Lăng Cô ngày trước
Ngày trước, có khá nhiều câu chuyện viết về Lăng Cô, nhưng hầu như chuyện nào cũng buồn. Khi còn đi học ở Huế, tôi có vài người bạn quê gốc Lăng Cô. Họ học giỏi và rất chăm chỉ. Nhưng người nào cũng ít nói, giấu kín mình giữa đám đông. Hình như họ có mặc cảm về bản thân hoặc quê hương nên không thích nói về mình. Không mặc cảm tự ti sao được khi ngày ấy Lăng Cô quá nghèo. Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn viết về cuộc sống ở Lăng Cô hồi còn chiến tranh trong truyện ngắn Đừng đến sân ga.[1]”
…“Băng qua con đường cát lún đầy bụi rậm và cỏ dại hai bên, dọc theo bờ biển, anh đi về phía xóm nhà nhỏ nằm xúm xít với nhau ở đàng kia, dọc theo bờ biển. Xóm toàn là những mái nhà lá xác xơ của ngư dân làm nghề chài lưới. Chỉ có một căn nhà gạch thấp ngay đầu xóm, đó là văn phòng Xã trưởng hay Quận trưởng.”
Viết về biển Lăng Cô thời đó, nhà văn mô tả.
“…Biển Lăng Cô không phải là một thắng cảnh danh tiếng, tấp nập du khách như một vài nơi khác. Ở đây sóng rì rào lặng lẽ. Ngoài khơi cảnh mênh mang tĩnh mịch, lác đác những thuyền buồm đánh cá. Bãi cát cũng vắng người, một vài đứa trẻ con lội nước đuổi bắt nhau đàng xa xa cuối xóm chài lưới.”
Lăng Cô thức dậy
Thật tình mà nói, Lăng Cô sau 1975, hòa bình lập lại vẫn nghèo. Dường như Lăng Cô chỉ vừa thức dậy cách đây vài năm khi ngành du lịch nước ta bắt đầu khởi sắc. Lý do thật dễ hiểu. Lăng Cô tuy gần Thành phố Đà Nẵng khoảng 35 cây số, nhưng lại bị ngăn cách bởi Đèo Hải Vân. Con đường đèo dài 21 cây số có tiếng là quanh co nguy hiểm, là ác mộng của các tay lái xe chuyên chạy tuyến đồng bằng. Lăng Cô cách Thành phố Huế khoảng 70 cây số, nhưng đường sá cách trở, phải qua hai đèo nhỏ là Phước Tượng và Phú Gia mới đến được Thành phố Huế.
Hoàn cảnh tách biệt ấy của Lăng Cô ngày nay, đang được cải thiện. Hầm Hải Vân đã thông. Sáng nay, chúng tôi đi từ trung tâm Thành phố Đà Nẵng đến Lăng Cô vỏn vẹn chỉ 20 phút ô tô. Từ Thành phố Huế đến Sân Bay Phú Bài, đường 4 làn xe đã mở. Chính phủ đã có chủ trương cho thu phí để làm hầm xuyên đèo Phú Gia và Phước Tượng. Trước khi đợi đến ngày ấy, chính quyền Huyện Phú Lộc và Tỉnh Thừa Thiên Huế cần kêu gọi đầu tư làm đường cao tốc đoạn phía Bắc Hầm Hải Vân nối Cảng Sân Bay Phú Bài. Trước mắt nên làm ngay đoạn Hải Vân - Lăng Cô để hút khách từ phía Thành phố Đà Nẵng.
Còn hồ nghi gì nữa, Lăng Cô sẽ là lựa chọn của khách du lịch muốn nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc nằm ở giữa Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng và Hội An. Lăng Cô có lợi thế thiên nhiên quá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đi tìm chốn nghỉ dưỡng cho người dân trong nước và quốc tế. Những người đang càng ngày muốn quay về với đời sống tĩnh lặng của thiên nhiên. So với các khu nghỉ dưỡng cao cấp đã hình thành dọc theo bán đảo Sơn Trà như Furama, Sandy Beach, Nam Hải hay cả Hội An Palm Resort, các khu nghỉ dưỡng ở Lăng Cô sẽ có một lợi thế cạnh tranh hầu như khó có thể tạo dựng được: Lăng Cô chưa hề bị đô thị hóa.
Quả vậy, thiên nhiên ban tặng cho Lăng Cô một vùng đầm phá rộng lớn nằm sát bên biển. Bãi biển Lăng Cô bờ thoải, cát trắng, nằm kề bên những rặng núi xanh rì đầy cây bao phủ, xa xa là vùng núi cao hùng vĩ của dãy Trường Sơn vươn mình ra Biển Đông. Hơn thế nữa, Đầm Lăng Cô rộng lớn và phẳng lặng như gương. Những ngày nắng đẹp, mặt nước phản ánh hình ảnh các rặng núi xanh bao quanh và những áng mây trắng tạo thành một bức tranh thủy mạc hoành tráng vô cùng.
Biển bao quanh chân đèo Hải Vân và vùng núi Chân Mây là nguồn cung cấp thủy sản thiên nhiên cho địa phương hầu như quanh năm. Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng về các loại hải sản tươi sống, cá, mực, tôm, cua, và các loại sò biển. Cứ xem bàn tay vô hình đánh giá về chất lượng hải sản sẽ biết rõ. Trên thị trường Việt Nam, mực khô Lăng Cô giá lúc nào cũng đất gấp rưỡi hoặc hai lần mực sản xuất từ nơi khác! Đầm Lăng Cô còn là thiên đường của các loại sò biển. Sò nhiều đến nỗi dân địa phương cào về làm mắm và đốt vỏ sò để làm vôi bón ruộng. Mắm sò đựng trong những vỏ chai trong suốt bằng thủy tinh, hầu như duy nhất chỉ ở Lăng Cô mới có. Ai xa quê lâu ngày nhìn những chai mắm sò, mắm tôm mà không nghĩ đến bửa cơm đậm đà hương vị quê hương ở nhà. Ai có dịp đi ngang qua Lăng Cô buổi sáng, dùng điểm tâm với món cháo hải sản ở đây sẽ khó quên được vị ngọt thanh tự nhiên của hải sản tươi sống. Hơn nữa, không chỉ có lợi thế từ quà tặng ấy của thiên nhiên. Tài nấu ăn khéo léo của người dân Lăng Cô làm cho thức ăn của nơi đây đã ngon lại càng thêm ngon. Bộ Trưởng Du Lịch Pháp cũng đã ghi lại bút tích về hương vị của thức ăn và tài chế biến của người dân địa phương khi ông có dịp một lần ghé qua Lăng Cô.Lăng Cô và vấn đề phát triển bền vữngCô Servane Rangheard, quốc tịch Pháp, là giám đốc quản lý dự án cho Royal An Nam Resort do Tổng Công ty Xây dựng Hòa Bình làm chủ đầu tư khởi công ngày 24 tháng 12 năm 2007 vừa qua. Khi đến hiện trường cô đã vội vã leo lên đỉnh gò cát cao nhất của địa điểm đầu tư để quan sát. Cô thở phào, vì từ khu vực xây dựng, cô không nhìn thấy quốc lộ IA. Khu nghỉ dưỡng cao cấp ngày nay cần những nơi như thế. Tuy nhiên, khi nghe lời giải thích này, tôi giật mình khi được biết Cảng Chân Mây chỉ cách khu nghỉ dưỡng tương lai này chỉ 3 cây số. Quyết định 04/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Điều 3, Mục 3 chủ trương xây dựng Chân Mây thành khu đô thị mới, Lăng Cô thành khu vực dịch vụ du lịch, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại mạo hiểm kết hợp với Sơn Chà, Hải Vân và Bạch Mã. Tuy nhiên, quyết định này cũng chủ trương biến Lăng Cô-Chân Mây thành khu vực dịch vụ mậu dịch phi thuế quan bao gồm cả sản xuất, lắp ráp hàng công nghiệp và sửa chữa thiết bị công nghiệp. Hơn nữa, ngày 14.11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1541 về điều chuyển Cảng Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) để quản lý và tiếp tục đầu tư, khai thác.
Tập đoàn Vinashin dự định làm gì ở Cảng Chân Mây? Nếu tập đoàn này xây dựng nơi đây một khu vực đóng mới và sửa chữa tàu biển, giấc mơ biến Lăng Cô thành thiên đường nghỉ dưỡng quốc tế sẽ bị đe dọa. Vấn đề ô nhiễm của Nhà máy Sửa chữa Tàu biển Hyundai-Vinashin (HVS) ở Vịnh Văn phong Khánh Hòa đã là bài học hiện thực[2]. Năm 2002, báo cáo khoa học "Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đối với chất lượng môi trường phần tây nam vịnh Vân Phong" do một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện được chính thức công bố. Theo đó, nhóm nghiên cứu nhận định chỉ có hoạt động của HVS là có nhiều khả năng tác động tiêu cực đối với môi trường biển khu vực tây nam vịnh Vân Phong. Lượng kim loại nặng lẫn trong chất thải rắn có khả năng đưa vào môi trường là rất lớn. Bà Lê Thị Vinh - Viện Hải dương học Nha Trang - đưa ra những chứng cứ khoa học cho thấy trong con hàu ở vịnh Vân Phong có nhiều kim loại nặng. Hàm lượng các kim loại nặng này đã vượt quá tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo qui định của Bộ Y tế VN gấp nhiều lần, đồng thời gia tăng rất nhanh theo thời gian từ 2002-2004.
Vì vậy, trước khi Vinashin triển khai công việc đầu tư ở Cảng Chân Mây, cần phải có ngay một chủ trương thống nhất từ trung ương đến địa phương về chiến lược phát triển cho Lăng Cô-Chân Mây. Công nghiệp tàu biển hay phát triển du lịch sinh thái kết hợp biển rừng? Tương lai phát triển của Lăng Cô sẽ bất đầu từ lựa chọn ấy.
[1] Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn là một trong những khuôn mặt văn chương Sài Gòn từ trước 1975. Ông qua đời ngày 9 tháng 7 năm 2005. Sau năm 1975 ông viết bài về bóng đá cho các báo dưới nhiều bút hiệu khác nhau.[2] Báo Tuổi Trẻ ra ngày Thứ tư, 31 Tháng mười 2007, “HVS "ngó lơ” những cảnh báo.”
Monday, December 24, 2007
Friday, December 07, 2007
Lề đường, cốt nền và tục phong thủy
Mỗi ngày đi về đôi khi cũng cho chúng ta nhiều quan sát thú vị về cảnh vật và con người hai bên đường.
Phát hiện đầy ngạc nhiên là từ mép nhà ra phía lề đường, các chủ hộ thường xây luôn phần lề theo ý mình với các loại vật liệu tự chọn. Do cốt nền khác nhau, lề đường cũng xuôi theo mặt đường ở các độ dốc khác nhau để thuận tiện cho các loại xe vào hay ra. Vô hình trung, lề đường gần như là “thềm lục địa” của các chủ hộ mặt tiền chứ không phải phần đất để dành cho người đi bộ. Điều gì khiến phần lớn lề đường đa số bị xâm phạm?
Trước hết, phải nói rằng từ cơ quan nhà nước cũng như tư nhân, ai ai cũng tận dụng mặt tiền và lề đường. Lề đường là nơi các công ty điện lực, công ty điện thoại, công ty truyền hình cáp chôn đầy các cột điện, cột đỡ dây điện thoại, lắp đặt cáp điện thoại, cáp truyền hình. Lề đường còn là nơi treo băng rôn, quảng cáo, nơi để thùng rác công cộng, là nơi cất các nhà tạm dành cho dân phòng ngũ qua đêm. Lề đường, là nơi kinh doanh của bất cứ ai có được căn phố mặt tiền, nơi để xe của các cửa hàng hai bên đường, nơi để nấu nướng, pha chế thức ăn, thức uống của các quán nhậu, giải khát, thậm chí còn là nơi họp chợ. Ở chợ Hòa Hưng, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, người dân còn mổ cá, cắt tỉa trái cây, hoa và bán cả thịt gà, vịt, heo ngay trên lề đường.
Rất mừng vì một số con đường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đang được đào lên để lót gạch có cùng màu và cùng cao độ Tuy nhiên, mỗi khi làm xong, thật trớ trêu, các căn hộ mặt tiền giờ đây bày ra như răng khểnh. Rõ ràng do thiếu quy định cốt nền cho từng con đường, người dân tự chọn cốt nền cho căn nhà của mình theo ý thích.
Không chỉ vì thích, theo tìm hiểu, có lẽ người dân còn bị ảnh hưởng tục phong thủy. Phong thủy là nét văn hóa cổ có ảnh hưởng khá lớn trong xây dựng của người Hoa. Người Hoa xưa tin rằng vũ trụ sinh ra và tồn tại là nhờ vận động của âm dương, ngũ hành. Âm (Yīn) tượng trưng cho bóng râm, mây che, các màu tối, giống cái, theo hướng đi xuống, và tượng trưng cho bóng đêm. Dương (Yáng) tượng trưng cho nơi sáng sủa, ánh nắng, các yếu tố hoạt động, các màu sáng, giống đực, theo hướng đi lên và tượng trưng cho ban ngày Vì ai cũng muốn hưng vượng, dân ta hiểu một cách đơn giản, phải xây cao hơn nhà kế bên một chút để cho hên. Kết quả là nền nhà, lề đường, thậm chí chiều cao tầng nhà liên kế hình hộp diêm không bao giờ có được một sự hài hòa của không gian đô thị hiện đại. Thực ra, theo quan niệm phong thủy của người Hoa, mọi tạo vật trong tự nhiên đều có chứa đựng cả hai yếu tố âm và dương. Cả hai yếu tố này vận động không ngừng chứ không tĩnh tại. Áp dụng phong thủy trong xây dựng chính là tìm sự hài hòa của môi trường để con người sống và làm việc sao cho hiệu quả và để cùng nhau tồn tại chứ không phải để tạo sự mất cân đối của người khác, thậm chí phá hủy môi trường tự nhiên. Tiếc thay, thiếu nghiên cứu, thiếu tầm nhìn, chúng ta lại làm cho cuộc sống của chính mình bị cản trở và lãng phí một cách vô ích.
Nói rằng thiếu nghiên cứu vẫn còn hơi đao to búa lớn. Chỉ cần quan sát là tốt lắm rồi. Hồi nhỏ cứ mỗi lần tần ngần đứng ngắm ô tô chạy trên quốc lộ 1 hay xe lửa chạy qua tuyến đường sắt Bắc –Nam, tôi cứ thắc mắc vì sao mặt đường xây cao đến như vậy. Về sau, khi tham gia ngành cầu đường, tôi mới hiểu ra, các kỹ sư đã tính toán đến cả hai vấn đề tránh lũ và tránh lún. Do vậy, chỉ cần quan sát các công trình tồn tại lâu hàng thế kỷ, chúng ta có thể nhận ra các quy luật. Tương tự như thế, nếu bạn về thăm các căn nhà cổ, đền, chùa, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bạn sẽ nhận ra cốt nền của các công trình khá cao, vừa để cho nơi thờ phượng hay cư trú cao ráo, thoáng mát lại vừa kinh tế do không phải gia cố nhiều lần vì hai vấn đề lũ và lún nói trên.
Trên các phương tiện thông tin gần đây hay đề cập đến hai chữ tâm và tầm. Hai chữ này cũng rất hợp trong câu chuyện của chúng ta. Hãy lấy thành phồ Hồ Chí Minh làm ví dụ. Nhu cầu đất ở Thành phố quá nóng. Nếu làm nên một con đường, đất hai bên tăng giá hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Đại lộ Nam Sài Gòn là một ví dụ quá rõ, con đường này là cửa ngỏ thông về phía Nam của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Mặc dầu đường băng qua khu sình lầy, các căn hộ cao tầng và khu biệt thự ăn theo đang mọc lên như nấm. Cả một vùng sinh thái ngập mặn, cửa thoát của các con kênh bắt nguồn từ các quận nội đô thành phố Hồ Chí Minh đang bị san lấp, bịt kín. Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ hễ mưa là ngập. Ngân sách của thành phố giờ đây không thể không chi cho việc chống ngập. Xét về mặt kinh tế, cả hai nhóm, người có của cải mua được nơi ở đẹp và dân nghèo thành phố đều phải đóng góp ngân sách cho việc chống ngập. Duy chỉ có báo cáo kết quả lợi nhuận của công ty, cá nhân kinh doanh địa ốc là tăng mấy chục, thậm chí mấy trăm phần trăm một năm.
Chuyện nhỏ về cốt nền và lề đường cũng cho thấy thành phố cần có ngay một quy hoạch mang tính chiến lược cho sự phát triển trong tương lai gần. Trái đất đang ấm dần lên, mực biển sẽ dâng cao, nghe nói nước ta sẽ có khoảng 16 triệu người mất nơi cư ngụ. Chuyện ấy còn xa vời quá, nhưng Thành phố vỡ đê bao vừa rồi là một báo động đỏ về nguy cơ lãng phí tiền của vô cùng to lớn nếu không bắt tay tính toán chuyện quy hoạch đô thị ngay từ bây giờ.
Phát hiện đầy ngạc nhiên là từ mép nhà ra phía lề đường, các chủ hộ thường xây luôn phần lề theo ý mình với các loại vật liệu tự chọn. Do cốt nền khác nhau, lề đường cũng xuôi theo mặt đường ở các độ dốc khác nhau để thuận tiện cho các loại xe vào hay ra. Vô hình trung, lề đường gần như là “thềm lục địa” của các chủ hộ mặt tiền chứ không phải phần đất để dành cho người đi bộ. Điều gì khiến phần lớn lề đường đa số bị xâm phạm?
Trước hết, phải nói rằng từ cơ quan nhà nước cũng như tư nhân, ai ai cũng tận dụng mặt tiền và lề đường. Lề đường là nơi các công ty điện lực, công ty điện thoại, công ty truyền hình cáp chôn đầy các cột điện, cột đỡ dây điện thoại, lắp đặt cáp điện thoại, cáp truyền hình. Lề đường còn là nơi treo băng rôn, quảng cáo, nơi để thùng rác công cộng, là nơi cất các nhà tạm dành cho dân phòng ngũ qua đêm. Lề đường, là nơi kinh doanh của bất cứ ai có được căn phố mặt tiền, nơi để xe của các cửa hàng hai bên đường, nơi để nấu nướng, pha chế thức ăn, thức uống của các quán nhậu, giải khát, thậm chí còn là nơi họp chợ. Ở chợ Hòa Hưng, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, người dân còn mổ cá, cắt tỉa trái cây, hoa và bán cả thịt gà, vịt, heo ngay trên lề đường.
Rất mừng vì một số con đường lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đang được đào lên để lót gạch có cùng màu và cùng cao độ Tuy nhiên, mỗi khi làm xong, thật trớ trêu, các căn hộ mặt tiền giờ đây bày ra như răng khểnh. Rõ ràng do thiếu quy định cốt nền cho từng con đường, người dân tự chọn cốt nền cho căn nhà của mình theo ý thích.
Không chỉ vì thích, theo tìm hiểu, có lẽ người dân còn bị ảnh hưởng tục phong thủy. Phong thủy là nét văn hóa cổ có ảnh hưởng khá lớn trong xây dựng của người Hoa. Người Hoa xưa tin rằng vũ trụ sinh ra và tồn tại là nhờ vận động của âm dương, ngũ hành. Âm (Yīn) tượng trưng cho bóng râm, mây che, các màu tối, giống cái, theo hướng đi xuống, và tượng trưng cho bóng đêm. Dương (Yáng) tượng trưng cho nơi sáng sủa, ánh nắng, các yếu tố hoạt động, các màu sáng, giống đực, theo hướng đi lên và tượng trưng cho ban ngày Vì ai cũng muốn hưng vượng, dân ta hiểu một cách đơn giản, phải xây cao hơn nhà kế bên một chút để cho hên. Kết quả là nền nhà, lề đường, thậm chí chiều cao tầng nhà liên kế hình hộp diêm không bao giờ có được một sự hài hòa của không gian đô thị hiện đại. Thực ra, theo quan niệm phong thủy của người Hoa, mọi tạo vật trong tự nhiên đều có chứa đựng cả hai yếu tố âm và dương. Cả hai yếu tố này vận động không ngừng chứ không tĩnh tại. Áp dụng phong thủy trong xây dựng chính là tìm sự hài hòa của môi trường để con người sống và làm việc sao cho hiệu quả và để cùng nhau tồn tại chứ không phải để tạo sự mất cân đối của người khác, thậm chí phá hủy môi trường tự nhiên. Tiếc thay, thiếu nghiên cứu, thiếu tầm nhìn, chúng ta lại làm cho cuộc sống của chính mình bị cản trở và lãng phí một cách vô ích.
Nói rằng thiếu nghiên cứu vẫn còn hơi đao to búa lớn. Chỉ cần quan sát là tốt lắm rồi. Hồi nhỏ cứ mỗi lần tần ngần đứng ngắm ô tô chạy trên quốc lộ 1 hay xe lửa chạy qua tuyến đường sắt Bắc –Nam, tôi cứ thắc mắc vì sao mặt đường xây cao đến như vậy. Về sau, khi tham gia ngành cầu đường, tôi mới hiểu ra, các kỹ sư đã tính toán đến cả hai vấn đề tránh lũ và tránh lún. Do vậy, chỉ cần quan sát các công trình tồn tại lâu hàng thế kỷ, chúng ta có thể nhận ra các quy luật. Tương tự như thế, nếu bạn về thăm các căn nhà cổ, đền, chùa, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bạn sẽ nhận ra cốt nền của các công trình khá cao, vừa để cho nơi thờ phượng hay cư trú cao ráo, thoáng mát lại vừa kinh tế do không phải gia cố nhiều lần vì hai vấn đề lũ và lún nói trên.
Trên các phương tiện thông tin gần đây hay đề cập đến hai chữ tâm và tầm. Hai chữ này cũng rất hợp trong câu chuyện của chúng ta. Hãy lấy thành phồ Hồ Chí Minh làm ví dụ. Nhu cầu đất ở Thành phố quá nóng. Nếu làm nên một con đường, đất hai bên tăng giá hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Đại lộ Nam Sài Gòn là một ví dụ quá rõ, con đường này là cửa ngỏ thông về phía Nam của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Mặc dầu đường băng qua khu sình lầy, các căn hộ cao tầng và khu biệt thự ăn theo đang mọc lên như nấm. Cả một vùng sinh thái ngập mặn, cửa thoát của các con kênh bắt nguồn từ các quận nội đô thành phố Hồ Chí Minh đang bị san lấp, bịt kín. Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ hễ mưa là ngập. Ngân sách của thành phố giờ đây không thể không chi cho việc chống ngập. Xét về mặt kinh tế, cả hai nhóm, người có của cải mua được nơi ở đẹp và dân nghèo thành phố đều phải đóng góp ngân sách cho việc chống ngập. Duy chỉ có báo cáo kết quả lợi nhuận của công ty, cá nhân kinh doanh địa ốc là tăng mấy chục, thậm chí mấy trăm phần trăm một năm.
Chuyện nhỏ về cốt nền và lề đường cũng cho thấy thành phố cần có ngay một quy hoạch mang tính chiến lược cho sự phát triển trong tương lai gần. Trái đất đang ấm dần lên, mực biển sẽ dâng cao, nghe nói nước ta sẽ có khoảng 16 triệu người mất nơi cư ngụ. Chuyện ấy còn xa vời quá, nhưng Thành phố vỡ đê bao vừa rồi là một báo động đỏ về nguy cơ lãng phí tiền của vô cùng to lớn nếu không bắt tay tính toán chuyện quy hoạch đô thị ngay từ bây giờ.
Mời các bạn đọc bài này từ Tuổi trẻ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=233634&ChannelID=118
Tuesday, December 04, 2007
Vietnamese students should again learn philosophy!
"There could be no end to civil unrest and corruption until men came to understand the purpose of life and of society; and only philosophy could bring about this understanding."
Plato's The Republic
Sunday, November 25, 2007
Ngày tạ ơn
Bạn có bao giờ mang ơn ai không? Thật ra, trong cuộc đời chúng ta ai mà chẳng có duyên nợ với người, với đời. Thậm chí hồi nhỏ tôi còn được nghe nhiều chuyện thần linh, chẳng hạn, cá Ông cứu người, Quan Âm Bồ Tát xuất hiện trên biển Đông cứu nạn ngư phủ...
Làm ơn và trả ơn xuất phát từ lòng nhân đạo, tính tự nguyện của mỗi người. Hồi bé, sau mỗi vụ mùa, tôi thường thấy cha tôi xay một thúng gạo mới đặt giữa sân, thắp nén nhang để tạ ơn trời đất có được vụ mùa thành công. Trong suy nghĩ của chú bé hồi ấy, tôi thấy rất lạ, sau khi nhang tàn, thúng gạo vẫn còn nguyên. Khi tôi thi đậu vào lớp sáu, mẹ tôi nấu chè xôi cúng để tạ ơn tổ tiên đã phò hộ cho con cháu thi đỗ. Hành vi của cha mẹ tôi cùng những ví dụ sống điển hình của cha tôi đã tạo cho tôi thói quen giúp đỡ người khác.
Năm 1994 khi sang Mỹ du học, cuộc sống ở đấy cho tôi một số cơ hội quan sát cách làm từ thiện của người dân Mỹ.
Ngày xưa, một nhóm người Anh đã xuống tàu vượt biển đi tìm cuộc sống mới ở Tân Thế Giới. Sau 66 ngày đêm trên một chuyến hành trình đầy chết chóc, họ đã nhìn thấy đất liền và cuối cùng đặt chân lên một cảng biển giàu tài nguyên ở Plymouth, nay thuộc bang Massachusetts. Do không được chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt ở xứ lạ, họ bị đói, rét và có nguy cơ chết trước khi mùa xuân đến. May thay, người da đỏ đã đến kết bạn và cung cấp lương thực, dạy cách săn bắn, trồng tỉa và vì thế, những mùa đông sau, những người nhập cư không còn phải đói khổ. Là những nông dân ở Anh trước đây, khi cuộc sống khá lên, họ có thói quen nghĩ đến tổ chức lễ ăn mừng. Tại buổi tiệc tạ ơn, họ đã mời thổ dân da đỏ, những người đã cứu mạng họ trong những ngày đầu khó khăn trên vùng đất mới. Bữa tiệc có lúa mì, lúa mạch, bắp, bí ngô, cá, nai và tất nhiên là có cả gà rừng nữa. Vài năm sau, những người mới đến lại bị mất mùa. Thủ lĩnh của họ yêu cầu mọi người nhịn ăn và cầu nguyện một ngày. Ít lâu sau, trời đổ mưa, vụ mùa được cứu. Vì thế, ngày cầu nguyện ấy được chọn làm ngày tạ ơn. Về sau, các đời Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn ngày thứ Năm của tuần thứ tư thuộc tháng 11 là ngày lễ chính thức của nước Mỹ.
Tháng 11 năm 1994, vừa đến Mỹ được vài tháng, chúng tôi được Viện Kinh Tế thông báo, nếu ai không có gia đình vào ngày Lễ Tạ Ơn có thể đăng ký đến ăn tối với một gia đình người Mỹ. Tôi đã làm thế và được mời đến ăn tối tại một gia đình trước đó không hề quen biết. Một ngày sống trọn vẹn với gia đình, được đối xử như là thành viên trong nhà. Tôi không hề tìm thấy một chút gượng gạo, ban ơn trong ánh mắt và cử chỉ của toàn bộ thành viên gia đình. Bữa ăn có gà tây, khoai tây nghiền, bánh nhân táo. Đến hơn nửa đêm, toàn bộ gia đình lên một chiếc xe van đưa tôi về cư xá.
Lúc ở San Francisco, tôi quẹo xe nhầm vào đường một chiều. Xe chạy như nước chảy vào giờ cao điểm khiến tôi không thể quay xe. Đang lúng túng, một thanh niên có thân hình như hộ pháp, xăm mình, đầu trọc, ngảnh mặt hỏi, "Ông gặp rắc rối hả? Đợi một lát nhé!" Vài phút sau, anh ta đến trước xe tôi, ngừng xe lại, tạo cho tôi một khoảng trống để quay xe.
Lần cuối cùng trước khi rời nước Mỹ, do đồ đạc khá nhiều, tôi gọi điện cho tổ chức Goodwill để tặng các món đồ cũ. Nhân viên tiếp tân yêu cầu tôi đưa đến chứ không cho người đến nhận. Tôi hiểu ra rằng, tự nguyện cho ai thứ gì phải đích thân mình mang đi chứ không chờ người đến quyên góp.
Ngày tốt nghiệp là ngày trọng đại nhất trong đời. Vào ngày đó, cha mẹ, ông bà, anh em thường có mặt tại buổi lễ. Khi thấy tôi một mình, bà ngoại của bạn cùng lớp hỏi về gia đình tôi. Khi nghe nói, gia đình của tôi ở xa không đến được, bà bật khóc.
Nhiều năm qua, thỉnh thoảng tôi thường đến nhà tình thương để chơi với trẻ mồ côi. Tôi tự nhủ, hãy cố gắng chỉ một ngày trong năm để làm những việc như thế. Mời bạn xem ảnh các trẻ mồ côi ở Mái Ấm Mai Tâm do cha Toại quản lý và anh Nguyễn Tuấn Khanh chụp theo đường dẫn: http://kanenguyen.blogspot.com/.
Các bạn có tin không? Một số những đứa trẻ này đang mang trong người mầm bệnh HIV quái ác.
Làm ơn và trả ơn xuất phát từ lòng nhân đạo, tính tự nguyện của mỗi người. Hồi bé, sau mỗi vụ mùa, tôi thường thấy cha tôi xay một thúng gạo mới đặt giữa sân, thắp nén nhang để tạ ơn trời đất có được vụ mùa thành công. Trong suy nghĩ của chú bé hồi ấy, tôi thấy rất lạ, sau khi nhang tàn, thúng gạo vẫn còn nguyên. Khi tôi thi đậu vào lớp sáu, mẹ tôi nấu chè xôi cúng để tạ ơn tổ tiên đã phò hộ cho con cháu thi đỗ. Hành vi của cha mẹ tôi cùng những ví dụ sống điển hình của cha tôi đã tạo cho tôi thói quen giúp đỡ người khác.
Năm 1994 khi sang Mỹ du học, cuộc sống ở đấy cho tôi một số cơ hội quan sát cách làm từ thiện của người dân Mỹ.
Ngày xưa, một nhóm người Anh đã xuống tàu vượt biển đi tìm cuộc sống mới ở Tân Thế Giới. Sau 66 ngày đêm trên một chuyến hành trình đầy chết chóc, họ đã nhìn thấy đất liền và cuối cùng đặt chân lên một cảng biển giàu tài nguyên ở Plymouth, nay thuộc bang Massachusetts. Do không được chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt ở xứ lạ, họ bị đói, rét và có nguy cơ chết trước khi mùa xuân đến. May thay, người da đỏ đã đến kết bạn và cung cấp lương thực, dạy cách săn bắn, trồng tỉa và vì thế, những mùa đông sau, những người nhập cư không còn phải đói khổ. Là những nông dân ở Anh trước đây, khi cuộc sống khá lên, họ có thói quen nghĩ đến tổ chức lễ ăn mừng. Tại buổi tiệc tạ ơn, họ đã mời thổ dân da đỏ, những người đã cứu mạng họ trong những ngày đầu khó khăn trên vùng đất mới. Bữa tiệc có lúa mì, lúa mạch, bắp, bí ngô, cá, nai và tất nhiên là có cả gà rừng nữa. Vài năm sau, những người mới đến lại bị mất mùa. Thủ lĩnh của họ yêu cầu mọi người nhịn ăn và cầu nguyện một ngày. Ít lâu sau, trời đổ mưa, vụ mùa được cứu. Vì thế, ngày cầu nguyện ấy được chọn làm ngày tạ ơn. Về sau, các đời Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn ngày thứ Năm của tuần thứ tư thuộc tháng 11 là ngày lễ chính thức của nước Mỹ.
Tháng 11 năm 1994, vừa đến Mỹ được vài tháng, chúng tôi được Viện Kinh Tế thông báo, nếu ai không có gia đình vào ngày Lễ Tạ Ơn có thể đăng ký đến ăn tối với một gia đình người Mỹ. Tôi đã làm thế và được mời đến ăn tối tại một gia đình trước đó không hề quen biết. Một ngày sống trọn vẹn với gia đình, được đối xử như là thành viên trong nhà. Tôi không hề tìm thấy một chút gượng gạo, ban ơn trong ánh mắt và cử chỉ của toàn bộ thành viên gia đình. Bữa ăn có gà tây, khoai tây nghiền, bánh nhân táo. Đến hơn nửa đêm, toàn bộ gia đình lên một chiếc xe van đưa tôi về cư xá.
Lúc ở San Francisco, tôi quẹo xe nhầm vào đường một chiều. Xe chạy như nước chảy vào giờ cao điểm khiến tôi không thể quay xe. Đang lúng túng, một thanh niên có thân hình như hộ pháp, xăm mình, đầu trọc, ngảnh mặt hỏi, "Ông gặp rắc rối hả? Đợi một lát nhé!" Vài phút sau, anh ta đến trước xe tôi, ngừng xe lại, tạo cho tôi một khoảng trống để quay xe.
Lần cuối cùng trước khi rời nước Mỹ, do đồ đạc khá nhiều, tôi gọi điện cho tổ chức Goodwill để tặng các món đồ cũ. Nhân viên tiếp tân yêu cầu tôi đưa đến chứ không cho người đến nhận. Tôi hiểu ra rằng, tự nguyện cho ai thứ gì phải đích thân mình mang đi chứ không chờ người đến quyên góp.
Ngày tốt nghiệp là ngày trọng đại nhất trong đời. Vào ngày đó, cha mẹ, ông bà, anh em thường có mặt tại buổi lễ. Khi thấy tôi một mình, bà ngoại của bạn cùng lớp hỏi về gia đình tôi. Khi nghe nói, gia đình của tôi ở xa không đến được, bà bật khóc.
Nhiều năm qua, thỉnh thoảng tôi thường đến nhà tình thương để chơi với trẻ mồ côi. Tôi tự nhủ, hãy cố gắng chỉ một ngày trong năm để làm những việc như thế. Mời bạn xem ảnh các trẻ mồ côi ở Mái Ấm Mai Tâm do cha Toại quản lý và anh Nguyễn Tuấn Khanh chụp theo đường dẫn: http://kanenguyen.blogspot.com/.
Các bạn có tin không? Một số những đứa trẻ này đang mang trong người mầm bệnh HIV quái ác.
Wednesday, October 24, 2007
Giải quyết nạn kẹt xe cần những câu hỏi đúng!
Peter Drucker trong cuốn “Thực tiễn của quản lý” nhận xét rằng hầu hết những sai lầm trong các quyết định quản lý là do nhấn mạnh việc tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là đặt câu hỏi đúng. Vì vậy, để giải quyết nạn kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta nên bắt đầu bằng hai chữ - TẠI SAO? Tại sao lại kẹt xe?
Người viết đã tham gia phương tiện công cộng từ tháng 10/2006 đến nay và đã tiến hành trò chuyện mỗi ngày hai chuyến đi và về với đông đảo người già, thanh niên và nhất là sinh viên, học sinh về vấn nạn kẹt xe. Dưới đây là các lý do gây kẹt xe được nhiều người thống nhất:
a) Kẹt xe vì ngày càng nhiều người và phương tiện tham gia giao thông,
b) Kẹt xe vì cơ sở hạ tầng giao thông hiện tại không đáp ứng với tình hình thực tế,
c) Kẹt xe vì ý thức tham gia giao thông của người dân kém,
d) Kẹt xe vì các yếu tố mang tính thời vụ và bất thường, như mùa thi cử, tai nạn giao thông, mưa bão, cây ngã …
Để tìm ra giải pháp cho vấn nạn kẹt xe, ứng dụng phương pháp giải quyết vấn đề và ra quyết định trong quản lý, người viết hỏi ý kiến người đồng hành trên các chuyến xe buýt và xếp hạng các lý do trên bằng cách cho điểm theo các tỷ lệ dựa trên ý kiến về tầm quan trọng: thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Kết quả thống kê về ý kiến của người tham gia khảo sát thật đáng ngạc nhiên! Dưới đây là bảng tổng kết nguyên nhân kẹt xe theo tầm quan trọng.
1.(c) quan trọng nhất – DO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG KÉM
2.(a) quan trọng nhì - DO NGƯỜI & PHƯƠNG TIỆN CÀNG ĐÔNG
3.(b) quan trọng nhì – DO HỆ THỐNG GIAO THÔNG LẠC HẬU
4.(d) quan trọng thứ ba – DO CÁC YẾU TỐ KHÁC
Theo ý kiến những người tham gia khảo sát, kẹt xe phần lớn là do ý thức người tham gia giao thông kém, chen lấn lẫn nhau, không chịu nhường đường. Một học sinh ở Trường Công Nhân Kỹ Thuật Cao Thắng thành phố Hồ Chí Minh nêu ví dụ rất thuyết phục. Ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng Tám ở thành phố Hồ Chí Minh ít kẹt xe vì luôn có công an giao thông đứng gát! Ở các ngã tư, ngã năm, nếu vắng bóng công an giao thông, tình hình kẹt xe rất dễ xãy ra và nếu công an giao thông không can thiệp ngay, tình hình sẽ trở nên rất tồi tệ.
Nếu nhận xét này là đúng, biện pháp trước mắt cho vấn nạn kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh là cần tăng thêm số lượng công an giao thông, tăng lương và phụ cấp độc hại cho họ. Trang bị thêm phương tiện và bố trí lực lượng công an giao thông trên hầu hết các giao lộ quan trọng, trong các giờ cao điểm mỗi ngày. Cần có hình phạt nặng nhưng nộp phạt phải minh bạch và khoa học. Công an giao thông không cần thiết phải thu tiền mặt mà chỉ cần phạt nguội ghi số xe, số bằng lái, địa chỉ cơ quan, hay nhà riêng, giao phiếu nộp phạt có tài khoản của cơ quan thuế để người vi phạm đóng tiền phạt. Người vi phạm trốn tránh trách nhiệm nộp phạt sẽ chịu hình phạt rất nặng… Thành phố nên tiến hành phân luồng và giờ ưu tiên cho xe buýt phục vụ học sinh và công nhân.
Chọn lựa thứ hai của đa số người tham gia là (a) và (b). Thành phố Hồ Chí Minh là một nơi dễ kiếm sống ai cũng mong muốn đến đây để mưu sinh. Vì thế, người tham gia giao thông càng ngày càng đông là chuyện tất yếu. Nhưng thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển ra sao nếu thiếu lao động nhập cư từ hầu hết các địa phương đổ về.
Giải quyết dãn dân ra khỏi nội thành là cần thiết nhưng là một giải pháp mang tính chiến lược lâu dài và cần sự hợp tác của các tỉnh thành phụ cận. Vấn đề hạ tầng giao thông, ai cũng thấy hệ thống giao thông ở thành phố quá lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông. Nhưng liệu các biện pháp giật gấu vá vai như hiện nay quan sát thấy ở các đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh có thể giải quyết vấn nạn kẹt xe? Thêm vào đó, phong trào xây cao ốc ở quận 1, quận 3 làm văn phòng cho thuê và căn hộ vừa phá vỡ cảnh quan thành phố vừa tăng dân số nội thành, liệu có phải là giải pháp tốt? Có thể bắt chước Malaysia, Trung Quốc, xây những khu tái định cư mới vệ tinh ngoài nội thành để vừa có được tính hiện đại, lại giữ gìn nét đô thị truyền thống?
Đường hầm (metro), đường trên không (motor rail) cần một lượng vốn khổng lồ và thời gian thi công khá lâu. Tuy nhiên, nhận xét rất hay của một Việt Kiều ở Cali cũng cần được xem xét, “Ở Cali đường rộng 8 đến 12 làn xe, vẫn còn nạn kẹt xe nếu không kết hợp với các biện pháp khác như phân luồng ưu tiên, dãn dân ra khỏi các thành phố lớn …
Lựa chọn giải pháp khôn ngoan, trước mắt và lâu dài là một bài toán tùy thuộc vào các nhà quản lý thành phố hiện nay và lịch sử sẽ phán xét những đóng góp của họ.
Người viết đã tham gia phương tiện công cộng từ tháng 10/2006 đến nay và đã tiến hành trò chuyện mỗi ngày hai chuyến đi và về với đông đảo người già, thanh niên và nhất là sinh viên, học sinh về vấn nạn kẹt xe. Dưới đây là các lý do gây kẹt xe được nhiều người thống nhất:
a) Kẹt xe vì ngày càng nhiều người và phương tiện tham gia giao thông,
b) Kẹt xe vì cơ sở hạ tầng giao thông hiện tại không đáp ứng với tình hình thực tế,
c) Kẹt xe vì ý thức tham gia giao thông của người dân kém,
d) Kẹt xe vì các yếu tố mang tính thời vụ và bất thường, như mùa thi cử, tai nạn giao thông, mưa bão, cây ngã …
Để tìm ra giải pháp cho vấn nạn kẹt xe, ứng dụng phương pháp giải quyết vấn đề và ra quyết định trong quản lý, người viết hỏi ý kiến người đồng hành trên các chuyến xe buýt và xếp hạng các lý do trên bằng cách cho điểm theo các tỷ lệ dựa trên ý kiến về tầm quan trọng: thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư. Kết quả thống kê về ý kiến của người tham gia khảo sát thật đáng ngạc nhiên! Dưới đây là bảng tổng kết nguyên nhân kẹt xe theo tầm quan trọng.
1.(c) quan trọng nhất – DO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG KÉM
2.(a) quan trọng nhì - DO NGƯỜI & PHƯƠNG TIỆN CÀNG ĐÔNG
3.(b) quan trọng nhì – DO HỆ THỐNG GIAO THÔNG LẠC HẬU
4.(d) quan trọng thứ ba – DO CÁC YẾU TỐ KHÁC
Theo ý kiến những người tham gia khảo sát, kẹt xe phần lớn là do ý thức người tham gia giao thông kém, chen lấn lẫn nhau, không chịu nhường đường. Một học sinh ở Trường Công Nhân Kỹ Thuật Cao Thắng thành phố Hồ Chí Minh nêu ví dụ rất thuyết phục. Ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng Tám ở thành phố Hồ Chí Minh ít kẹt xe vì luôn có công an giao thông đứng gát! Ở các ngã tư, ngã năm, nếu vắng bóng công an giao thông, tình hình kẹt xe rất dễ xãy ra và nếu công an giao thông không can thiệp ngay, tình hình sẽ trở nên rất tồi tệ.
Nếu nhận xét này là đúng, biện pháp trước mắt cho vấn nạn kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh là cần tăng thêm số lượng công an giao thông, tăng lương và phụ cấp độc hại cho họ. Trang bị thêm phương tiện và bố trí lực lượng công an giao thông trên hầu hết các giao lộ quan trọng, trong các giờ cao điểm mỗi ngày. Cần có hình phạt nặng nhưng nộp phạt phải minh bạch và khoa học. Công an giao thông không cần thiết phải thu tiền mặt mà chỉ cần phạt nguội ghi số xe, số bằng lái, địa chỉ cơ quan, hay nhà riêng, giao phiếu nộp phạt có tài khoản của cơ quan thuế để người vi phạm đóng tiền phạt. Người vi phạm trốn tránh trách nhiệm nộp phạt sẽ chịu hình phạt rất nặng… Thành phố nên tiến hành phân luồng và giờ ưu tiên cho xe buýt phục vụ học sinh và công nhân.
Chọn lựa thứ hai của đa số người tham gia là (a) và (b). Thành phố Hồ Chí Minh là một nơi dễ kiếm sống ai cũng mong muốn đến đây để mưu sinh. Vì thế, người tham gia giao thông càng ngày càng đông là chuyện tất yếu. Nhưng thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển ra sao nếu thiếu lao động nhập cư từ hầu hết các địa phương đổ về.
Giải quyết dãn dân ra khỏi nội thành là cần thiết nhưng là một giải pháp mang tính chiến lược lâu dài và cần sự hợp tác của các tỉnh thành phụ cận. Vấn đề hạ tầng giao thông, ai cũng thấy hệ thống giao thông ở thành phố quá lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông. Nhưng liệu các biện pháp giật gấu vá vai như hiện nay quan sát thấy ở các đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh có thể giải quyết vấn nạn kẹt xe? Thêm vào đó, phong trào xây cao ốc ở quận 1, quận 3 làm văn phòng cho thuê và căn hộ vừa phá vỡ cảnh quan thành phố vừa tăng dân số nội thành, liệu có phải là giải pháp tốt? Có thể bắt chước Malaysia, Trung Quốc, xây những khu tái định cư mới vệ tinh ngoài nội thành để vừa có được tính hiện đại, lại giữ gìn nét đô thị truyền thống?
Đường hầm (metro), đường trên không (motor rail) cần một lượng vốn khổng lồ và thời gian thi công khá lâu. Tuy nhiên, nhận xét rất hay của một Việt Kiều ở Cali cũng cần được xem xét, “Ở Cali đường rộng 8 đến 12 làn xe, vẫn còn nạn kẹt xe nếu không kết hợp với các biện pháp khác như phân luồng ưu tiên, dãn dân ra khỏi các thành phố lớn …
Lựa chọn giải pháp khôn ngoan, trước mắt và lâu dài là một bài toán tùy thuộc vào các nhà quản lý thành phố hiện nay và lịch sử sẽ phán xét những đóng góp của họ.
Sunday, October 07, 2007
Nha Trang ngày về
Tôi trở về thăm Nha Trang tuần rồi không dự định trước, cũng như hai mươi lăm năm trước đây, tôi đã về sống ở đó mà không hề có kế hoạch gì cả. Nha Trang có nhiều đổi thay, nhưng may thay, tình thương của bạn bè và bà con không hề thay đổi. Đã chín giờ tối, nghe cú phôn mời đột xuất, bạn bè vẫn sẵn lòng bước ra khỏi nhà tụ tập trong một quán bình dân để hàn huyên tâm sự. Nói là bạn, nhưng chỉ có một người cùng tuổi. Đa số những người còn lại tóc đã bạc trắng. Hai mươi lăm năm rồi còn gì!
Liên, tên chị được nhắc nhiều làm không khí buổi họp mặt đượm buồn. Chị Liên đã ra đi trong cô đơn để lại một con cún Nhật bơ vơ. Chị mong ước được chôn cất bên dòng sông Thạch Hãn, nơi chôn nhau cắt rốn và chị đã mãn nguyện. Nhưng tôi thì hụt hẫng. Tôi còn bao nhiêu câu chuyện chưa nói hết với chị! Chị đã sống ở Nha Trang nhưng không có một nơi để chúng tôi thỉnh thoảng trở về thắp cho chị một nén nhang. Sao chị không yêu Nha Trang mà lại quay về bên dòng sông tuổi thơ nhỉ?
Tôi tự lần tìm câu trả lời từ chính mình. Chị Liên không đẹp. Nghe nói, chị học giỏi và đỗ đạt cao ở Khoa tiếng Anh, Đại học Sư Phạm Huế. Chị lưu lạc về Nha Trang như tôi. Đi dạy rồi nghỉ dạy ở trường làm cô giáo tại nhà. Chị gặp tôi và kết bạn với những người hiện đang ngồi với tôi để nói về chị tối nay. Tôi hay đến nhà chị chơi vào mỗi buổi chiều cuối tuần. Ngồi bên ghế đu đặt dưới tàn cây vú sữa. Chị ở nhà của một người anh. Ngôi nhà có vườn rộng như bao kiểu nhà ở Huế thời trước. Có lẽ vì yêu thiên nhiên và yêu Huế, người anh, cũng là một giáo viên Trường Võ Tánh ở Nha Trang, đã sao chụp kiểu vườn ở Huế mang về tạo lập ở Nha Trang. Chị Liên thích nhạc Trịnh Công Sơn. Trồng bằng được hoa quỳnh trong vườn nhà để rồi thấp thỏm chờ đêm hoa khai nhụy. Chị đạp xe đi khắp Nha Trang mời những người bạn thân đến uống trà ngồi ngắm hoa quỳnh nở. Tôi không có diễm phúc ấy, vì thời đó tuy văn phòng đặt ở Nha Trang, nhưng tôi làm việc ở Thành phố Tuy Hòa, nay thuộc tỉnh Phú Yên..
Chị Liên yêu ai nhỉ? Anh Thọ hay anh Quyến? Hay chị có cảm tình với tôi? Cảm tình thôi, chứ yêu thì nhất định không phải. Chị hơn tôi cả chục tuổi. Chị tinh thông hai ngoại ngữ Anh và Pháp và thấu hiểu triết học Đông và Tây phương. Còn tôi là gã trai lông bông, tiền lương tháng chỉ đủ bao bạn bè hai lần. Những ngày còn lại tôi trốn biệt lên rừng hay về quê, sống nhờ cơm tập thể. Nhưng tôi đến với chị còn một vài lý do, tôi thích khung cảnh nhà vườn, nơi suốt thời kỳ tuổi thơ tôi đã trãi qua và tôi còn thích không gian yên tĩnh lãng đãng những lời ca buồn của nhạc sĩ họ Trịnh
Có lẽ định mệnh lẻ loi của chị đã được báo trước. Chị thích bài hát “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn, “Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về…” Khi ta còn trẻ với tâm hồn trong sáng, tràn đầy xúc cảm, những ca từ thì thầm của nhạc sĩ họ Trịnh có thể gây tác động rất lớn lên não bộ của chúng ta. Theo tôi, ca từ và âm điệu của ông có thể mạnh đến mức hình thành thói quen thưởng thức âm nhạc của nhiều thế hệ. Chị Liên sống vào thời kỳ sự phổ biến của nhạc Trịnh lên đỉnh điểm ấy,ắt chị cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Một trong những người trong cuộc gặp mặt hôm nay, Thọ và Quyến là hai người cùng trang lứa của chị Liên. Họ học hành thành đạt. Nghe nói, hai anh đều là sĩ quan chế độ cũ. Tuy nhiên, chỉ mới bắt đầu tham gia quân đội thì cuộc chiến kết thúc. Hai người trở về sống với bố mẹ ở Nha Trang. Quyến thì bạo hơn trong quan hệ tình cảm, nhưng chẳng bao giờ anh cho chị một câu trả lời, khi nào thì trò chơi kết thúc. Thọ thì sâu sắc và kín đáo. Có thể chị Liên bị hai con người này bủa vây tình cảm. Tuổi đã lớn mà thời gian thì như nước chảy qua cầu. Nhiều năm trôi qua. Tôi không biết anh Quyến lấy vợ khi nào. Nghe nói đó là một người con gái Đà Lạt. Còn Thọ thì bị cô Kiều đốn ngã. Nói là đốn ngã vì cô Kiều yêu anh Thọ và quyết tâm xốc tới giành lấy người mình yêu. Sao nhiều phụ nữ Việt Nam, mà cụ thể là chị Liên, không hành động như cô Kiều nhỉ.
Người anh sang định cư bên Mỹ đã bán nửa diện tích vườn nhà. Tôi bị sốc dù đó không phải là tài sản của mình. Từ đó, tôi ít lui tới hơn. Rồi thời gian trôi qua, tôi cũng đã lập gia đình và lao vào lo toan cuộc sống. Chị Liên vẫn cô đơn sống ở nửa mảnh vườn còn lại. Về sau, gia đình tôi di chuyển về Sài Gòn, chúng tôi không còn gặp chị. Giờ đây, khi chúng tôi trở về thăm Nha Trang, chị Liên đã ra đi mãi mãi.
Nhạc sĩ, nhà thơ Đỗ Trung Quân có bài thơ Quê hương rất hay đã được phổ nhạc. Tôi thích bài thơ này vì nó có thể giúp ta mỗi khi cần xác định ở đâu là quê hương của mình, “Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi.” Nếu bạn đã từng ở nước ngoài, mỗi khi có ai đó hỏi, “Quê cậu ở đâu?” Câu trả lời ắt là. “Quê tôi ở Việt Nam.” Nhưng theo tôi, câu trả lời này chỉ đúng nhưng chưa đủ. Có lẽ chúng ta phải nói về quê hương của mình là Việt Nam và chính xác nhất vẫn là nơi “chôn nhau cắt rốn,” là nơi ta lớn lên từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành với bao kỷ niệm vui buồn. Bạn tôi, Dũng ở Pháp có lần đọc cho tôi nghe hai câu thơ của anh nói về quê hương, “Tha phương có nhiều nơi để đến. Quê hương chỉ một chốn quay về. Theo tôi, khi đã tha phương, người ta chỉ muốn quay về với hai lý do, về để “vinh quy bái tổ” hoặc về để an ủi chính mình khi đã mất niềm tin vào cuộc sống nơi chốn ngụ cư.
Nếu bạn đã từng sống nhiều năm ở Nha Trang và cùng tôi đi dọc các đường phố của nó hôm nay, ắt bạn cũng sẽ nhận ra thêm một điều nữa là con người và cảnh quan Nha Trang của chị Liên ngày xưa giờ đây không còn nữa. Sáng nay, khi đi ra biển Nha Trang để tìm lại thói quen đi bộ thể dục trước đây của mình, tôi đã nhận ra thêm vài lí do vì sao chị Liên không muốn ở lại thành phố này: Nha Trang của chị Liên mất mát nhiều quá! Những hàng cây xa cừ cổ thụ, như đoạn đường trước trường Võ Tánh cũ, nay là trường phổ thông cấp 3 Lý Tự Trọng, đã biến mất, thay bằng những dãy phố bê tông phô diễn sự giàu có vô hồn. Tôi còn nhớ, lúc mới ra trường, về Nha Trang công tác, tôi thậm chí không có một chiếc xe đạp để đi làm. Sau này, anh Thọ để lại với giá hữu nghị cho tôi một chiếc xe đạp mini, với lý do để các ông anh khỏi chở tôi theo trên những chiếc xe đạp cà tàng mỗi lần đi nhậu lai rai bên Hà Ra, Xóm Bóng hay xa hơn, Cầu Đá, Mã Vòng. Khi biết tôi có chiếc xe mini ấy, chị Liên đã hoan hỉ đạp xe cùng tôi đi khắp những con đường tuyệt đẹp, xanh mát của Nha Trang. Những con đường như thế giờ chỉ còn trong kỷ niệm.
Mỗi người bạn của chị, trong đó có tôi đã đi theo lối rẽ của riêng mình. Còn ai nữa? Tôi nhớ có lần chị khoe bài khóa luận viết bằng tiếng Anh có bút phê của một giáo sư người Mỹ khi còn ở Đại học Sư phạm Huế. Chị nâng niu bài viết như một kỷ vật thiêng liêng. Nếu tôi không nhầm, có lần chị thổ lộ rằng đã nuôi hy vọng một ngày kia, người thầy ấy sẽ tìm về thăm và cùng chị thả bộ dọc bờ biển Nha Trang xinh tươi, hay về Huế, đi dọc dòng Hương tĩnh lặng tâm tình. Tất nhiên là vào những ngày cuối đời của chị, người thầy ấy vẫn chưa về. Tôi chợt nghĩ, giá như chị Liên còn sống, lần này tôi sẽ chỉ cho chị cách sử dụng Internet để liên lạc với những người bạn, người thầy của mình để bớt cô đơn hay biết đâu, chị còn có thể nối lại những chiếc cầu đã gãy.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Chị Liên ắt phải dựa vào những người thân. Thương ôi! Người mẹ thân yêu đã mất. Người anh trai và mấy người cháu gọi chị bằng cô thân thương cũng đã di cư sang Mỹ. Liệu tôi có ngộ nhận chăng khi nói rằng chính một người cháu gái của chị đã khiến cảm giác mất mát của chị càng thêm sâu. Đêm qua, lúc chia tay sau buổi hội ngộ, tôi nghe anh Quyến nói úp mở bằng tiếng Anh, tạm hiểu rằng chị Liên cảm thấy mất mát tình bạn với tôi vì sự xuất hiện của một người thứ ba chính là cháu của mình! Tôi cần phải kiểm tra câu nói này vì anh Quyến là người hay thêm mắm muối vào ngôn từ. Còn chị Liên, giờ chị đang đạp xe rong chơi trên chốn thiên đàng. Chị ắt chẳng bận tâm với chuyện đời ngắn ngũi, rối rắm và chẳng có gì vui!
Liên, tên chị được nhắc nhiều làm không khí buổi họp mặt đượm buồn. Chị Liên đã ra đi trong cô đơn để lại một con cún Nhật bơ vơ. Chị mong ước được chôn cất bên dòng sông Thạch Hãn, nơi chôn nhau cắt rốn và chị đã mãn nguyện. Nhưng tôi thì hụt hẫng. Tôi còn bao nhiêu câu chuyện chưa nói hết với chị! Chị đã sống ở Nha Trang nhưng không có một nơi để chúng tôi thỉnh thoảng trở về thắp cho chị một nén nhang. Sao chị không yêu Nha Trang mà lại quay về bên dòng sông tuổi thơ nhỉ?
Tôi tự lần tìm câu trả lời từ chính mình. Chị Liên không đẹp. Nghe nói, chị học giỏi và đỗ đạt cao ở Khoa tiếng Anh, Đại học Sư Phạm Huế. Chị lưu lạc về Nha Trang như tôi. Đi dạy rồi nghỉ dạy ở trường làm cô giáo tại nhà. Chị gặp tôi và kết bạn với những người hiện đang ngồi với tôi để nói về chị tối nay. Tôi hay đến nhà chị chơi vào mỗi buổi chiều cuối tuần. Ngồi bên ghế đu đặt dưới tàn cây vú sữa. Chị ở nhà của một người anh. Ngôi nhà có vườn rộng như bao kiểu nhà ở Huế thời trước. Có lẽ vì yêu thiên nhiên và yêu Huế, người anh, cũng là một giáo viên Trường Võ Tánh ở Nha Trang, đã sao chụp kiểu vườn ở Huế mang về tạo lập ở Nha Trang. Chị Liên thích nhạc Trịnh Công Sơn. Trồng bằng được hoa quỳnh trong vườn nhà để rồi thấp thỏm chờ đêm hoa khai nhụy. Chị đạp xe đi khắp Nha Trang mời những người bạn thân đến uống trà ngồi ngắm hoa quỳnh nở. Tôi không có diễm phúc ấy, vì thời đó tuy văn phòng đặt ở Nha Trang, nhưng tôi làm việc ở Thành phố Tuy Hòa, nay thuộc tỉnh Phú Yên..
Chị Liên yêu ai nhỉ? Anh Thọ hay anh Quyến? Hay chị có cảm tình với tôi? Cảm tình thôi, chứ yêu thì nhất định không phải. Chị hơn tôi cả chục tuổi. Chị tinh thông hai ngoại ngữ Anh và Pháp và thấu hiểu triết học Đông và Tây phương. Còn tôi là gã trai lông bông, tiền lương tháng chỉ đủ bao bạn bè hai lần. Những ngày còn lại tôi trốn biệt lên rừng hay về quê, sống nhờ cơm tập thể. Nhưng tôi đến với chị còn một vài lý do, tôi thích khung cảnh nhà vườn, nơi suốt thời kỳ tuổi thơ tôi đã trãi qua và tôi còn thích không gian yên tĩnh lãng đãng những lời ca buồn của nhạc sĩ họ Trịnh
Có lẽ định mệnh lẻ loi của chị đã được báo trước. Chị thích bài hát “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn, “Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về…” Khi ta còn trẻ với tâm hồn trong sáng, tràn đầy xúc cảm, những ca từ thì thầm của nhạc sĩ họ Trịnh có thể gây tác động rất lớn lên não bộ của chúng ta. Theo tôi, ca từ và âm điệu của ông có thể mạnh đến mức hình thành thói quen thưởng thức âm nhạc của nhiều thế hệ. Chị Liên sống vào thời kỳ sự phổ biến của nhạc Trịnh lên đỉnh điểm ấy,ắt chị cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Một trong những người trong cuộc gặp mặt hôm nay, Thọ và Quyến là hai người cùng trang lứa của chị Liên. Họ học hành thành đạt. Nghe nói, hai anh đều là sĩ quan chế độ cũ. Tuy nhiên, chỉ mới bắt đầu tham gia quân đội thì cuộc chiến kết thúc. Hai người trở về sống với bố mẹ ở Nha Trang. Quyến thì bạo hơn trong quan hệ tình cảm, nhưng chẳng bao giờ anh cho chị một câu trả lời, khi nào thì trò chơi kết thúc. Thọ thì sâu sắc và kín đáo. Có thể chị Liên bị hai con người này bủa vây tình cảm. Tuổi đã lớn mà thời gian thì như nước chảy qua cầu. Nhiều năm trôi qua. Tôi không biết anh Quyến lấy vợ khi nào. Nghe nói đó là một người con gái Đà Lạt. Còn Thọ thì bị cô Kiều đốn ngã. Nói là đốn ngã vì cô Kiều yêu anh Thọ và quyết tâm xốc tới giành lấy người mình yêu. Sao nhiều phụ nữ Việt Nam, mà cụ thể là chị Liên, không hành động như cô Kiều nhỉ.
Người anh sang định cư bên Mỹ đã bán nửa diện tích vườn nhà. Tôi bị sốc dù đó không phải là tài sản của mình. Từ đó, tôi ít lui tới hơn. Rồi thời gian trôi qua, tôi cũng đã lập gia đình và lao vào lo toan cuộc sống. Chị Liên vẫn cô đơn sống ở nửa mảnh vườn còn lại. Về sau, gia đình tôi di chuyển về Sài Gòn, chúng tôi không còn gặp chị. Giờ đây, khi chúng tôi trở về thăm Nha Trang, chị Liên đã ra đi mãi mãi.
Nhạc sĩ, nhà thơ Đỗ Trung Quân có bài thơ Quê hương rất hay đã được phổ nhạc. Tôi thích bài thơ này vì nó có thể giúp ta mỗi khi cần xác định ở đâu là quê hương của mình, “Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi.” Nếu bạn đã từng ở nước ngoài, mỗi khi có ai đó hỏi, “Quê cậu ở đâu?” Câu trả lời ắt là. “Quê tôi ở Việt Nam.” Nhưng theo tôi, câu trả lời này chỉ đúng nhưng chưa đủ. Có lẽ chúng ta phải nói về quê hương của mình là Việt Nam và chính xác nhất vẫn là nơi “chôn nhau cắt rốn,” là nơi ta lớn lên từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành với bao kỷ niệm vui buồn. Bạn tôi, Dũng ở Pháp có lần đọc cho tôi nghe hai câu thơ của anh nói về quê hương, “Tha phương có nhiều nơi để đến. Quê hương chỉ một chốn quay về. Theo tôi, khi đã tha phương, người ta chỉ muốn quay về với hai lý do, về để “vinh quy bái tổ” hoặc về để an ủi chính mình khi đã mất niềm tin vào cuộc sống nơi chốn ngụ cư.
Nếu bạn đã từng sống nhiều năm ở Nha Trang và cùng tôi đi dọc các đường phố của nó hôm nay, ắt bạn cũng sẽ nhận ra thêm một điều nữa là con người và cảnh quan Nha Trang của chị Liên ngày xưa giờ đây không còn nữa. Sáng nay, khi đi ra biển Nha Trang để tìm lại thói quen đi bộ thể dục trước đây của mình, tôi đã nhận ra thêm vài lí do vì sao chị Liên không muốn ở lại thành phố này: Nha Trang của chị Liên mất mát nhiều quá! Những hàng cây xa cừ cổ thụ, như đoạn đường trước trường Võ Tánh cũ, nay là trường phổ thông cấp 3 Lý Tự Trọng, đã biến mất, thay bằng những dãy phố bê tông phô diễn sự giàu có vô hồn. Tôi còn nhớ, lúc mới ra trường, về Nha Trang công tác, tôi thậm chí không có một chiếc xe đạp để đi làm. Sau này, anh Thọ để lại với giá hữu nghị cho tôi một chiếc xe đạp mini, với lý do để các ông anh khỏi chở tôi theo trên những chiếc xe đạp cà tàng mỗi lần đi nhậu lai rai bên Hà Ra, Xóm Bóng hay xa hơn, Cầu Đá, Mã Vòng. Khi biết tôi có chiếc xe mini ấy, chị Liên đã hoan hỉ đạp xe cùng tôi đi khắp những con đường tuyệt đẹp, xanh mát của Nha Trang. Những con đường như thế giờ chỉ còn trong kỷ niệm.
Mỗi người bạn của chị, trong đó có tôi đã đi theo lối rẽ của riêng mình. Còn ai nữa? Tôi nhớ có lần chị khoe bài khóa luận viết bằng tiếng Anh có bút phê của một giáo sư người Mỹ khi còn ở Đại học Sư phạm Huế. Chị nâng niu bài viết như một kỷ vật thiêng liêng. Nếu tôi không nhầm, có lần chị thổ lộ rằng đã nuôi hy vọng một ngày kia, người thầy ấy sẽ tìm về thăm và cùng chị thả bộ dọc bờ biển Nha Trang xinh tươi, hay về Huế, đi dọc dòng Hương tĩnh lặng tâm tình. Tất nhiên là vào những ngày cuối đời của chị, người thầy ấy vẫn chưa về. Tôi chợt nghĩ, giá như chị Liên còn sống, lần này tôi sẽ chỉ cho chị cách sử dụng Internet để liên lạc với những người bạn, người thầy của mình để bớt cô đơn hay biết đâu, chị còn có thể nối lại những chiếc cầu đã gãy.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Chị Liên ắt phải dựa vào những người thân. Thương ôi! Người mẹ thân yêu đã mất. Người anh trai và mấy người cháu gọi chị bằng cô thân thương cũng đã di cư sang Mỹ. Liệu tôi có ngộ nhận chăng khi nói rằng chính một người cháu gái của chị đã khiến cảm giác mất mát của chị càng thêm sâu. Đêm qua, lúc chia tay sau buổi hội ngộ, tôi nghe anh Quyến nói úp mở bằng tiếng Anh, tạm hiểu rằng chị Liên cảm thấy mất mát tình bạn với tôi vì sự xuất hiện của một người thứ ba chính là cháu của mình! Tôi cần phải kiểm tra câu nói này vì anh Quyến là người hay thêm mắm muối vào ngôn từ. Còn chị Liên, giờ chị đang đạp xe rong chơi trên chốn thiên đàng. Chị ắt chẳng bận tâm với chuyện đời ngắn ngũi, rối rắm và chẳng có gì vui!
Wednesday, October 03, 2007
Monday, October 01, 2007
Đôi điều về đại học Việt Nam
Mike là tên gọi thân mật của Michael. Mike ở Mỹ về gọi điện thăm tôi. Năm năm rồi chưa gặp, tôi nghe hình như giọng nói của anh ta có phần nhẹ nhàng hơn trước. Duy chỉ có bầu nhiệt huyết thì vẫn không suy giảm. Mới gặp nhau qua điện thoại, tôi đã rủ Mike đi dự hội nghị khoa học của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức. Mike nhận lời ngay khi nghe tôi nói, "Người Việt Nam hiện rất muốn nghe ở Mỹ, trường đại học đào tạo sinh viên thế nào để cung ứng cho nhu cầu xã hội. Ông hãy giúp cho hội nghị này bằng cách nói về hệ thống trường đại học công của bang California (California State University) nơi ông đang tham gia công tác."Buổi chiều tôi tranh thủ gặp và bàn thêm nội dung với Mike dưới góc cà phê Thiên Đường của Khách sạn Rex. Mike nhận xét, "Mình về Sài gòn lần này thấy có nhiều đổi thay cũng mừng. Nhưng gặp lại mấy đàn anh làm công tác giảng dạy ở đại học giờ thấy ai cũng khác. Dường như mấy thầy thích nói về chuyện đất đai, xe hơi và gửi con đi học nước ngoài."
Tôi giật mình nhìn lại Mike. Năm năm rồi anh ta vẫn thế. Lấy được bằng MBA rồi bỏ CalTech ra ngoài làm kinh doanh năm năm. Thấy nản, quay lại học chương trình tiến sĩ ở CSU Dominguez Hills. Nền kinh tế nước Mỹ quá lớn nên vòng quay tăng chậm. Năm năm ở Mỹ dường như chẳng thay đổi gì mấy. Nhất là sống trong môi trường giảng dạy và làm nghiên cứu khoa học, con đường lại càng gập ghềnh và chông gai hơn nữa. Tìm một sự đột biến không dễ.
Nghe Mike nói tôi cũng giật mình nhìn lại các trường đại học trong nước. Quả thật, hình như chẳng ai lo làm nghiên cứu khoa học. Tạp chí Kinh tế Viễn đông (số 7, tháng 9/2007), trích khảo sát của chuyên gia UNDP cho rằng Việt Nam có nhiều người tài năng nhưng vẫn thiếu chuyên viên kỹ thuật công nghệ, thiếu sáng tạo và thiếu người làm nghiên cứu khoa học. Theo bài viết này, trong năm 2002, chỉ có hai công trình nộp đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. Trường đại học gắn kết rất ít với doanh nghiệp. Đào tạo một đàng đi làm việc một nẻo.
Mười năm trước tôi đã chọn con đường giảng dạy đại học để tìm cách phát huy vốn hiểu biết của mình được trau dồi ở nước ngoài cho sinh viên trong nước. Cách đây vài năm, khi nhận thấy được sự què quặt của hệ thống đại học, khi tích lũy đủ một khoản chi học phí, chính tôi cũng đã đồng ý cho con mình nghỉ học ở một trường đại học công lập để theo học chương trình quốc tế của đại học nước ngoài. Nhưng tôi cũng chưa đồng ý tất cả với Mike. Vẫn còn nhiều lắm nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học trò và đang sống với đồng lương đạm bạc.
Hiệu trưởng của một trường đại học tự hào khoe về trường của mình trước một số nhà giáo dục nước ngoài. "Sinh viên trường tôi, một chọi mười tám. Những sinh viên vào trường đã qua sàng lọc. Thậm chí còn giỏi hơn một số sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài. Đa số con em ở vùng này, vì không thi đậu vào trường tôi mới xin cha mẹ cho đi du học ở nước ngoài!"Lý luận của vị hiệu trưởng khả kính này thật lạ. Sinh viên của ông ắt à những viên ngọc quý và trường của ông là tháp ngà chăng? Trong khi cả nước đang nhức nhối về khủng hoảng giáo dục đại học của Việt Nam. Nhà nước đang đầu tư khá lớn để thay đổi chất lượng giáo dục đại học (Tỷ trọng đầu tư vào giáo dục của Việt Nam trên tổng GDP còn lớn hơn Trung Quốc). Nhưng hệ thống đại học Việt Nam được đánh giá là thiếu chủ động, chương trình đào tạo lạc hậu (không hề thay đổi kể từ những năm 1980). Trường đại học ở Việt Nam yếu trên cả ba mặt chất lượng, uy tín và sự thích nghi với thay đổi của xã hội.
Năm học 2007 này cả nước có 1,8 triệu thí sinh cạnh tranh 300 ngàn chỗ ngồi trong các trường đại học trong cả nước. Vậy số học sinh còn lại làm gì? Không vào đại học, liệu có đủ trường công nhân kỹ thuật để đào tạo cho họ thành công nhân, hay lại đẩy họ vào đồng ruộng hoặc tiếp tục con đường luyện thi và trở thành đội quân thất nghiệp ẩn danh? Trong khi ở các nước đang cố gắng phổ cập đại học, cao đẳng, mở ra các trường Cao đẳng cộng đồng để tạo thêm ngỏ ngách cho giới trẻ, nhất là giới trẻ ở nông thôn có lối đi vào đại học thì ở Việt Nam đang có phong trào "lên đại học." Lên đại học tốt chẳng sao, nhưng đội ngũ giảng viên từ đâu ra? Do đâu đào tạo? Hay lại tiếp tục "chạy sô", một lớp học năm chục thậm chí cả trên trăm sinh viên như hiện nay? Báo cáo của UNDP tiết lộ, "số lượng giáo viên Việt Nam không thay đổi trong vòng 17 năm qua!
Con đường đổi mới giáo dục Việt Nam rõ ràng cần có một lộ trình. Nên chăng cần một Hội nghị Diên Hồng về giáo dục đại học?
Bạn có thể đọc bài này trên VNNet: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/10/749333/
Tôi giật mình nhìn lại Mike. Năm năm rồi anh ta vẫn thế. Lấy được bằng MBA rồi bỏ CalTech ra ngoài làm kinh doanh năm năm. Thấy nản, quay lại học chương trình tiến sĩ ở CSU Dominguez Hills. Nền kinh tế nước Mỹ quá lớn nên vòng quay tăng chậm. Năm năm ở Mỹ dường như chẳng thay đổi gì mấy. Nhất là sống trong môi trường giảng dạy và làm nghiên cứu khoa học, con đường lại càng gập ghềnh và chông gai hơn nữa. Tìm một sự đột biến không dễ.
Nghe Mike nói tôi cũng giật mình nhìn lại các trường đại học trong nước. Quả thật, hình như chẳng ai lo làm nghiên cứu khoa học. Tạp chí Kinh tế Viễn đông (số 7, tháng 9/2007), trích khảo sát của chuyên gia UNDP cho rằng Việt Nam có nhiều người tài năng nhưng vẫn thiếu chuyên viên kỹ thuật công nghệ, thiếu sáng tạo và thiếu người làm nghiên cứu khoa học. Theo bài viết này, trong năm 2002, chỉ có hai công trình nộp đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. Trường đại học gắn kết rất ít với doanh nghiệp. Đào tạo một đàng đi làm việc một nẻo.
Mười năm trước tôi đã chọn con đường giảng dạy đại học để tìm cách phát huy vốn hiểu biết của mình được trau dồi ở nước ngoài cho sinh viên trong nước. Cách đây vài năm, khi nhận thấy được sự què quặt của hệ thống đại học, khi tích lũy đủ một khoản chi học phí, chính tôi cũng đã đồng ý cho con mình nghỉ học ở một trường đại học công lập để theo học chương trình quốc tế của đại học nước ngoài. Nhưng tôi cũng chưa đồng ý tất cả với Mike. Vẫn còn nhiều lắm nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học trò và đang sống với đồng lương đạm bạc.
Hiệu trưởng của một trường đại học tự hào khoe về trường của mình trước một số nhà giáo dục nước ngoài. "Sinh viên trường tôi, một chọi mười tám. Những sinh viên vào trường đã qua sàng lọc. Thậm chí còn giỏi hơn một số sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài. Đa số con em ở vùng này, vì không thi đậu vào trường tôi mới xin cha mẹ cho đi du học ở nước ngoài!"Lý luận của vị hiệu trưởng khả kính này thật lạ. Sinh viên của ông ắt à những viên ngọc quý và trường của ông là tháp ngà chăng? Trong khi cả nước đang nhức nhối về khủng hoảng giáo dục đại học của Việt Nam. Nhà nước đang đầu tư khá lớn để thay đổi chất lượng giáo dục đại học (Tỷ trọng đầu tư vào giáo dục của Việt Nam trên tổng GDP còn lớn hơn Trung Quốc). Nhưng hệ thống đại học Việt Nam được đánh giá là thiếu chủ động, chương trình đào tạo lạc hậu (không hề thay đổi kể từ những năm 1980). Trường đại học ở Việt Nam yếu trên cả ba mặt chất lượng, uy tín và sự thích nghi với thay đổi của xã hội.
Năm học 2007 này cả nước có 1,8 triệu thí sinh cạnh tranh 300 ngàn chỗ ngồi trong các trường đại học trong cả nước. Vậy số học sinh còn lại làm gì? Không vào đại học, liệu có đủ trường công nhân kỹ thuật để đào tạo cho họ thành công nhân, hay lại đẩy họ vào đồng ruộng hoặc tiếp tục con đường luyện thi và trở thành đội quân thất nghiệp ẩn danh? Trong khi ở các nước đang cố gắng phổ cập đại học, cao đẳng, mở ra các trường Cao đẳng cộng đồng để tạo thêm ngỏ ngách cho giới trẻ, nhất là giới trẻ ở nông thôn có lối đi vào đại học thì ở Việt Nam đang có phong trào "lên đại học." Lên đại học tốt chẳng sao, nhưng đội ngũ giảng viên từ đâu ra? Do đâu đào tạo? Hay lại tiếp tục "chạy sô", một lớp học năm chục thậm chí cả trên trăm sinh viên như hiện nay? Báo cáo của UNDP tiết lộ, "số lượng giáo viên Việt Nam không thay đổi trong vòng 17 năm qua!
Con đường đổi mới giáo dục Việt Nam rõ ràng cần có một lộ trình. Nên chăng cần một Hội nghị Diên Hồng về giáo dục đại học?
Bạn có thể đọc bài này trên VNNet: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/10/749333/
Thursday, September 20, 2007
Friday, August 17, 2007
Thursday, August 16, 2007
Planning for hundred years!
Sunday, August 12, 2007
Visit Ha Tien Kien Giang Province
Mac Cuu's Temple
We had a short visit to Ha Tien, Kien Giang Province on August 4-5, 2007. It is a small town but in my opinion, it is the most beautiful town in the Mekong Delta. We visited Mac Cuu's temple and his tomb. He was the founder of Ha Tien. According to the story I read from his temple, Mac Cuu came to Ha Tien three hundred years ago from China. He finally dedicated this land to the Nguyen dynasty.
Ha Tien is bordering with Campuchia. We came to see Xa Xia border gate. However, we did not see much trading activities through the gate.
Ha Tien has few limestone hills. I do not like ideas using this stone to make cement here. In the past, due to lack of raw materials for making cement, the former regime built Ha Tien Cement Factory here. However, two parts of Vietnam were united in 1975. Cement nowaday can make in North Vietnam and transport to the South. We do not need to destroy the beautiful landscapes of Hatien. What happens if one day those hills in Ha Tien disappear?
Sunday, June 03, 2007
Nobel Peace Prize winner urges graduates to 'create the world we deserve'
The following is a transcript of Grameen Bank founder Muhammad Yunus’ remarks at Senior Class Day on May 10, 2007.
Thank you. Thank you, Chancellor Gee. Good morning. What a great day! Definitely it is a great day for me – I just got $100,000! So I make you the witness, and for a guy who lends out $20, $30, that is a lot of loan here. You can reach out to so many people, and I’m very happy to be here. I feel like I am back home. When you spend seven years of your life in a place which is full of memories of your young days, that is your real home. So today, for me, is a homecoming. And Vanderbilt has played a very, very significant role in my life, and I often mention where I am from. I am from Vanderbilt. One thing Vanderbilt has done to me: Vanderbilt has made me bold, made me dare, and that helped in defying things and, unless I had gained that defiance in me, I wouldn’t be able to do the things I did. When I left Vanderbilt campus, I went to MTSU to teach in Murfreesboro. That was a wonderful experience. I taught there for three years. I saw the other side of the university life as a teacher. That prepared me to start a teaching life when I go back. I went back after seven years in Nashville and I felt that I had acquired the experience that I needed to make some contribution to my society.Full of enthusiasm I went back, started with a teaching job in one of the universities back home in Bangladesh, just a newly born country. That is where my frustrations began, all my patience began, things that I accumulated over the years. I saw an opportunity to bring it out, and the country was going through a famine in Bangladesh right after I started teaching. That’s not a pleasant experience at all. You come from a country with plenty to a country of famine, and you felt kind of useless, kind of helpless in the face of such a dire situation. But I didn’t give up. I thought, “As a human being, I can still stand next to another human being and see if I can be of any help, of any way. I do not know what it is, but I am sure I can be of some use to somebody.” That is what I did. Right outside the campus where I was teaching there are villages, traditional Bangladeshi villages where food is so scarce, where I started finding opportunities, what I could do for that particular day. Anything. I did not read anything in my textbooks, but I thought, “People don’t have to read everything in the textbooks. A textbook is a help; a textbook is not an answer book for every question.” So I did what I could do and I felt a little bit relaxed that I had done that. Then I started noticing something which I heard about before but never understood: money lending. How people get so harsh by lending tiny little money and imposing such harsh conditionalities. So my first instinct was, why don’t I find out what goes on? I did. I took a student of mine, went around in the village, and came up with a list of who borrowed money from the moneylenders. When my list was complete in several days, the total number of people on my list was 42. Forty-two people who borrowed. The total amount was the shocking part of it. The total money they borrowed was $27. See, I couldn’t believe that people have to go through so much hardships for having less than a dollar per head. I saw the problem is so acute, but it excited me. The solution was so simple. It thrilled me because of the simplicity of the solution. I thought, “If I give this $27 from my own pocket, according to the list, they can return the money to the moneylenders and they will be free. The problem is solved.” So, immediately I did that. And people are so happy. And that part I didn’t know would happen the way it did. They looked at me as if I’d descended from heaven. For $27. And it came to my mind, “If you can make so many people so happy with such a small amount of money, why shouldn’t you do more of it?” So that is my next question and my next problem.I tried to resolve it by connecting the local bank with the poor people in the village. The banks said, “No way. You cannot lend money to poor people.” But I was not in a mood to take no for an answer. I wouldn’t give up. They wouldn’t give in. So it went on for months. Finally, I resolved it by offering myself as a guarantor. I said, “I’ll be your guarantor, I’ll sign all your papers,” and it worked. So I took the money from the bank and gave it people and people are very happy. The bank manager said, “This money will never come back.” I said, “I’ll give it a try.” And I tried. I came up with simple rules which helped them to pay back, and it got paid back. The whole world said it cannot be done. I said, “I’m doing it. What’s the big deal?” They said, “You are doing it in only one village.” I said, “I’ll do it in two villages if you want.” I did it in two villages. “Make it five.” I said, “I’ll do it in five.” I did it in five. I did it in 20, I did it in 50 villages. Every time it worked. But people don’t change their mind. This is the problem.Now you are coming out of the university, and you will be facing the real world. One of the problems of the real world is the mindset. It’s very difficult to change people’s mindset. They are rock-solid. So I would invite you to keep some room in your mind, even after you have learned everything there is to learn, some question marks. “Maybe I have some room here I can adapt, adjust, I can give room to other thoughts.” That is important. So while the change is happening, the world is not changing their mind. All I could do is demonstrate more and more and more. What is it that we did so different from what traditional banks do? Is it really different, or just a small amount of money? Do I give big amount? No, it is not the question of amount. Amount comes much later. The very way it is done.Today, the way banking is done in the whole world they can serve only one-third of the whole world population. Just one-third, if I am generous. Two-thirds of the world’s population does not qualify to receive the service of conventional banks. Isn’t that a shame? That people need money and those institutions which are designed to provide that money are incapable of doing that? So, our experience came in to fill that gap. The first thing we discarded was collateral, because I saw the conventional bank got stuck there. If you have to borrow money, you have provide collateral to the banks. I said, “Forget about it. We don’t need collateral. Let’s find out how you do business without collateral.” And we found a way – it worked. So there is no collateral in Grameen Bank. There is no guarantee from anybody. There is no legal instrument. You don’t have to sign any papers which will be presented to the court. Nothing. Isn’t that amazing? No collateral, no guarantee, no legal instrument. You lend money on the basis of trust. And people say, “Aha! Trust doesn’t work.” I say, “Trust does work!” It worked with us, and now we are all over Bangladesh, our idea has spread all over the world. It works. Another piece which became very important for us, we said, “We are not interested in the past of the person. What he or she did in the past doesn’t bother us.” So we don’t dig into the credit history of anybody. We don’t dig into how his or her businesses succeeded or failed, if she’s even been in any business. We said, “We are not interested in the past, we are interested in the future of the people.” So we just look at the future, what she wants to do, and we bet on that, we give the money. And it worked. And this is, if you’ll sum up, that’s what the Grameen Bank is all about. And today, we live in Bangladesh. We serve 7 million borrowers. Ninety-seven percent are women and destitute women when they join Grameen Bank. When we ask them to join Grameen Bank they literally plead with us, “Please don’t give money to me. I don’t know how to use money.” Some would even say, “I never touched money in my life, so don’t give me money. I don’t know what to do with it.” We dared to give her money. Nervously, she came in. When for the first time she used money, made some money out of it, she got very excited. She wanted to repeat that excitement and that is what got her started. They have little savings into the bank so that they can put some money aside. In times, they need some money of their own. And then we introduced more daring things. Like, we said, “Why don’t we have a pension fund for poor people?” Everybody said, “What is a pension fund?” So we explained what it is. It is a very simple thing. Everybody liked that idea. It became a very popular idea. You put a tiny little amount every week into the bank and, if you continue to do it over 10 years, whatever money you put into the bank, the bank will match it with equal money that’s all yours. They thought it was a wonderful deal, and we think too, it’s a wonderful deal. But in the process, they build up a whole pension plan. I should quickly mention that Grameen Bank, the way we created it, it is owned by the borrowers themselves. So it is not only borrowers taking money from Grameen Bank, they are also depositing money. At the same time they are owners of the bank. Where does the money come from? We lend out over half a billion dollars a year, tiny loans averaging about $130, and that changes their world. And they own it, banks make profit, profit goes back to them. One interesting aspect which we didn’t realize at the beginning: Today, because of the sustained developing of the savings, 70 percent of the money the bank lends out comes from the savings of the borrowers themselves. So it is a self-contained bank and, in the process, people are coming out of poverty. Sixty-four percent of the borrowers of Grameen Bank have already crossed the poverty line. And if it is easy that way – you do a business and people get out of poverty – that is very happy news. And this is what kept happening. Then we encouraged them to send their children to school. Today, 100 percent of the children of Grameen families are in school. And years later, when we saw that they are all in school, something else attracted our attention. Not only did they go to school, some of those kids are at the top of the class. All these 7 million borrowers that Grameen Bank has, they are all illiterate, cannot read, cannot write. Similarly, their husbands cannot read, cannot write. Their other family members cannot read, cannot write. But, for the first time, their children went to school and started learning how to read and write. And some of them are at the top of the class. So we thought, “This needs to be celebrated.” So we started giving scholarships. Grameen Bank gives more than $30,000 in scholarships to these students who are at the top of the class. And then we noticed not only are they getting scholarships, they are getting through schools, now they are in the colleges, they are in the medical schools, they are in the engineering schools, they are in the universities.So we said, “Now that they are coming in big numbers, let’s give them education loans, student loans.” So there are more than 16,000 students right now who are in medical schools and engineering schools and universities. Three of them already completed their Ph.D.s. So you are creating a whole new generation out of illiterate, poor parents. So a second generation we are hoping will be dramatically different than what their parents were – able to create a new life. And all this comes in the context of our own first question: How to overcome poverty? Why are people poor? What is wrong with them? And we get our answer very quickly, very vividly. Nothing is wrong with them. They are as good as anybody else. They are as active as anybody else. They are as creative as anybody else. They are as smart as anybody else. But they are poor. We soon learned that poverty is not created by the poor people. Then who created it? Why are they poor? The system that we built – that created the poverty. An institution that we built – that created poverty. Concepts that we learn in our schools – that created poverty. It is all there. The seeds of poverty are in the broader vein, not in the persons. Human beings are as full of potential as anybody else. All people are as full of energy and creativity. So the poverty is imposed on some people artificially. It is not part of the person. So something artificial can always be peeled off. How do we peel it off? Change those institutions. Change those policies. Pick up the seeds of poverty from those policies. People will be out of poverty. What does it really mean in exact terms? I give one example: banking. Why should banks reject them? They were saying they are not credit-worthy. Now we see they are very much credit-worthy because their repayment there is better than anybody else – 99 percent. So why shouldn’t you lend them the money? You said they don’t have collateral. Who cares about collateral as long as the banking goes on OK? Why invent something which you don’t need? So these are the answers: Why can’t we create a banking system which is all-inclusive? Nobody will be denied. They say, “No, you can’t do that.” I said, “Of course we can do that.” So you know what we did three and a half years back? We introduced another program to demonstrate that what I said is right. What did we do? We said, “Now we focus exclusively on the beggars. We lend money to the beggars.” They said to us, “How do you lend money to the beggars?” I said, “Well, I think it’s very simple. We just go and talk to them and explain to them.” What we do in begging in Bangladesh – we go house to house and beg for rice, whatever little food we can get, so that you can collect the daily meal and cook it. This is the life of a beggar. So we sit down with her. “As you go from house to house for begging, would you care to carry some merchandise with you? So cookies, some candy, some toys for the kids, or whatever people like. So there is no extra work involved. You are going there anyway.” So this is your end of a division – sales division. You have the begging division, you have the sales division. You know, people liked it. And in the beginning we thought, “Maybe we will have a couple of thousands of beggars in the program find out what it does.” It became such a popular program among beggars, today we have nearly 100,000 beggars in the program, and in three and a half years’ time, 10 percent of them already quit begging completely. They turned themselves into salespersons, because along the way, they found out what things people liked and they come up with those things and make a good business. The bulk of them became part-time beggars. They see that they can concentrate on their sales division more than they can concentrate on the begging division. They found out which house is good for begging, which house is good for selling. Very smart – just like any other businessperson. And you know, the typical loan that the beggar asks for? $10-15. That is all. And if $10-15 dollars can change a human being from being at the mercy of another human being or group of human beings and free herself from debt and become a dignified human person, all you need is an initiative to do that. So institutional failures is one big thing on the agenda if you want to get people out of poverty, and you talk about a huge number of poor people around the world. One-half of the global population is under $2 a day, so this is not a small number. Then, another thing I keep coming to, that if it is institutional failure, we can address. What about the conceptual failure? And one conceptual failure that I would like to share with you – because you are coming up with lots of conceptual framework in your mind – is very clear how we fail in addressing the issue of human abilities. It is the concept of business. We all know what is business. But the existing concept of business, I feel very strongly, does not do justice to human beings. It limits human beings’ ability. The present concept of business is to make money. Business means, business to make money. There is no other business definition. Profit maximization is the mission of business. That is fine. But is that just what human beings are all about? What about the other ideas people have inside their heart? The same human being who wants to make money at the same time wants to do other things, do good to other people, to make an impact on this planet. “How come I cannot accommodate it in my business?” So, I am saying, there is a failure to limiting human beings in only one role, single-dimensional human beings. But human beings are multidimensional. Human beings want to make money, but human beings are also caring human beings. So in order to accommodate the other ideas, why can’t we create another type of business? Maybe you call them social business. Social business is a business to do good to other people. Social business is to solve the social problem, not for making money or personal gain out of it. It is a non-loss, non-dividend company with a social objective. And some people say, “Ah, people are crazy to do such things.” I say that you will be amazed how crazy people are. They give away their money in philanthropy. If they can give away money for philanthropy, they can put their money to do good to other people, too, as a business. Philanthropy is a wonderful idea – you help people. But philanthropy money has a capacity of one type. Social business money, social business dollars, has a multiple of that capacity, because it recycles, it goes on, it can solve the problem. Just to give you one example of what we did in a social business – we have created several companies. One I will give as an example is a yogurt company. We call it Grameen-Dannon Company. We did it with a joint venture with Dannon of France. This company in Bangladesh produces yogurt, like Dannon produces yogurt in the American market.But this is a very special type of yogurt. This yogurt is for the malnourished children of Bangladesh. There is a lot of malnourishment in Bangladesh among the poor families. The children of poor families are very, very malnourished. So we got from the research, “What are the micro-nutrients missing in all those children?” We put it into that yogurt – the vitamin, the zinc, the iron, iodine, whatever – in exactly the quantity they are missing. So we sell it to those poor children. They love the yogurt, it is delicious yogurt. But, in the process, they are regaining their health, and the company has declared right at the outset that we will not take any dividend out of this company. The success of this company will be measured by how many children regain their health. That is their success. The investors, over years, can take back their investment money, but after that, no dividend. Any profit will stay with the company for expansion of the company. So that is a social business, and I am sure many of you would think of such ideas. As I said, one doesn’t have to be bound by one particular idea; you can come up with ideas. Maybe there are many other kind of businesses, but social business is one kind that you can think about that maybe we can run companies to do business in a way people will change their own life. In order to do that, I was suggesting that maybe we should have a separate stock market. Today, the stock market that we have, we go there to make money. Where do we go if we want to do business to change the situation of the world in terms of malnutrition, in terms of poverty, in terms of women empowerment, in terms of children getting out of the street, or in terms of unemployed people getting employment? Name it. Or, in terms of the environment. If social business companies are formed, they can be listed in the social stock market and we can all go and start picking the one that we want to support and put our investment money there, in the social business, so that they can flourish. So this is the idea that I am trying to bring to the attention of people, and I am glad many people are responding to it, many people are coming very enthusiastically to create social business funds, to create venture capital for social business and so on. But the ultimate fact is the world cannot remain the way it is. It is our job – your job – to change the way you want it to be. If you don’t want to change it, it will never get changed. So it is our job to create the world that we want to live in and feel that we have succeeded in creating the world that we would like to have, and that is the world where I feel nobody should be a poor person. There is no need to be, and we can help every human being get out of poverty as soon as we can so that we have a world where there is not a single human being suffering from the misery of poverty. And in that world, the only place where we can see poverty will be in the poverty museums. We will create museums so that the younger generation of schoolchildren can go to these museums to find out what poverty used to be like. And that day we will feel that we have performed one human responsibility that we have with us. Thank you very much for giving me this opportunity to chat with you. Thank you. And thank you, Janice and Ed, for the wonderful, wonderful recognition. I have received the world’s biggest award, the Nobel Peace Prize, but having been recognized from your own homefolks, that is way, way bigger than that, so I am very, very happy that you honored me with such a wonderful gift, and I promise you I will keep on working with you to create the world that we deserve.
Tuesday, May 08, 2007
"A two-lesson chief."
One time, in Central Vietnam, I worked for a provincial civil engineering company and was assigned to lead a group of 15 engineers and technicians. We went to rural areas to do civil survey work. Despite a young man, I managed a team of many different types of people. Some men were the former South Vietnamese soldiers, but some guys just graduated from high schools.
It was a hard time for me to monitor such a group of people. Some folks trusted me, but not all of them did so. There was a youngest member in my team. He had fled the country by boat, but he failed. In order to avoid troubles with local authorities, he applied for a job in my company and was sent to my team and worked as a lay man. I found that he was the man who I trusted most.
One day, he told me, "Chief, can you go with me to Phu Lam Town to meet my girl friend family?" Phu Lam is a small town near Tuy Hoa City, Phu Yen province. There is a big and the longest bridge in Central Vietnam, the Da Rang Bridge and this town is in the South of the bridge.
Knowing the importance of his invitation, I accepted it and we took a bus to go to his girl friend's house. It took us a half day to run just only 40 Km on a charcoal heated bus. At that time, due to the embargo of American government, there was not enough gas to run automobiles in Vietnam. Bus companies must use charcoals to burn and get heats for their vehicle machines. Of course, the speeds of automobiles were very slowly. It took one day to run a distance of about one hundred Km from Tuy Hoa to Nha Trang city!
We arrived Phu Lam town and stayed at his girl friend's house. It was a small house built next to the bank of Da Rang River. The owner was an old and short man. But he was so strong compared to people who were at his ages. As many Vietnamese living in this area, he could do both farming and fishing. I recalled, he went fishing in the afternoon and that evening dinner we had a wonderful meal with fresh fish and garden chicken. He treated me like a king! He called me, "Ông Đội", meaning Mr. Chief. I know there was another reason that made it special for me, I was witnessing the relationships between his daughter and my colleague!
After having some glasses of local wine made from rice, I went to bed early. Next morning, I was waken up because of some strange sounds behind the wall of my bedroom. I decided to explore it and saw the old man and his daughter there. They were practicing martial arts! Suddenly, he wrapped up my shirt and drew me into the center of the room. He said, "Come and see, sir! Do you know any martial arts?"
I told him I did not know anything about it. He said, "Don't worry! Let's take some lessons!" The first lesson came unexpectedly. I fell down on the ground. The second lesson was even gone faster. He asked me to repeat the lessons using his own body as the enemy. "These two lessons can protect you when you have someone who wants to attack you, but you must act, then run away quickly!" He said.
It was one year later in Cam Ranh district of Khanh Hoa province. We had an engineering geological survey project to find the reasons why and how Suoi Hanh Reservoir collapsed easily after a normal flooding. As a group of workers who spent most of time living in the rural area, we used to have some drinks at night as entertainments. One night, I found an irritated story from a woman who owned a small restaurant (actually, it was rather a hut): Another group of workers who came to drink at her restaurant everyday but they did not pay any pennies. They considered themselves as the safeguards for the owner. I was so angry (after having some drinks) and challenged a member of this gang who was drinking near my table. Using two lessons that I learned one year ago, I could make that man fell down on the floor easily. Interesting, it was him, not me, tried to stand up and ran away!
I came back my tent and fell asleep in a hammock. But, I was waken up after a short nap because the gang circled around our camp with weapons and burning torches in hands. The chief of the gang shouted and requested me to have a fight with him! They gave many bad and provocative words.
You may know that I have only two lessons of martial arts! How can I fight with this guy? Fortunately, there was a courage man in my team, Mr. Cuong, who grew up in Hai Phong. He step out the tent and shouted, “Fuck you! My boss was so drunk and he was out. Come back to see him tomorrow or you can have a fight with me". “Get away now or you will be shot!” Knowing that we had guns, the gang disappeared. (In Vietnam, Hai Phong gets its reputation because of its people – men are courageous and stubborn! Women are beautiful! Mr. Cuong was the man like that. His voice was very powerful.)
Next morning, we all came to the restaurant for a coffee. Look at my team! We were so united and strong! The gang was there but did not do anything at all. We took the opportunity, invited them coffee and cigarettes. Both sides made peaceful agreements finally.
Thanks to this incident, I got a new name, "Two-lesson chief." In Vietnamese, it says, "Ông Đội Hai Chiêu." It is funny, isn't it.
Friday, May 04, 2007
Small but beautiful!
A friend in Da Nang City read my book review, “Never eat a lone” posted in Saigon Economics Time and told me he was thinking much about the author, the world’s number one networking builder, Keith Ferrazzi. But, I told him actually, there were many men like Keith in life.
I knew a story, "Small but beautiful" many years ago when I was in Nha Trang City (at that time Vietnam was still under the planned economy.)
“A man was in a line waiting before a food store to buy rice. He suddenly saw a tiny notebook lying near his foot. He picked up and put in his pocket. When his turn was about to come, the store keeper said, "Sorry, our inventory was ran out, please come back tomorrow!"
Coming home, he fell on his bed despairingly. After a short rest he changed his cloths and found the notebook again. Opened the notebook, he found many addresses of most high ranking people in town. Curiously, he decided to keep it.
One day, his friend visited and told him his bad luck. The friend wanted to meet with one of a men, whose name was in his notebook! “Okay, let's me try to call him and give him an explanation,”he said.
It was wonderful! The gentleman ,who received his call, agreed to meet his friend. The deal between two men was made finally. His friend trusted him so much and the rumor started spreading. Many people came to ask him for the same helps. He did and got even greater success. His life changed since then.”
My friend told that I also had the talent that he had seen since we were students. However, in my opinion, if we read and carefully apply what a book would like to tell us, we will also get success.
Let me tell you my story. Last year I came to see a government cadre at Housing Management Office of Tan Binh District, Ho Chi Minh City. When I came in, his gate keeper told me he was in a meeting.
My face turned red and I got angry. Do you know why? I had been waiting several weeks to see him and he had made this appointment! "Please tell him, I will sit here to wait until the end of his meeting.” I opened my cell phone and called a friend and talk loudly so that the gate keeper could hear my conversations. I told my friend, who arranged this appointment, “OK, let me talk to a higher ranking level of this district about the issue.” Needed to say, before coming this office, I dressed as if I were a journalist (in Vietnam journalists gain certain powers in the society because their reports regarding social issues may do harm somebody else .)
After the talk, I saw the gate keeper came in, then he came back. A young man appeared on the first floor of the building. He asked me to go up. After reading the appointment note, he called a talked with a woman. In just few minutes, she gave me the needed document.
Monday, April 02, 2007
Exploring cultural life of Hanoi and Hue
Dear friends,
A training program for Toyota Vietnam in Hanoi last month also provided me opportunities to explore Ha Noi and Hue.
Hanoi still has some aspects of cultural life described in "Tu Luc Van Doan". You still find a cup of tea along Hanoi streets. In early morning, women carry flowers, fruits and other things to sell on the sidewalks.
Hue with Huong river is still there as it was hundred years ago. It seems that time is slow in Hue. If you are tired of working somewhere, you may go to Hue to rest and see time flying.
Saturday, March 10, 2007
Malaysia five years to come back
I did not have much money and time to travel around the region or the world. But, this time, I had a chance to come back KL, Malaysia from my previous visit five years ago.
I think KL has a good infrastructure to become a model for the South East Asia countries to adapt. I feel shame for Vietnamese who politically say Vietnam is going to be a tiger! (to be continued)
Monday, February 26, 2007
Friday, February 23, 2007
Friday, January 12, 2007
Management by Karaoke
Management by Karaoke
In order to make best business decisions, Japanese managers first collect as much as information as possible. The technique they use has come to be known as “Management by walking around” (MBWA).
This technique has become very popular and has been written about by many researchers concerned with organizational leadership and management. American Nobel Prize-winning chemist Linus Pauling also believed that ”the best way to come up with good ideas is to collect a lot of ideas.”
The founder of the giant retail chain Wal-Mart has institutionalized this idea as a program called “I have an idea.” Every Saturday he spends time to talk with employees about their ideas for improvements.
Former U.S. Secretary of Labor Robert Reich has also used MBWA. He used to make frequent visits companies and talked with employees. Sometimes the employee would refer to the company as “they” and sometimes as “we, our company.” Mr. Reich observed that companies which the employees referred to as “we” functioned well, whereas companies referred to by employees as “they” had a variety of problems.
The effectiveness MBWA is limited by the amount of trust employees have in company management. If they don’t trust management, they are not willing to speak openly; they think, “Uh! what difference will my opinion make? They won’t listen to me.” And they don’t especially like to see managers walking around observing them; they think, “Why don’t they leave me alone?” From this situation, a new management philosophy was born ”Management by sitting around” (MBSA). This is Karaoke came from. Many Japanese managers believe that there is no better way to get to understand their employees and gain their trust than to sing Karaoke with them.
Some American managers have gone deeper. They organize regular “brown bag meetings” or “lunches with staff.” For that reason, we can develop MBSA to become “Management by drinking around” (MBDA).
Of course, just because they sing together, or eating together, doesn’t mean that managers and employees will understand each other better. That depends on the quality of the activity. Other management techniques include going to competitor’s retail stores and observing how they do things, talking time to observe how employees treat customers, and visiting suppliers to see how they insure of their products. Some managers find it most practical actually to purchase their competitor’s products and use them in order to compare them to their own companies’ products. These are all ways of collecting ample information before making management decisions.
Bản Tiếng Việt đã đăng trên TBKTSG ngày 14-3-2002, trang 24.
Wednesday, January 10, 2007
How to build collaboration in your organization
Để mọi người hợp tác với nhau trong mỗi tổ chức, chúng ta cần có cơ cấu tổ chức đúng, chức năng công việc đúng và cần thổi hồn cho tổ chức, đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Mời ban đọc loạt bài viết về chủ đề này.
1. Ba đòn bẩy để giải quyết vấn đề hợp tác trong doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức :: Doanh ...
Cơ cấu tổ chức. Võ Đắc Khôi. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 08:50' PM - Thứ ba, 14/03/2006 ... Doanh nghiệp càng lớn, cơ cấu tổ chức càng nảy sinh nhiều tầng ...
chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Doanh-Nghiep/Co_cau_to_chuc - 71k
2. Ba đòn bẩy để giải quyết vấn đề hợp tác trong doanh nghiệp: Càng chuyên sâu càng cần ...
Võ Đắc Khôi. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 12:51' PM - Thứ sáu, 17/03/2006 ... Văn hoá doanh nghiệp (17/02/2006) Tầm nhìn và kế hoạch chiến lược (10/02/2006) ...
chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Doanh-Nghiep/... - 70k - Cached –
3. Văn hoá doanh nghiệp :: Doanh nghiệp - Kinh doanh - Kiến thức Kinh doanh - Quản trị doanh nghiệp @ ...
Văn hoá doanh nghiệp. Võ Đắc Khôi. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 09:18' AM - Thứ sáu, 17/02/2006 ... Văn hoá doanh nghiệp tại Nhật [11/11/2003] ...
chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/.../Van_hoa_doanh_nghiep
How to build collaboration in your organization
Để hiểu làm thế nào xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức, mời bạn nhấp chuột vi tính vào đây.
www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=97&Sobao=780&SoTT=12
Team and teamwork
Mời bạn nhấp chuột vi tính vào kết nối sau đây để xem toàn văn bài viết.
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Quan-Ly/Doi_va_tinh_than_dong_doi/
Subscribe to:
Posts (Atom)