏ nằm xúm xít với nhau ở đàng kia, dọc theo bờ biển. Xóm toàn là những mái nhà lá xác xơ của ngư dân làm nghề chài lưới. Chỉ có một căn nhà gạch thấp ngay đầu xóm, đó là văn phòng Xã trưởng hay Quận trưởng.”
Viết về biển Lăng Cô thời đó, nhà văn mô tả.
“…Biển Lăng Cô không phải là một thắng cảnh danh tiếng, tấp nập du khách như một vài nơi khác. Ở đây sóng rì rào lặng lẽ. Ngoài khơi cảnh mênh mang tĩnh mịch, lác đác những thuyền buồm đánh cá. Bãi cát cũng vắng người, một vài đứa trẻ con lội nước đuổi bắt nhau đàng xa xa cuối xóm chài lưới.”
Lăng Cô thức dậy
Thật tình mà nói, Lăng Cô sau 1975, hòa bình lập lại vẫn nghèo. Dường như Lăng Cô chỉ vừa thức dậy cách đây vài năm khi ngành du lịch nước ta bắt đầu khởi sắc. Lý do thật dễ hiểu. Lăng Cô tuy gần Thành phố Đà Nẵng khoảng 35 cây số, nhưng lại bị ngăn cách bởi Đèo Hải Vân. Con đường đèo dài 21 cây số có tiếng là quanh co nguy hiểm, là ác mộng của các tay lái xe chuyên chạy tuyến đồng bằng. Lăng Cô cách Thành phố Huế khoảng 70 cây số, nhưng đường sá cách trở, phải qua hai đèo nhỏ là Phước Tượng và Phú Gia mới đến được Thành phố Huế.
Hoàn cảnh tách biệt ấy của Lăng Cô ngày nay, đang được cải thiện. Hầm Hải Vân đã thông. Sáng nay, chúng tôi đi từ trung tâm Thành phố Đà Nẵng đến Lăng Cô vỏn vẹn chỉ 20 phút ô tô. Từ Thành phố Huế đến Sân Bay Phú Bài, đường 4 làn xe đã mở. Chính phủ đã có chủ trương cho thu phí để làm hầm xuyên đèo Phú Gia và Phước Tượng. Trước khi đợi đến ngày ấy, chính quyền Huyện Phú Lộc và Tỉnh Thừa Thiên Huế cần kêu gọi đầu tư làm đường cao tốc đoạn phía Bắc Hầm Hải Vân nối Cảng Sân Bay Phú Bài. Trước mắt nên làm ngay đoạn Hải Vân - Lăng Cô để hút khách từ phía Thành phố Đà Nẵng.
Còn hồ nghi gì nữa, Lăng Cô sẽ là lựa chọn của khách du lịch muốn nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc nằm ở giữa Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng và Hội An. Lăng Cô có lợi thế thiên nhiên quá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đi tìm chốn nghỉ dưỡng cho người dân trong nước và quốc tế. Những người đang càng ngày muốn quay về với đời sống tĩnh lặng của thiên nhiên. So với các khu nghỉ dưỡng cao cấp đã hình thành dọc theo bán đảo Sơn Trà như Furama, Sandy Beach, Nam Hải hay cả Hội An Palm Resort, các khu nghỉ dưỡng ở Lăng Cô sẽ có một lợi thế cạnh tranh hầu như khó có thể tạo dựng được: Lăng Cô chưa hề bị đô thị hóa.
Quả vậy, thiên nhiên ban tặng cho Lăng Cô một vùng đầm phá rộng lớn nằm sát bên biển. Bãi biển Lăng Cô bờ thoải, cát trắng, nằm kề bên những rặng núi xanh rì đầy cây bao phủ, xa xa là vùng núi cao hùng vĩ của dãy Trường Sơn vươn mình ra Biển Đông. Hơn thế nữa, Đầm Lăng Cô rộng lớn và phẳng lặng như gương. Những ngày nắng đẹp, mặt nước phản ánh hình ảnh các rặng núi xanh bao quanh và những áng mây trắng tạo thành một bức tranh thủy mạc hoành tráng vô cùng.
Biển bao quanh chân đèo Hải Vân và vùng núi Chân Mây là nguồn cung cấp thủy sản thiên nhiên cho địa phương hầu như quanh năm. Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng về các loại hải sản tươi sống, cá, mực, tôm, cua, và các loại sò biển. Cứ xem bàn tay vô hình đánh giá về chất lượng hải sản sẽ biết rõ. Trên thị trường Việt Nam, mực khô Lăng Cô giá lúc nào cũng đất gấp rưỡi hoặc hai lần mực sản xuất từ nơi khác! Đầm Lăng Cô còn là thiên đường của các loại sò biển. Sò nhiều đến nỗi dân địa phương cào về làm mắm và đốt vỏ sò để làm vôi bón ruộng. Mắm sò đựng trong những vỏ chai trong suốt bằng thủy tinh, hầu như duy nhất chỉ ở Lăng Cô mới có. Ai xa quê lâu ngày nhìn những chai mắm sò, mắm tôm mà không nghĩ đến bửa cơm đậm đà hương vị quê hương ở nhà. Ai có dịp đi ngang qua Lăng Cô buổi sáng, dùng điểm tâm với món cháo hải sản ở đây sẽ khó quên được vị ngọt thanh tự nhiên của hải sản tươi sống. Hơn nữa, không chỉ có lợi thế từ quà tặng ấy của thiên nhiên. Tài nấu ăn khéo léo của người dân Lăng Cô làm cho thức ăn của nơi đây đã ngon lại càng thêm ngon. Bộ Trưởng Du Lịch Pháp cũng đã ghi lại bút tích về hương vị của thức ăn và tài chế biến của người dân địa phương khi ông có dịp một lần ghé qua Lăng Cô.Lăng Cô và vấn đề phát triển bền vữngCô Servane Rangheard, quốc tịch Pháp, là giám đốc quản lý dự án cho Royal An Nam Resort do Tổng Công ty Xây dựng Hòa Bình làm chủ đầu tư khởi công ngày 24 tháng 12 năm 2007 vừa qua. Khi đến hiện trường cô đã vội vã leo lên đỉnh gò cát cao nhất của địa điểm đầu tư để quan sát. Cô thở phào, vì từ khu vực xây dựng, cô không nhìn thấy quốc lộ IA. Khu nghỉ dưỡng cao cấp ngày nay cần những nơi như thế. Tuy nhiên, khi nghe lời giải thích này, tôi giật mình khi được biết Cảng Chân Mây chỉ cách khu nghỉ dưỡng tương lai này chỉ 3 cây số. Quyết định 04/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Điều 3, Mục 3 chủ trương xây dựng Chân Mây thành khu đô thị mới, Lăng Cô thành khu vực dịch vụ du lịch, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại mạo hiểm kết hợp với Sơn Chà, Hải Vân và Bạch Mã. Tuy nhiên, quyết định này cũng chủ trương biến Lăng Cô-Chân Mây thành khu vực dịch vụ mậu dịch phi thuế quan bao gồm cả sản xuất, lắp ráp hàng công nghiệp và sửa chữa thiết bị công nghiệp. Hơn nữa, ngày 14.11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1541 về điều chuyển Cảng Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) để quản lý và tiếp tục đầu tư, khai thác.
Tập đoàn Vinashin dự định làm gì ở Cảng Chân Mây? Nếu tập đoàn này xây dựng nơi đây một khu vực đóng mới và sửa chữa tàu biển, giấc mơ biến Lăng Cô thành thiên đường nghỉ dưỡng quốc tế sẽ bị đe dọa. Vấn đề ô nhiễm của Nhà máy Sửa chữa Tàu biển Hyundai-Vinashin (HVS) ở Vịnh Văn phong Khánh Hòa đã là bài học hiện thực[2]. Năm 2002, báo cáo khoa học "Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đối với chất lượng môi trường phần tây nam vịnh Vân Phong" do một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện được chính thức công bố. Theo đó, nhóm nghiên cứu nhận định chỉ có hoạt động của HVS là có nhiều khả năng tác động tiêu cực đối với môi trường biển khu vực tây nam vịnh Vân Phong. Lượng kim loại nặng lẫn trong chất thải rắn có khả năng đưa vào môi trường là rất lớn. Bà Lê Thị Vinh - Viện Hải dương học Nha Trang - đưa ra những chứng cứ khoa học cho thấy trong con hàu ở vịnh Vân Phong có nhiều kim loại nặng. Hàm lượng các kim loại nặng này đã vượt quá tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo qui định của Bộ Y tế VN gấp nhiều lần, đồng thời gia tăng rất nhanh theo thời gian từ 2002-2004.
Vì vậy, trước khi Vinashin triển khai công việc đầu tư ở Cảng Chân Mây, cần phải có ngay một chủ trương thống nhất từ trung ương đến địa phương về chiến lược phát triển cho Lăng Cô-Chân Mây. Công nghiệp tàu biển hay phát triển du lịch sinh thái kết hợp biển rừng? Tương lai phát triển của Lăng Cô sẽ bất đầu từ lựa chọn ấy.
[1] Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn là một trong những khuôn mặt văn chương Sài Gòn từ trước 1975. Ông qua đời ngày 9 tháng 7 năm 2005. Sau năm 1975 ông viết bài về bóng đá cho các báo dưới nhiều bút hiệu khác nhau.[2] Báo Tuổi Trẻ ra ngày Thứ tư, 31 Tháng mười 2007, “HVS "ngó lơ” những cảnh báo.”
Monday, December 24, 2007
Friday, December 07, 2007
Lề đường, cốt nền và tục phong thủy
Mỗi ngày đi về đôi khi cũng cho chúng ta nhiều quan sát thú vị về cảnh vật và con người hai bên đường.
Phát hiện đầy ngạc nhiên là từ mép nhà ra phía lề đường, các chủ hộ thường xây luôn phần lề theo ý mình với các loại vật liệu tự chọn. Do cốt nền khác nhau, lề đường cũng xuôi theo mặt đường ở các độ dốc khác nhau để thuận tiện cho các loại xe vào hay ra. Vô hình trung, lề đường gần như là “thềm lục địa” của các chủ hộ mặt tiền chứ không phải phần đất để dành cho người đi bộ. Điều gì khiến phần lớn lề đường đa số bị xâm phạm?
Trước hết, phải nói rằng từ cơ quan nhà nước cũng như tư nhân, ai ai cũng tận dụng mặt tiền và lề đường. Lề đường là nơi các công ty điện lực, công ty điện thoại, công ty truyền hình cáp chôn đầy các cột điện, cột đỡ dây điện thoại, lắp đặt cáp điện thoại, cáp truyền hình. Lề đường còn là nơi treo băng rôn, quảng cáo, nơi để thùng rác công cộng, là nơi cất các nhà tạm dành cho dân phòng ngũ qua đêm. Lề đường, là nơi kinh doanh của bất cứ ai có được căn phố mặt tiền, nơi để xe của các cửa hàng hai bên đường, nơi để nấu nướng, pha chế thức ăn, thức uống của các quán nhậu, giải khát, thậm chí còn là nơi họp chợ. Ở chợ Hòa Hưng, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, người dân còn mổ cá, cắt tỉa trái cây, hoa và bán cả thịt gà, vịt, heo ngay trên lề đường.
Rất mừng vì một số con đường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đang được đào lên để lót gạch có cùng màu và cùng cao độ Tuy nhiên, mỗi khi làm xong, thật trớ trêu, các căn hộ mặt tiền giờ đây bày ra như răng khểnh. Rõ ràng do thiếu quy định cốt nền cho từng con đường, người dân tự chọn cốt nền cho căn nhà của mình theo ý thích.
Không chỉ vì thích, theo tìm hiểu, có lẽ người dân còn bị ảnh hưởng tục phong thủy. Phong thủy là nét văn hóa cổ có ảnh hưởng khá lớn trong xây dựng của người Hoa. Người Hoa xưa tin rằng vũ trụ sinh ra và tồn tại là nhờ vận động của âm dương, ngũ hành. Âm (Yīn) tượng trưng cho bóng râm, mây che, các màu tối, giống cái, theo hướng đi xuống, và tượng trưng cho bóng đêm. Dương (Yáng) tượng trưng cho nơi sáng sủa, ánh nắng, các yếu tố hoạt động, các màu sáng, giống đực, theo hướng đi lên và tượng trưng cho ban ngày Vì ai cũng muốn hưng vượng, dân ta hiểu một cách đơn giản, phải xây cao hơn nhà kế bên một chút để cho hên. Kết quả là nền nhà, lề đường, thậm chí chiều cao tầng nhà liên kế hình hộp diêm không bao giờ có được một sự hài hòa của không gian đô thị hiện đại. Thực ra, theo quan niệm phong thủy của người Hoa, mọi tạo vật trong tự nhiên đều có chứa đựng cả hai yếu tố âm và dương. Cả hai yếu tố này vận động không ngừng chứ không tĩnh tại. Áp dụng phong thủy trong xây dựng chính là tìm sự hài hòa của môi trường để con người sống và làm việc sao cho hiệu quả và để cùng nhau tồn tại chứ không phải để tạo sự mất cân đối của người khác, thậm chí phá hủy môi trường tự nhiên. Tiếc thay, thiếu nghiên cứu, thiếu tầm nhìn, chúng ta lại làm cho cuộc sống của chính mình bị cản trở và lãng phí một cách vô ích.
Nói rằng thiếu nghiên cứu vẫn còn hơi đao to búa lớn. Chỉ cần quan sát là tốt lắm rồi. Hồi nhỏ cứ mỗi lần tần ngần đứng ngắm ô tô chạy trên quốc lộ 1 hay xe lửa chạy qua tuyến đường sắt Bắc –Nam, tôi cứ thắc mắc vì sao mặt đường xây cao đến như vậy. Về sau, khi tham gia ngành cầu đường, tôi mới hiểu ra, các kỹ sư đã tính toán đến cả hai vấn đề tránh lũ và tránh lún. Do vậy, chỉ cần quan sát các công trình tồn tại lâu hàng thế kỷ, chúng ta có thể nhận ra các quy luật. Tương tự như thế, nếu bạn về thăm các căn nhà cổ, đền, chùa, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bạn sẽ nhận ra cốt nền của các công trình khá cao, vừa để cho nơi thờ phượng hay cư trú cao ráo, thoáng mát lại vừa kinh tế do không phải gia cố nhiều lần vì hai vấn đề lũ và lún nói trên.
Trên các phương tiện thông tin gần đây hay đề cập đến hai chữ tâm và tầm. Hai chữ này cũng rất hợp trong câu chuyện của chúng ta. Hãy lấy thành phồ Hồ Chí Minh làm ví dụ. Nhu cầu đất ở Thành phố quá nóng. Nếu làm nên một con đường, đất hai bên tăng giá hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Đại lộ Nam Sài Gòn là một ví dụ quá rõ, con đường này là cửa ngỏ thông về phía Nam của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Mặc dầu đường băng qua khu sình lầy, các căn hộ cao tầng và khu biệt thự ăn theo đang mọc lên như nấm. Cả một vùng sinh thái ngập mặn, cửa thoát của các con kênh bắt nguồn từ các quận nội đô thành phố Hồ Chí Minh đang bị san lấp, bịt kín. Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ hễ mưa là ngập. Ngân sách của thành phố giờ đây không thể không chi cho việc chống ngập. Xét về mặt kinh tế, cả hai nhóm, người có của cải mua được nơi ở đẹp và dân nghèo thành phố đều phải đóng góp ngân sách cho việc chống ngập. Duy chỉ có báo cáo kết quả lợi nhuận của công ty, cá nhân kinh doanh địa ốc là tăng mấy chục, thậm chí mấy trăm phần trăm một năm.
Chuyện nhỏ về cốt nền và lề đường cũng cho thấy thành phố cần có ngay một quy hoạch mang tính chiến lược cho sự phát triển trong tương lai gần. Trái đất đang ấm dần lên, mực biển sẽ dâng cao, nghe nói nước ta sẽ có khoảng 16 triệu người mất nơi cư ngụ. Chuyện ấy còn xa vời quá, nhưng Thành phố vỡ đê bao vừa rồi là một báo động đỏ về nguy cơ lãng phí tiền của vô cùng to lớn nếu không bắt tay tính toán chuyện quy hoạch đô thị ngay từ bây giờ.
Phát hiện đầy ngạc nhiên là từ mép nhà ra phía lề đường, các chủ hộ thường xây luôn phần lề theo ý mình với các loại vật liệu tự chọn. Do cốt nền khác nhau, lề đường cũng xuôi theo mặt đường ở các độ dốc khác nhau để thuận tiện cho các loại xe vào hay ra. Vô hình trung, lề đường gần như là “thềm lục địa” của các chủ hộ mặt tiền chứ không phải phần đất để dành cho người đi bộ. Điều gì khiến phần lớn lề đường đa số bị xâm phạm?
Trước hết, phải nói rằng từ cơ quan nhà nước cũng như tư nhân, ai ai cũng tận dụng mặt tiền và lề đường. Lề đường là nơi các công ty điện lực, công ty điện thoại, công ty truyền hình cáp chôn đầy các cột điện, cột đỡ dây điện thoại, lắp đặt cáp điện thoại, cáp truyền hình. Lề đường còn là nơi treo băng rôn, quảng cáo, nơi để thùng rác công cộng, là nơi cất các nhà tạm dành cho dân phòng ngũ qua đêm. Lề đường, là nơi kinh doanh của bất cứ ai có được căn phố mặt tiền, nơi để xe của các cửa hàng hai bên đường, nơi để nấu nướng, pha chế thức ăn, thức uống của các quán nhậu, giải khát, thậm chí còn là nơi họp chợ. Ở chợ Hòa Hưng, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, người dân còn mổ cá, cắt tỉa trái cây, hoa và bán cả thịt gà, vịt, heo ngay trên lề đường.
Rất mừng vì một số con đường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đang được đào lên để lót gạch có cùng màu và cùng cao độ Tuy nhiên, mỗi khi làm xong, thật trớ trêu, các căn hộ mặt tiền giờ đây bày ra như răng khểnh. Rõ ràng do thiếu quy định cốt nền cho từng con đường, người dân tự chọn cốt nền cho căn nhà của mình theo ý thích.
Không chỉ vì thích, theo tìm hiểu, có lẽ người dân còn bị ảnh hưởng tục phong thủy. Phong thủy là nét văn hóa cổ có ảnh hưởng khá lớn trong xây dựng của người Hoa. Người Hoa xưa tin rằng vũ trụ sinh ra và tồn tại là nhờ vận động của âm dương, ngũ hành. Âm (Yīn) tượng trưng cho bóng râm, mây che, các màu tối, giống cái, theo hướng đi xuống, và tượng trưng cho bóng đêm. Dương (Yáng) tượng trưng cho nơi sáng sủa, ánh nắng, các yếu tố hoạt động, các màu sáng, giống đực, theo hướng đi lên và tượng trưng cho ban ngày Vì ai cũng muốn hưng vượng, dân ta hiểu một cách đơn giản, phải xây cao hơn nhà kế bên một chút để cho hên. Kết quả là nền nhà, lề đường, thậm chí chiều cao tầng nhà liên kế hình hộp diêm không bao giờ có được một sự hài hòa của không gian đô thị hiện đại. Thực ra, theo quan niệm phong thủy của người Hoa, mọi tạo vật trong tự nhiên đều có chứa đựng cả hai yếu tố âm và dương. Cả hai yếu tố này vận động không ngừng chứ không tĩnh tại. Áp dụng phong thủy trong xây dựng chính là tìm sự hài hòa của môi trường để con người sống và làm việc sao cho hiệu quả và để cùng nhau tồn tại chứ không phải để tạo sự mất cân đối của người khác, thậm chí phá hủy môi trường tự nhiên. Tiếc thay, thiếu nghiên cứu, thiếu tầm nhìn, chúng ta lại làm cho cuộc sống của chính mình bị cản trở và lãng phí một cách vô ích.
Nói rằng thiếu nghiên cứu vẫn còn hơi đao to búa lớn. Chỉ cần quan sát là tốt lắm rồi. Hồi nhỏ cứ mỗi lần tần ngần đứng ngắm ô tô chạy trên quốc lộ 1 hay xe lửa chạy qua tuyến đường sắt Bắc –Nam, tôi cứ thắc mắc vì sao mặt đường xây cao đến như vậy. Về sau, khi tham gia ngành cầu đường, tôi mới hiểu ra, các kỹ sư đã tính toán đến cả hai vấn đề tránh lũ và tránh lún. Do vậy, chỉ cần quan sát các công trình tồn tại lâu hàng thế kỷ, chúng ta có thể nhận ra các quy luật. Tương tự như thế, nếu bạn về thăm các căn nhà cổ, đền, chùa, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bạn sẽ nhận ra cốt nền của các công trình khá cao, vừa để cho nơi thờ phượng hay cư trú cao ráo, thoáng mát lại vừa kinh tế do không phải gia cố nhiều lần vì hai vấn đề lũ và lún nói trên.
Trên các phương tiện thông tin gần đây hay đề cập đến hai chữ tâm và tầm. Hai chữ này cũng rất hợp trong câu chuyện của chúng ta. Hãy lấy thành phồ Hồ Chí Minh làm ví dụ. Nhu cầu đất ở Thành phố quá nóng. Nếu làm nên một con đường, đất hai bên tăng giá hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Đại lộ Nam Sài Gòn là một ví dụ quá rõ, con đường này là cửa ngỏ thông về phía Nam của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Mặc dầu đường băng qua khu sình lầy, các căn hộ cao tầng và khu biệt thự ăn theo đang mọc lên như nấm. Cả một vùng sinh thái ngập mặn, cửa thoát của các con kênh bắt nguồn từ các quận nội đô thành phố Hồ Chí Minh đang bị san lấp, bịt kín. Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ hễ mưa là ngập. Ngân sách của thành phố giờ đây không thể không chi cho việc chống ngập. Xét về mặt kinh tế, cả hai nhóm, người có của cải mua được nơi ở đẹp và dân nghèo thành phố đều phải đóng góp ngân sách cho việc chống ngập. Duy chỉ có báo cáo kết quả lợi nhuận của công ty, cá nhân kinh doanh địa ốc là tăng mấy chục, thậm chí mấy trăm phần trăm một năm.
Chuyện nhỏ về cốt nền và lề đường cũng cho thấy thành phố cần có ngay một quy hoạch mang tính chiến lược cho sự phát triển trong tương lai gần. Trái đất đang ấm dần lên, mực biển sẽ dâng cao, nghe nói nước ta sẽ có khoảng 16 triệu người mất nơi cư ngụ. Chuyện ấy còn xa vời quá, nhưng Thành phố vỡ đê bao vừa rồi là một báo động đỏ về nguy cơ lãng phí tiền của vô cùng to lớn nếu không bắt tay tính toán chuyện quy hoạch đô thị ngay từ bây giờ.
Mời các bạn đọc bài này từ Tuổi trẻ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=233634&ChannelID=118
Tuesday, December 04, 2007
Vietnamese students should again learn philosophy!
"There could be no end to civil unrest and corruption until men came to understand the purpose of life and of society; and only philosophy could bring about this understanding."
Plato's The Republic
Subscribe to:
Posts (Atom)